Ung Thư Dạ Dày Triệu Chứng Và Nguyên Nhân, Hiểu Để Biết Cách Phòng Ngừa

Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp. Số ca mắc ung thư dạ dày liên tục gia tăng hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này. Điều đáng tiếc là ung thư dạ dày là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu.

Ung Thư Dạ Dày Là Gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ giới. Tuy nhiên căn bệnh ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Hình ảnh: Ung thư dạ dày

Triệu Chứng Ung Thư Dạ Dày

Ngày nay, ung thư dạ dày là bệnh lý liên quan đến ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Số ca nhiễm bệnh gia tăng hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Dưới đây là một số triệu chứng ung thư dạ dày thường gặp:

Dấu hiệu ung thư dạ dày sớm:

  • Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục
  • Thường ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị
  • Ăn không ngon, đắng miệng, lúc đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
  • Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.
  • Khối u ngày một lớn, các cơn đau bụng trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Cơn đau thượng vị mất tính chu kỳ, kéo dài hơn. Lúc này người bệnh sử dụng thuốc giảm đau cũng sẽ không có tác dụng gì. Khối u có thể gây ra biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử…
  • Thiếu máu (ù tai, hoa mắt), thỉnh thoảng xuất hiện đi ngoài phân lẫn màu đen
  • Suy nhược, mệt mỏi, sút cân

Triệu chứng ung thư dạ dày muộn

  • Bụng co cứng, choáng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
  • Đột nhiên sốt kéo dài, phù 2 chân, viêm tắc tĩnh mạch..

--- Quảng Cáo --

Nguyên Nhân Ung Thư Dạ Dày

Các yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư dạ dày bao gồm:

  • Yếu tố tại dạ dày: do các tổn thương tiền ung thư như viêm dạ dày mạn tính, viêm teo dạ dày do tiếp xúc hóa chất và / hoặc nhiễm Helicobacter pylori.

Đặc biệt vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư dạ dày do vi khuẩn này sống trên lớp niêm mạc dạ dày trong thời gian dài, kết hợp với các yếu tố thuận lợi ở dạ dày và tiết ra các độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dẫn tới viêm, teo dạ dày, loạn sản và hình thành ung thư.

  • Yếu tố môi trường: Ăn ít trái cây, ít rau quả, ăn nhiều đồ xào, rán, hun khói; đặc biệt chế độ ăn nhiều muối (gồm muối và các thực phẩm ướp muối) và các hợp chất chứa Nitrites hay Nitrosamine trong thức ăn.
  • Một số yếu tố nguy cơ của bệnh như nhóm máu A, hút thuốc, polyp dạ dày, uống rượu, béo phì…

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Đại Tràng miễn phí >>

Làm Sao Để Phòng Ngừa Ung Thư Dạ Dày?

Ung thư dạ dày nếu phát hiện ra ở giai đoạn sớm có thể điều trị tốt, nhưng khi đã phát hiện ra ở giai đoạn muộn thì rất nguy hiểm đến tính mạng.

Lúc này giải pháp được lựa chọn thường là cắt bán phần hoặc cắt toàn bộ dạ dày và điều trị hóa trị với những biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ, chúng ta cần thực hiện sớm các biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Tầm soát sớm ung thư dạ dày:

Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm). 

Những đối tượng có nguy cơ cao ung thư dạ dày như gia đình có người có bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…, người có tiền sử viêm, loét dạ dày, có khối polype, u lành trong dạ dày… cần được thực hiện tầm soát sớm như tiến hành nội soi, X-quang, sinh thiết…

  • Chế độ ăn uống:

– Ăn thức ăn có chứa ít Nitrat

– Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc quá chua

– Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

– Hạn chế Bia, rượu và các chất kích thích

  • Điều trị tốt các bệnh lý ở dạ dày như đau, viêm dạ dày

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

LÀM SAO CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HÓA?

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HOÁ

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid…

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-10-05T06:47:26+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button