Các thuốc giảm đau, hạ sốt thường được chuyển hóa tại gan, và gây ra nhiều tác động “không mấy tốt đẹp” cho cơ quan này, dẫn tới nhiều tình trạng như tăng men gan, viêm gan, xơ gan… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng nhóm thuốc này là khó tránh khỏi. Vậy những người mắc bệnh gan khi dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cần chú ý những gì để ngăn ngừa tối đa các tác động của thuốc tới lá gan của mình?
1. Một Số Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Thường Dùng
-
Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc giảm đau quá quen thuộc với người Việt Nam và là loại thuốc rất dễ dàng mua
Đối với người bệnh suy giảm chức năng gan hoặc nghiện rượu, liều sử dụng tối đa paracetamol được khuyến cáo là 2000mg/ngày (so với 4000 mg/ngày ở người bình thường).
Bởi ở những người có bệnh lý về gan, nồng độ glutathione dự trữ (có tác dụng trung hòa độc tính chất chuyển hóa của paracetamol) tại gan bị sụt giảm, làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan, suy gan cấp nếu vẫn sử dụng mức liều paracetamol như thông thường.
Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều biệt dược có chứa thành phần paracetamol, cần xem xét kỹ thành phần và hàm lượng của loại thuốc hạ sốt sử dụng, lưu ý tránh sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc biệt dược khác nhau dẫn đến sai sót gây quá liều cho phép.
-
Thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm NSAIDs
NSAIDs cũng là nhóm thuốc phổ biến dùng để hạ sốt với đại diện thường gặp là ibuprofen và aspirin (acetylsalicylic acid – ASA). Liều hạ sốt thông thường của ibuprofen là 400 mg/lần (không quá 3200 mg/ngày), và của aspirin là 325 – 1000 mg/lần (không quá 4000 mg/ngày).
Trên các bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính giai đoạn tiến triển hoặc xơ gan, nên tránh sử dụng nhóm thuốc NSAIDs với mục đích hạ sốt cho người bệnh.
Lưu ý: Trường hợp người bệnh sốt kéo dài (trên 03 ngày) không rõ nguyên nhân, sốt cao liên tục (> 39.5 oC) không đáp ứng với các biện pháp hạ sốt, hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường nghiêm trọng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến thăm khám tại cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có phương hướng điều trị thích hợp.
2. Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt Cho Người Bị Bệnh Gan
Những người có bệnh lý về gan, hoạt động chuyển hóa – thải trừ thuốc sẽ bị suy giảm, gây gia tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng. Bởi vậy, trên người bệnh có suy giảm chức năng gan, cần lưu ý một số điểm sau đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi giảm đau, hạ sốt:
-
Ưu tiên các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc:
Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau để hạ thân nhiệt cũng như giảm bớt các triệu chứng khó chịu do cơn sốt gây ra: lau chườm cơ thể bằng khăn ấm (ưu tiên các vị trí như nách, bẹn); mặc quần áo mỏng, nhẹ, thoáng mát; uống dung dịch Oresol hoặc nước hoa quả với lượng vừa đủ để tránh mất nước và điện giải,…
-
Chỉ cần sử dụng thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt ≥ 38.5 độ C:
Sốt thông thường là một phản ứng có lợi của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi để hệ miễn dịch tăng cường hoạt động nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Nhìn chung, chỉ khi thân nhiệt cao hơn 38.5 độ C mới gây ra những ảnh hưởng bất lợi với cơ thể như mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải, co giật, sốc… Khi đó, chúng ta cần áp dụng các biện pháp hạ sốt tích cực hơn (như dùng thuốc hạ sốt) để hạn chế các biến chứng nêu trên do tình trạng sốt cao mang lại.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Gan
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết