Sau quá trình dài điều trị tại viện, các bệnh nhân F0 được điều trị khỏi COVID-19 cần chú ý một số lưu ý để chăm sóc bản thân tốt, nhanh hồi phục thể trạng.
1. Tiêu Chuẩn Xuất Viện Với F0 Của Bộ Y Tế Việt Nam:
– Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, bệnh nhân khỏe mạnh
– Kết quả PCR 2 lần cách nhau 24 giờ âm tính hoặc tải lượng thấp (CT >= 30)
– Cần lưu ý rằng bệnh nhân sau khi xuất viện, cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của Y tế cơ sở và CDC địa phương thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày.
2. Các Vấn Đề Người Nhiễm COVID-19 Sau Khi Xuất Viện Cần Biết:
– Sau khi được xuất viện, hầu như tất cả bệnh nhân đều sẽ cảm thấy tốt hơn và khỏe mạnh sau xuất viện vài tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân (khoảng 25%) vẫn còn các triệu chứng sau khi xuất viện, được gọi là “Hội chứng sau Covid”, thường các triệu chứng trong hội chứng này có thể kéo dài đến hơn 4 tuần sau khi được chẩn đoán
– Các triệu chứng thường gặp sau khi hồi phục: mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực, tức ngực nhẹ, ho khan, cảm giác mùi và vị giác không rõ, đau khớp, các rối loạn về tâm thần tâm lý (trầm cảm, lo lắng, rối loạn tâm lý sau sang chấn,…)
– Đa số các triệu chứng này là nhẹ và tự giới hạn:
+ 80% hồi phục hoàn toàn sau 1 tháng
+ 90%: sau 2 tháng
+ 93%: sau 3 tháng
3. Biện Pháp Nâng Cao Sức Khỏe Cho Bệnh Nhân F0 Sau Khi Xuất Viện
Để giải quyết các triệu chứng này, cần chú ý tự nâng cao sức khỏe bản thân sau khi phục hồi:
– Tập thể dục, nghỉ ngơi và vận động vừa sức.
– Áp dụng bài tập thở nếu bạn có các triệu chứng thở mệt.
– Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa sau khi hồi phục.
– Hãy tâm sự và chia sẻ với người thân về tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của mình.
– Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?: nếu các triệu chứng ngày càng trở nên xấu đi, hoặc kéo dài từ trên 2 đến 4 tuần sau xuất viện, hoặc có thêm các triệu chứng mới hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
– Tái nhiễm sau khi xuất viện:nhìn chung sau khi nhiễm COVID-19, cơ thể đã có lượng kháng thể nhất định để chống lại việc nhiễm lần 2.
Tuy nhiên, theo báo cáo ở nhiều quốc gia thì đã ghi nhận tình trạng tái nhiễm, tái nhiễm có thể là nhiễm lại chủng virus trước đó, hoặc nhiễm các biến thể mới của COVID 19 như delta hay MU, việc tái nhiễm có ghi nhận rằng bạn sẽ có triệu chứng nhẹ hơn, tuy nhiên không đồng nghĩa là luôn luôn mà vẫn có thể chuyển nặng.
– Người sau khi xuất việc có mức CT> 30 hoặc âm tính, thường có khả năng lây nhiễm thấp cho gia đình và người xung quanh, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo 5K và các biện pháp phòng dịch chung.
NGUỒN:
– Tin tức Y khoa – UMP
– Office for National Statistics, United Kingdom, Prevalence of long COVID symptoms and COVID-19 complications. Available from: https://www.ons.gov.uk/…/prevalenceoflongcovidsymptomsa…
– https://www.uptodate.com/…/recovery-after-covid-19-the…
– https://jim.bmj.com/content/69/6/1253…
– Liu B, Jayasundara D, Pye V, et al. Whole of population-based study of recovery time from COVID-19 in New South Wales Australia. Lancet Regiona Health Western Pacific 2021. doi:10.1016/j.lanwpc.2021.100193
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)
TRANG THÔNG TIN SỨC KHỎE UY TÍN
Hợp tác cùng các chuyên gia y tế đầu ngành, Trang thông tin sức khỏe VNBACSI.Net cung cấp cho độc giả những thông tin mới nhất về y dược trong và ngoài nước, đồng thời mang lại những thông tin hữu ích về điều trị, dự phòng và chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.
VNBACSI.net – Trang thông tin: “Vì sức khỏe người Việt“
BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH
BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết