Rất nhiều người trong chúng ta gặp phải tình trạng cứ ăn xong là đi ngoài, đặc biệt là ăn đồ lạ, đồ tanh sống hay sau khi uống cà phê, rượu bia và các đồ uống kích thích khác. Vậy ăn xong đi ngoài cảnh báo bệnh gì? Cùng VNBACSI.NET giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ăn Xong Đi Ngoài Do Nguyên Nhân Cấp Tính
Sau khi ăn, nếu gặp tình trạng đi ngoài, có thể 1 lần hoặc nhiều lần, kèm theo triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt… có thể bạn đang gặp phải tình trạng cấp tính như ngộ độc thực phẩm, nhiễm virus, vi khuẩn gây kích ứng đường tiêu hóa…
Lúc này hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ăn xong đi ngoài do ngộ độc thực phẩm
Ăn Xong Đi Ngoài Do Nguyên Nhân Bệnh Lý Khác
Sau khi loại được các yếu tố cấp tính, nếu nhận thấy mình thường xuyên gặp tình trạng ăn xong đi ngoài, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường ruột và một số nguyên nhân khác, cụ thể:
-
Rối loạn tiêu hóa
Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: tăng số lượng hại khuẩn và giảm số lượng lợi khuẩn. Dẫn đến tình trạng số lượng lợi khuẩn không còn đủ để chống lại các hại khuẩn. Làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Việc ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm chứa nhiều chất kích thích hay thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, và dẫn đến tình trạng ăn xong đi ngoài.
-
Viêm đại tràng
Đây là tình trạng viêm của lớp niêm mạc bên trong đại tràng. Khi thức ăn cọ xát vào ổ viêm sẽ gây ra tình trạng đau bụng, có khi lẫn máu ở trong phân.
Viêm đại tràng có thể gây ra triệu chứng đau bụng và hay đi ngoài vào buổi sáng, thường đi ngoài khoảng 1-3 lần vào buổi sáng, đặc biệt sau khi ăn. Triệu chứng đau bụng sẽ nặng lên khi ăn uống các thực phẩm kích thích như đồ ăn quá cay nóng, chua, uống chè, cà phê, ăn đồ ăn còn sống như rau sống, các thức ăn cứng…
-
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa.
Khi mắc căn bệnh này, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng ăn xong đi ngoài, buổi sáng ngủ dậy người bệnh đi ngoài một lần, sau khi ăn sáng xong lại đi ngoài thêm một lần nữa, thậm chí là nhiều lần nữa. Số lần đi ngoài nhiều, thường tới 4 – 5 lần với phân lỏng nát, lẫn nhiều chất nhầy và không bao giờ lẫn máu. Ngoài ra còn có các triệu chứng như hay bị đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường,… Đôi khi có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được.
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, có một số yếu tố được coi là nguy cơ cao gây bệnh phải kể đến là: thực phẩm bẩn và căng thẳng, stress.
Bệnh có khả năng nặng dần theo thời gian, khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút đi nhiều.
-
Phụ nữ mang thai
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ trải qua quá trình thay đổi hormone. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng và hay đi ngoài vào buổi sáng sau khi thức dậy, đây là các dấu hiệu ốm nghén điển hình.
Mặc dù phụ nữ mang thai thường có xu hướng tiêu chảy vào buổi sáng nhưng tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày.
Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng, hay đi ngoài vào buổi sáng trên thì bệnh viêm đại tràng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh lý viêm đại tràng.
Làm Gì Để Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả Chứng Đi Ngoài Sau Ăn?
Khi gặp tình trạng đi ngoài sau ăn, đầu tiên, bạn cần xử lý tình trạng đi ngoài của mình, sau đó là thay đổi dần chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp với điều trị các bệnh mắc phải gây ra đi ngoài sau ăn.
Việc điều trị triệu chứng ăn xong đi ngoài, có nhiều loại thuốc. Các thuốc được dùng thường có tác dụng ổn định thần kinh đại tràng, nâng cao chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tây y không được khuyến khích dùng trong các trường hợp mãn tính vì các thuốc này cho hiệu quả giảm nhanh triệu chứng nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, tây y cũng thường kết hợp dùng thêm men tiêu hóa hay cốm vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, chỉ bổ sung men vi sinh trong thời gian nhất định, tuyệt đối không được uống bừa bãi, trong thời gian quá dài.
Đông y cũng có nhiều bài thuốc điều trị chứng ăn xong đi ngoài. Trong đó, đặc biệt có bài thuốc Đại Tràng Hoàn Bà Giằng được kế thừa và phát huy từ bài thuốc gia truyền 100 năm với sự kết hợp của 2 bài thuốc cổ phương nổi tiếng trong điều trị các bệnh tiêu hóa là Tứ quân tử thang và Hương sa lục quân tử thang. Nhờ vậy mà không chỉ giảm chứng ăn xong đi ngoài, thuốc còn giảm các triệu chứng khác của bệnh đại tràng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng…
Sau đó, hãy chú ý đến việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt:
- Ăn đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu, ăn ít một, có thể chia nhỏ bữa ăn. Không nên ăn thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như bánh ngọt, hoa quả có nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, các chất kích thích,…
- Tập thói quen đại tiện 1 lần trong ngày, kết hợp massage vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ vào buổi sáng khi ngủ dậy để kích thích cảm giác muốn đi đại tiện, Tập thể dục, đi bộ thường xuyên.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết