Helicobacter pylori hay HP là một chủng vi khuẩn đường ruột ký sinh chủ yếu tại dạ dày và có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khuẩn HP, cách phát hiện cũng như điều trị và phòng ngừa viêm loét đại tràng do khuẩn HP như thế nào trong bài viết dưới đây.
Khuẩn Helicobacter Pylori Là Gì? Tại Sao Nói Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày?
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, có khả năng tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy, dẫn đến suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.
Vi khuẩn HP chủ yếu lây qua đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa trong những gia đình có thói quen ăn uống chung. Quá trình lây nhiễm xảy ra khi sử dụng thức ăn hay nước uống không đảm bảo vệ sinh, có chứa vi khuẩn.
Tại Sao Nói Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày?
Thực Trạng Nhiễm Khuẩn HP Dạ Dày Hiện Nay
Helicobacter pylori (H. pylori) là vi khuẩn rất phổ biến trên thế giới và cả ở Việt Nam. Hơn một nửa nhân loại sống trên hành tinh này có vi trùng H. pylori trong dạ dày. Tại các nước nghèo, tỉ lệ người dân bị nhiễm phải chủng vi khuẩn này còn cao hơn.
Tại Việt Nam, có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng một nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Tại thành phố Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.
Điều đáng nói là vi khuẩn HP rất dễ lây lan:
- HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung… do ngoài niêm mạc dạ dày, nó còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh.
- Vi khuẩn HP cũng tồn tại trong phân người bệnh và có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
- Ngoài ra, vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn HP dạ dày tại Việt nam và trên thế giới
Làm Gì Để Xác Định Mình Có Bị Nhiễm Khuẩn HP Không?
Để xác định chính xác mình có bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày hay không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Hiện nay, có 4 loại xét nghiệm phổ biến nhất được dùng để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP, đó là:
- Xét nghiệm máu
Kiểm tra máu của bệnh nhân có kháng thể chống vi khuẩn HP hay không. Sự xuất hiện của kháng thể vi khuẩn HP trong máu cho biết có tồn tại vi khuẩn này trong dạ dày và đường ruột.
- Xét nghiệm hơi thở
Có thể kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày bằng xét nghiệm hơi thở với thiết bị xét nghiệm hơi thở hay đo DPM đặc biệt.
- Sinh thiết
Trong quá trình nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra các vị trí tổn thương ở cơ quan này, bác sĩ sẽ đồng thời lấy mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày và ruột non để phân tích tìm kiếm sự có mặt của vi khuẩn HP.
Có thể kiểm tra bằng test urease nhanh, nuôi cấy vi khuẩn hoặc sinh thiết mô bệnh học.
- Xét nghiệm kháng nguyên trong phân
Vi khuẩn HP gây bệnh làm kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng nguyên chống lại, một phần chúng sẽ được tìm thấy trong phân. Tuy nhiên, xét nghiệm chỉ dùng để hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn HP, không dùng để sàng lọc bệnh nhân có nhiễm khuẩn HP hay không.
Dương Tính Với Vi Khuẩn HP Có Nguy Hiểm Không?
Điều cần chú ý là phần lớn người bị nhiễm HP không có triệu chứng và cũng gặp các tổn thương ở dạ dày, như vậy người bị nhiễm và HP có thể chung sống hòa bình suốt đời. Một số ít trường hợp vi khuẩn HP có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày-hành tá tràng và một tỉ lệ ít hơn nữa gây ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP được Tổ chức Ung thư Quốc tế xem như là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo rằng không có HP sẽ làm giảm ung thư dạ dày. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày.
Các bệnh dạ dày do khuẩn Helicobacter pylori gây ra
Nhiễm Vi Khuẩn HP Khi Nào Cần Điều Trị?
Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại.
Việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Do đó, nên phát hiện, điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Phòng Ngừa Nhiễm Khuẩn HP Dạ Dày Như Thế Nào?
Vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Chính vì vậy, những người mắc khuẩn HP này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP. Vi khuẩn HP có nhiều type, vì vậy, nếu đã chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc type khác. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết