Để đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời, hiệu quả, Bộ Y tế đã tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam, đưa ra những hướng dẫn về theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà (F0).

Dành cho người lớn

BƯỚC 1: TỰ THEO DÕI SỨC KHỎE

8 điều cần làm

  1. Ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng.
  2. Tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng thông gió. Luôn đeo khẩu trang.
  3. Uống nhiều nước, uống oresol để bù nước. Ăn đủ dinh dưỡng.
  4. Tập thể dục nhẹ nhàng. Xem các chương trình giải trí, thư giãn.
  5. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp nếu tư thế này làm cho bạn thấy dễ chịu.
  6. Đo nhịp thở bằng cách đặt bàn tay lên ngực, thư giãn, thở đều và đếm số lần lồng ngực nhô lên trong 1 phút.
  7. Kiểm tra độ bão hòa oxy ít nhất 3-4 lần/ngày (bằng máy đo kẹp ngón tay, khi nghỉ ngơi).

--- Quảng Cáo --

Hướng dẫn đo độ bão hòa oxy bằng máy đo kẹp ngón tay

https://youtu.be/9MJvwkx3TW8

  1. Uống Paracetamol nếu sốt ≥ 38,5oC.
  • Người lớn ≤ 70 kg: 1-1,5 viên 500 mg/lần; > 70 kg: 2 viên 500 mg/lần. 3-4 lần/ngày, cách tối thiểu 4-6h/lần, không quá 4 lần/ngày.
  • Trẻ em: 10-15 mg/kg/lần, cách 4-6 h/lần, không quá 4 lần/ngày. Liều tối đa tính theo cân nặng không được vượt quá 500 mg.
  • Không uống THÊM các thuốc cảm cúm khác có chứa paracetamol hoặc acetaminophen.
  • Người có tiền sử dị ứng với Paracetamol hoặc đang bị viêm gan không nên dùng.

BƯỚC 2. PHÁT HIỆN SỚM DẤU HIỆU CHUYỂN NẶNG

9 Dấu Hiệu F0 Chuyển Nặng Cần Lưu Ý

  1. Độ bão hòa oxy trong máu < 94%
  2. Nhịp thở > 24 lần/phút
  3. Đau ngực, cảm giác thắt ngực
  4. Khó thở khi vận động
  5. Không thể nói đầy đủ câu
  6. Bị lẫn lộn về thời gian và địa điểm
  7. Da xanh, môi nhợt
  8. Không tự đi, không tự cầm nắm, ăn uống được
  9. Lạnh đầu ngón tay, ngón chân

Cần cẩn trọng hơn với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, suy dinh dưỡng, béo phì, thiếu máu nặng, khuyết tật, sống một mình, rối loạn tâm thần.

Lưu ý, một số bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh dù nồng độ oxi trong máu giảm nhiều. Ngày thứ 5 đến 11 sau khi xuất hiện triệu chứng là thời điểm dễ bị chuyển nặng nên cần theo dõi sát và nhập viện kịp thời.

Khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển nặng, liên hệ với bệnh viện điều trị COVID hoặc bệnh viện gần nhất để xin nhập viện và gọi cho tổng đài 115 để xin xe cấp cứu.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

BƯỚC 3: XỬ TRÍ TẠI NHÀ KHI CHỜ CẤP CỨU

Trong trường hợp có dấu hiệu bệnh nặng, SpO2 < 94% và chưa tới được cơ sở y tế, tham khảo với bác sĩ và hướng dẫn sau.

  1. Thở oxy kính mũi (2-6l/ph) hoặc mask (5-10ph) với lượng tối thiểu sao cho SpO2 tăng trên 92%. Liên lạc với bác sĩ để chuyển viện. Lưu ý, không bao giờ cho thở oxy mask dưới 5 l/ph hoặc bệnh nhân bị nôn/sặc.
  2. Liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc steroid, bất cứ loại nào dưới đây (5-10 ngày) và có thể dừng khi không cần thở oxy nữa. Liều người lớn:

Dexamethasone 6 mg x 1 lần/ngày ; hoặc

Methylprednisolone 16mg x 2 lần/ngày; hoặc

Prednisolone 40 mg x 1 lần/ngày ; hoặc

Hydrocortisone 50 mg x 3 lần/ngày hoặc 100mg x 2 lần/ngày.

  • Tất cả steroid đều thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày, có thể gây xuất huyết dạ dày, giữ nước gây phù, cao huyết áp. Phải uống thuốc sau ăn, tốt nhất sau ăn sáng.
  • Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, không tự dùng steroids ở nhà. Nếu tự uống thì đường huyết sẽ tăng cao, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy hãy báo với bác sĩ.
  1. Nằm sấp để tăng quá trình trao đổi oxy ở phổi, giúp dễ thở hơn. Nằm sấp ít nhất 8-12 tiếng/ngày nếu F0 tỉnh táo, không nôn/buồn nôn.
  2. Nếu bệnh nhân cao huyết áp thì cho bệnh nhân uống 1 viên hạ áp trước khi chuyển tới bệnh viện (Nifedipin 20mg).
  3. Liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc chống đông đường uống hoặc tiêm.

LƯU Ý: Không tự ý dùng thuốc Steroid, thuốc chống đông, kháng sinh, kháng vi rút. Các thuốc này cần được dùng đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách. Nếu không, thuốc sẽ có hại hơn là có lợi. Ví dụ:

  • Uống thuốc steroid ở giai đoạn sớm của bệnh sẽ khiến cơ thể không chống lại được sự nhân lên của virus. Chỉ uống khi cơ thể phản ứng quá mức với sự nhân lên của virus. Đồng thời, thuốc steroid có thể gây chảy máu dạ dày ở người bị loét dạ dày, tăng đường huyết bất thường ở người tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus mà có thể gây tác dụng phụ với cơ thể, khiến cơ thể không đủ khỏe mạnh để chống lại virus. Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Thuốc chống đông cần sử dụng rất thận trọng, với sự giám sát của bác sĩ, vì có thể gây chảy máu bên trong cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

TRANG THÔNG TIN SỨC KHỎE UY TÍN

Hợp tác cùng các chuyên gia y tế đầu ngành, Trang thông tin sức khỏe VNBACSI.Net cung cấp cho độc giả những thông tin mới nhất về y dược trong và ngoài nước, đồng thời mang lại những thông tin hữu ích về điều trị, dự phòng và chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.

VNBACSI.net – Trang thông tin: Vì sức khỏe người Việt

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT