Ổ bụng là nơi chứa rất nhiều cơ quan của cơ thể, vì vậy mà khi gặp phải triệu chứng đau bụng, chúng ta cần hết sức chú ý. Vị trí đau bụng cùng tình trạng đau có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần hết sức cảnh giác. Vậy qua các vị trí đau bụng này có thể đoán biết được những bệnh lý nào?
Hiện Tượng Đau Bụng Là Như Thế Nào?
Ổ bụng là một khoang của cơ thể, có chứa nhiều cơ quan, nội tạng, nằm dưới khoang ngực và phía trên khung chậu.
Đau bụng là triệu chứng đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Đây là một triệu chứng rất thường gặp nhưng việc chẩn đoán một trường hợp đau bụng không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng.
Cơn đau bụng có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Đau bụng dữ dội đôi khi chỉ vì những tình trạng nhẹ như đầy hơi, hoặc đau quặn khi bị viêm dạ dày ruột do virus. Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.
Vị Trí Đau Bụng Cảnh Báo Bệnh Gì?
Từng vị trí bị đau bụng có thể cảnh báo các vấn đề nhất định ở mỗi cơ quan trong khác nhau trong cơ thể. Dưới đây là một số vị trí thường gặp:
1. Đau ở vùng bụng trên, phía bên phải
Phần bụng này chứa túi mật và gan, vì vậy, những nguyên nhân gây đau phổ biến nhất thường liên quan đến 2 cơ quan này.
Nếu bị đau đột ngột, dữ dội lan ra vai phải và thường xuất hiện sau các bữa ăn nhiều chất béo, rất có thể bạn đã bị sỏi mật.
Những cơn đau nhói hoặc chuột rút âm ỉ lan đến vai hoặc lưng phải, kéo dài trong vài giờ có thể cảnh báo viêm túi mật. Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói nhưng hết nhanh có thể là dấu hiệu của viêm gan.
Đau bụng ở vùng bụng trên, phía bên phải
2. Đau ở vùng bụng trên, phía bên trái
Phần lớn nhất của dạ dày tập trung ở vùng bụng này, do đó, bất kỳ cảm giác đau bất thường nào có thể chỉ ra vấn đề với cơ quan đó.
Đau dữ dội, dai dẳng kèm theo buồn nôn hoặc nôn có thể là dấu hiệu của viêm hoặc đau dạ dày. Đau rát thường dữ dội hơn khi đói có thể là loét dạ dày.
Đau bụng ở vùng bụng trên, phía bên trái
3. Đau ở vị trí phía trên, giữa bụng
Vị trí đau bụng ở ngay dưới ngực (trên cùng phần bụng) là dấu hiệu của chứng ợ nóng (trào ngược thực quản). Một số người bị chứng ợ nóng còn thấy nóng rát và xuất hiện mùi axit lạ bên trong cổ họng.
Khi vị trí đau bụng thuộc vùng bụng trên hoặc ngay dạ dày, kèm theo đau nhói lên thì rất có thể niêm mạc dạ dày đã bị loét. Vết loét xuất hiện tại vị trí đau bụng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chúng cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc giảm đau mạnh.
Khi bị loét dạ dày, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa và đau ngực.
Đau bụng ở vị trí phía trên, giữa bụng
4. Vị trí phía dưới bên phải bụng:
Phần bụng này bao gồm ruột thừa, cơ quan nhỏ lưu trữ vi khuẩn có ích, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt và hỗ trợ miễn dịch.
Nếu bạn gặp tình trạng đau bụng dữ dội ở phần bụng này, có (hoặc không có) dấu hiệu chán ăn, buồn nôn, nôn và sốt, rất có thể bạn đã mắc phải viêm ruột thừa.
Đau bụng ở phía dưới bên phải bụng
5. Vị trí phía dưới bên trái bụng:
Đây là vị trí chứa phần lớn ruột già hay đại tràng, đó là lý do nếu gặp một số vấn đề với cơ quan này, rất có thể bạn đau sẽ gặp tình trạng đau ở vùng bụng dưới bên trái. Hai bệnh lý thường gặp nhất là viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Đau bụng ở phía dưới bên trái bụng
6. Vị trí phía dưới ở giữa:
Đây là vị trí của bàng quang và cơ quan sinh sản.
Khi gặp tình trạng đau quặn bụng kết hợp với triệu chứng nóng rát khi đi tiểu và thay đổi màu sắc nước tiểu, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng bàng quang.
Nếu đột nhiên bạn gặp tình trạng đau vùng chậu, tình trạng kéo dài trong nhiều tháng, rất có thể bạn đang gặp một số vấn đề bất thường với cơ quan sinh sản.
Đau bụng ở phía dưới, góc giữa bụng
7. Vị trí giữa bụng phía bên phải và bên trái:
Thận nằm ở 2 bên cột sống cũng tương ứng với vị trí này. Ngoài ra, vị trí này cũng chứa một phần ruột già.
Nếu gặp phải cơn đau lan ra sau lưng, kèm theo sốt, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn, rất có thể chị đang bị nhiễm trùng thận.
Nếu cơn đau dữ dội lan tỏa xuống vùng bụng dưới và xuất hiện từng đợt, có thể là sỏi thận. Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, sốt, cần đi tiểu liên tục và đi tiểu có máu.
Cơn đau có thể kèm theo đầy hơi, cùng với đi đại tiện phân cứng và khô là triệu chứng của táo bón.
Đau bụng ở giữa bụng, phía bên phải và bên trái
8. Vị trí nằm chính giữa bụng:
Cảm giác khó chịu ở giữa bụng thường có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề trong ruột non và ruột già.
Đau bụng đi kèm tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt và giảm cân chỉ ra bệnh viêm ruột.
Nếu bạn bị đau cùng với nôn mửa, tiêu chảy và khó xì hơi hoặc đại tiện, bạn nên cẩn thận với chứng tắc nghẽn ruột non.
Bạn cũng có thể gặp phải cơn đau kèm sưng phình ra gần rốn, thường gây khó chịu ở bụng gọi là thoát vị rốn.
Đau bụng ở chính giữa bụng
Rất nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau bụng. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay.
Trong số các bệnh gây ra tình trạng đau bụng ở trên, có một nguyên nhân rất thường gặp và đi kèm với chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài đó là các bệnh lý ở đại tràng, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Mặc dù cùng gây ra các dấu hiệu trên, nhưng 2 căn bệnh đại tràng này cũng có những đặc điểm khác biệt. Khi gặp dấu hiệu này, tốt nhất bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám và được chẩn đoán chính xác bệnh lý của mình.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Đại Tràng
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết