Từ thuở xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại thực vật, động vật hay còn gọi là dược liệu để làm thuốc. Ngày nay, trước sự bùng nổ của khoa học, y học, nhiều loại thuốc mới ra đời, giúp giải quyết nhiều căn bệnh mà trước đây không thể điều trị được. Tuy nhiên, không ai muốn bị bệnh để tìm đến thuốc cả. Đó là lý do mà các quốc gia trên thế giới đã và đang đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu ứng dụng những lợi ích của thảo dược cho đời sống hiện đại, nhằm giúp con người có thể chủ động nâng cao sức khỏe, đề phòng sự tấn công của các căn bệnh.
1. Nhìn lại tiến trình lịch sử sử dụng thảo dược
Loài người đã biết sử dụng thảo dược từ rất lâu đời. Các tài liệu cổ còn lại đến ngày nay đã cho thấy dấu tích sử dụng thảo dược để chữa bệnh từ khoảng 5.000 năm TCN ở người dân Babylon. Người Ai Cập còn biết sớm hơn thế khi đã đạt trình độ cao về sử dụng thảo dược làm thuốc ướp xác từ khoảng 1.550 TCN. Các thầy thuốc y học cổ đại như Hippocrat (460-357 BC), Aristote (384-322 BC), Galien (129-199)… đã nghiên cứu, sử dụng thảo dược nói riêng và dược liệu (bao gồm cả động vật và thực vật) trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh.
Y học phương Đông, đặc biệt là y học Trung Quốc đã biết cách sử dụng thảo dược từ rất lâu đời, và cho đến ngày nay, nền y học bản địa dựa trên nền tảng của cây thuốc tại các quốc gia này vẫn rất phát triển. Cụ thể:
- Năm 2637 TCN, đã có cuốn “Hoàng đế nội kinh” nói về các phương pháp chữa bệnh theo y học Đông phương.
- “Bản thảo cương mục” (1596) do Lý Thời Trân (1518-1593) biên soạn vào triều đại nhà Minh được công nhận thực sự có giá trị y học, và đến ngày nay vẫn được xem là cuốn sách giáo khoa về y học cổ truyền đầu tiên của Trung quốc.
Y học dân tộc Việt Nam đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước công nguyên đến nay. Trong đó, có những đại biểu xuất chúng như:
- Danh y Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330-?) đã khởi xướng chủ thuyết “Nam dược trị nam nhân” và được xem như ông tổ của nghề thuốc.
- Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791), tên thật là Lê Hữu Trác, đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh trong việc sử dụng thuốc nam cho người Việt. Ông nghiên cứu sâu lý luận Trung y, nhưng kết hợp với thực tế, dược liệu Việt nam để đúc kết ra kiến thức y học cổ truyền dân tộc.
Như vậy có thể nói, cả trong y học phương Đông và y học phương Tây, thảo dược đều đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
2. Sử dụng thảo dược trong phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe đang là xu hướng toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dầu kỹ nghệ tổng hợp hóa dược phát triển, 80% chăm sóc sức khỏe ban đầu đều đi từ nguồn dược liệu thiên nhiên.
Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật khoa học, các loại thảo dược ngày càng được nghiên cứu sâu, từ đó không chỉ phân loại ra được những loại cây có lợi, cây có độc, mà còn phân lập hoạt chất và đem lại vô vàn ứng dụng hữu ích trong điều trị.
Ví dụ như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các chất chống oxy hóa, polyphenol và các chất dinh dưỡng từ thực vật rất cần thiết cho sức khỏe và tinh thần của con người, cũng như góp phần chủ động phòng ngừa bệnh tật cho con người. Nhiều loại thảo dược khác được chứng minh là có chứa các chất chống virus, chống vi khuẩn, chống viêm và có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Ngày nay, đời sống đã được nâng cao lên rất nhiều, tuy nhiên, nhiều bằng chứng lại cho thấy dân số nói chung có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn so với các thế hệ trước, và điều này cũng liên quan đến sự gia tăng của nhiều căn bệnh. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ canxi thấp với ung thư, loãng xương và bệnh tim:
- Mức vitamin D thấp có liên quan đến ung thư và các vấn đề về tim
- Kẽm và vitamin C và A thấp có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe
- Thiếu selen có liên quan đến thoái hóa điểm vàng.
Đặc biệt, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thời gian dài có thể dẫn đến các tình trạng mãn tính.
3. Chỉ dựa vào thực phẩm, không đủ dưỡng chất cho cơ thể
Chỉ dựa vào thực phẩm ăn hàng ngày để có được dinh dưỡng hoàn chỉnh không phải là đáp án đúng nữa. Bởi
- Ngày càng có nhiều thực phẩm bị tồn dư hóa chất, hoặc biến chất trong quá trình bảo quản.
- Cây trồng không đủ dưỡng chất do đất đai trồng trọt đã bị thoái hóa do liên tục sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.
- Chế độ ăn uống của chúng ta ngày càng chiều chất béo, muối và đường,trong khi lượng rau củ quả hay ngũ cốc nguyên hạt sử dụng lại càng ngày càng giảm đi.
Chính vì vậy mà chỉ dựa vào thực phẩm ăn hàng ngày, có khả năng cơ thể sẽ không đủ dưỡng chất. Chính vì vậy mà ngày nay, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược đang được nghiên cứu và phát triển ngày càng nhiều để không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)
TRANG THÔNG TIN SỨC KHỎE UY TÍN
Hợp tác cùng các chuyên gia y tế đầu ngành, Trang thông tin sức khỏe VNBACSI.Net cung cấp cho độc giả những thông tin mới nhất về y dược trong và ngoài nước, đồng thời mang lại những thông tin hữu ích về điều trị, dự phòng và chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.
VNBACSI.net – Trang thông tin: “Vì sức khỏe người Việt“
BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH
BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết