Rất nhiều người mắc bệnh gai cột sống nhưng chủ quan trước bệnh tình của mình, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng của bệnh gai cột sống như thế nào, có biện pháp nào điều trị căn bệnh này không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Một Số Biểu Hiện Thường Gặp Của Bệnh Gai Cột Sống
Đa số bệnh gai cột sống không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên trong quá trình vận động khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm xung quanh thì bệnh nhân thấy đau và thỉnh thoảng rất khó chịu.
- Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống tổn thương liên quan.
- Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
- Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới hạn chế cử động ở các phần này.
- Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị thu hẹp quá, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
- Mất cân bằng thân.
2. Cách Điều Trị Bệnh Gai Cột Sống
a. Mắc gai cột sống nhưng chưa gây đau
Bạn không cần điều trị mà thay vào đó là thực hiện hiện các bài tập gia tăng sức mạnh của cột sống, đồng thời giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp.
b. Khi các dấu hiệu gai cột sống tăng nặng
Khi bị gai cột sống và có triệu chứng lâm sàng thường được điều trị bảo tồn như sau:
- Thực hiện các biện pháp tập vật lý trị liệu chủ động, bơi lội.
- Sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ, nẹp thắt lưng… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
- Nên kết hợp với phương pháp châm cứu, massage, tập di động nhẹ nhàng cột sống.
- Các phương thức tại chỗ bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, đắp ấm, đắp lạnh…
- Chú ý thay đổi kích thước bàn ghế ngồi làm việc sao cho phù hợp…
- Uống thuốc giảm đau thông thường, kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rung giật… theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, thuốc steroid có thể gây ra mục xương, cao huyết áp và giữ nước trong cơ thể gây phù.
Xu hướng hiện nay trong điều trị gai cột sống là tiếp cận với các bài thuốc Y học cổ truyền. Đặc biệt là các bài thuốc được ghi vào các Y văn cổ, được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Trong đó có bài thuốc gia truyền 100 năm rất hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp là Phong tê thấp Bà Giằng.
Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều bài thuốc Đông dược có tác dụng giảm đau rất nhanh, nhưng thực tế lại được pha trộn thêm corticoid. Người bệnh sử dụng những bài thuốc này trong thời gian đầu thấy hiệu quả rất tốt, nhưng lại xảy ra rất nhiều tác dụng phụ. Thực tế ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân xương khớp phải đến bệnh viện cấp cứu sau 1 thời gian dài sử dụng thuốc Đông y trộn corticoid.
Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai chèn ép lên rễ dây thần kinh não tủy.
Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.
Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.
Nếu bị đau do gai cột sống nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa cột sống cho từng loại bệnh lý và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu từ đó có biện pháp xử trí thích hợp.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết