Những Bệnh Tiêu Hóa Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh

Bệnh lý tiêu hóa là căn bệnh có tỷ lệ người mắc rất cao và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy mà hôm nay, vnbacsi.net sẽ chia sẻ với quý đọc giả những thông tin bổ ích về một số bệnh tiêu hóa thường gặp cũng như cách phòng tránh chúng.

1. Tiêu Chảy

Tiêu chảy (Tiếng Anh là Diarrhea) là tình trạng đi cầu phân lỏng với số lượng trên ba lần một ngày. Bệnh thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và có thể bị chuột rút.

Bệnh được chia thành 2 dạng tùy theo mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài như sau:

  • Tiêu chảy cấp tính: Xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota (tiêu chảy Rota)… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần.
  • Tiêu chảy mạn tính: Bệnh kéo dài 4 tuần trở lên. Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số những bệnh gây tử vong ở trẻ em trên thế giới.

2. Táo Bón

Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Khi bị táo bón, bạn thường gặp tình trạng đi đại tiện khó khăn, phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu. Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện.

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón. Những người thường xuyên bị táo bón có thể do thói quen nhịn đi đại tiện dấu, chế độ ăn uống ít chất xơ, hoặc do bổ sung thừa canxi, sắt. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

3. Hội Chứng Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với một loạt các triệu chứng tại đại tràng nhưng không có tổn thương tại ống tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường gặp trên thế giới, theo thống kê, cứ 100 người thì có 15 – 20 người bị hội chứng ruột kích thích này.

--- Quảng Cáo --

4. Viêm Đại Tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Thông thường người bệnh viêm đại tràng sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.

5. Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh tiêu hóa mãn tính gây ra chứng ợ nóng hay khó tiêu. Nguyên nhân chính của bệnh là do axit dạ dày hoặc dịch mật trào ngược từ dạ dày vào thực quản, bởi vì van giữa chúng bị suy yếu.

Khi mắc trào ngược dạ dày GERD, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như:

  • Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn)
  • Đầy hơi, khó tiêu, nôn và buồn nôn
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị
  • Đắng miệng, khó nuốt thức ăn
  • Ho khan, thường hay đau họng, viêm họng…

Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tiến hành nội soi nhằm xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương của dạ dày, tá tràng.

Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển và để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Đại Tràng miễn phí >>

6. Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

7. Phòng Ngừa Bệnh Tiêu Hóa Như Thế Nào?

Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa được các căn bệnh đường tiêu hóa, cần tạo cho mình một lối sống khoa học và lành mạnh như:

  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.
  • Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt.
  • Hạn chế các thực phẩm cứng, nhiều chất mỡ và gia vị.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia và uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn…
  • Lưu ý khi bổ sung chất xơ: Chất xơ có 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Mỗi loại sẽ phù hợp với tình trạng bệnh tiêu hóa riêng.
    • Chất xơ hòa tan có thể làm tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, thậm chí là cải thiện cảm xúc.
    • Chất xơ không hòa tan sẽ không bị vi khuẩn đường ruột phá vỡ và sẽ không được hấp thu vào máu, chúng làm tăng khối lượng của sản phẩm dư thừa trong hệ tiêu hóa
  • Nếu thường xuyên thấy chướng bụng, đầy hơi, đôi khi có triệu chứng buồn nôn, đắng miệng, ợ chua, ợ nóng… bạn cần sớm đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
  • Nên điều trị các bệnh tiêu hóa bằng thảo dược thiên nhiên và các bài thuốc Y học cổ truyền bởi các bài thuốc này đã được thực tế lịch sử chứng minh qua thời gian, lại có thành phần là thảo dược thiên nhiên, khi dùng lâu không lo tác dụng phụ nguy hiểm như các thuốc tổng hợp hóa học.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Summary

Bệnh lý tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Cùng tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa thường gặp trong bài viết dưới đây.

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Đại Tràng như thế nào? Làm sao giảm các triệu chứng bệnh Đại Tràng?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

LÀM SAO CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HÓA?

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG & RỐI LOẠN TIÊU HOÁ

Tìm hiểu thêm về Đại Tràng Hoàn Bà Giằng

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid…

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-10-05T06:39:45+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button