ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

LÁ KHÔI

Lá khôi là bộ phận dùng làm thuốc từ cây khôi tía, hay còn gọi khôi nhung, đơn tướng quân. Trong dân gian, dùng cây khôi nhung điều trị bệnh đau dạ dày sử dụng rất phổ biến do hiệu quả tốt; an toàn, không gây tác dụng phụ. Có thể dùng lá khôi điều trị bệnh đau dạ dày riêng biệt hoặc kết hợp với một số loại cây thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày khác như bồ công anh, cam thảo và một số loại thảo dược khác. Bài thuốc đơn giản mà người dùng có thể thực hiện là dùng từ 40 đến 80 g lá khô sắc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc lá khôi 60g, lá bồ công anh 40g, lá khổ sâm 12g, lá cam thảo dây 20g sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn gọi cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm được dùng làm thuốc từ các bộ phận lá và ngọn non. Theo kinh nghiệm dân gian dùng dạ cẩm trị viêm loét miệng rất tốt, dùng được cả cho trẻ em mà không gây tác dụng phụ. Trong đông y, Dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Nghiên cứu theo y học hiện đại cũng khẳng định dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại… Lấy 30g dạ cẩm , thêm nước vào sắc, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau, có thể thêm đường cho dễ uống.

CHÈ DÂY

Chè dây thường được dùng pha chế làm nước uống thay chè. Nước chè dây có vị chát, sau hơi ngọt, thơm và dễ uống, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Cành lá chè dây còn có tác dụng an thần, làm liền sẹo, diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori, chữa viêm dạ dày. Kinh nghiệm dân gian ở nước ta dùng dây lá chữa các chứng liên quan đến bệnh đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị và làm thuốc hỗ trợ giấc ngủ.  Một số nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy chè dây có tác dụng chống loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, không có độc tính cấp và bán trường diễn. Hàng ngày có thể dùng 30-50g, dùng liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

TRẦN BÌ

Trần bì  là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy… Trong trần bì có tinh dầu giúp kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả. Đặc biệt, trần bì có tính kháng khuẩn, có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

Lá Khôi

Lá khôi là bộ phận dùng làm thuốc từ cây khôi tía, hay còn gọi khôi nhung, đơn tướng quân. Trong dân gian, dùng cây khôi nhung điều trị bệnh đau dạ dày sử dụng rất phổ biến do hiệu quả tốt; an toàn, không gây tác dụng phụ. Có thể dùng lá khôi điều trị bệnh đau dạ dày riêng biệt hoặc kết hợp với một số loại cây thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày khác như bồ công anh, cam thảo và một số loại thảo dược khác. Bài thuốc đơn giản mà người dùng có thể thực hiện là dùng từ 40 đến 80 g lá khô sắc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc lá khôi 60g, lá bồ công anh 40g, lá khổ sâm 12g, lá cam thảo dây 20g sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Dạ Cẩm

Dạ cẩm, hay còn gọi cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm được dùng làm thuốc từ các bộ phận lá và ngọn non. Theo kinh nghiệm dân gian dùng dạ cẩm trị viêm loét miệng rất tốt, dùng được cả cho trẻ em mà không gây tác dụng phụ. Trong đông y, Dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Nghiên cứu theo y học hiện đại cũng khẳng định dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại… Lấy 30g dạ cẩm , thêm nước vào sắc, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau, có thể thêm đường cho dễ uống.

Chè Dây

Chè dây thường được dùng pha chế làm nước uống thay chè. Nước chè dây có vị chát, sau hơi ngọt, thơm và dễ uống, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Cành lá chè dây còn có tác dụng an thần, làm liền sẹo, diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori, chữa viêm dạ dày. Kinh nghiệm dân gian ở nước ta dùng dây lá chữa các chứng liên quan đến bệnh đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị và làm thuốc hỗ trợ giấc ngủ.  Một số nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy chè dây có tác dụng chống loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, không có độc tính cấp và bán trường diễn. Hàng ngày có thể dùng 30-50g, dùng liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trần Bì

Trần bì  là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy… Trong trần bì có tinh dầu giúp kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả. Đặc biệt, trần bì có tính kháng khuẩn, có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..