Một trong những triệu chứng sớm của bệnh gan dễ nhận biết là mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, thiếu sức sống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện trên và cần phải làm gì khi gặp phải các triệu chứng này?
Vai Trò Của Gan Đối Với Hệ Tiêu Hóa
Gan đóng vai trò chính trong việc chuyển đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho hoạt động sống hàng ngày. Toàn bộ lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột phải đi qua gan trước khi tới các bộ phận khác còn lại của cơ thể. Do vậy, gan đóng vai trò trung tâm trong tất cả các quá trình trao đổi chất của cơ thể, chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, carbohydrate và protein.

Vai trò của gan với hệ tiêu hóa là gì?
- Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chức năng của gan là giúp ổn định đường huyết của bạn. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng, ví dụ sau bữa ăn, gan sẽ đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và đẩy đường vào máu.
- Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Theo đó, các tế bào gan sẽ “cải tạo” lại các axit amin có trong thực phẩm để cơ thể có thể sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể.
- Gan cũng tạo mật. Mật là một chất dịch được gan tiết ra rất cần thiết cho sự tiêu hóa. Chất mật sau khi được hình thành trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa ăn, mật sẽ được bơm xuống ruột non qua ống dẫn mật, trộn với thức ăn và giúp cơ thể phân hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Suy Giảm Chức Năng Gan Ảnh Hưởng Tới Cơ Thể Và Hệ Tiêu Hóa?
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, khi gan có dấu hiệu bị tổn thương, chức năng gan suy giảm thì đồng nghĩa các hoạt động liên quan đến hệ tiêu hóa đều có nguy cơ bị tác động.
- Chức năng gan suy giảm khiến số lượng mật được sản xuất không đủ để tiêu hóa chất béo, dẫn đến tình trạng chướng bụng, ăn uống khó tiêu, sợ ăn, ăn không ngon miệng.
- Chức năng gan suy giảm khiến quá trình chuyển hóa bị rối loạn, lượng glucose trong máu không cân bằng, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho tế bào. Hậu quả là cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng hoạt động, da dẻ kém sắc.
Do đó triệu chứng sớm, thường gặp nhất của bệnh gan là mệt mỏi chán ăn, ăn không ngon.
Một trong những triệu chứng sớm nhất, dễ nhận biết nhất khi suy giảm chức năng gan là mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, đây là biểu hiện mà người bệnh dễ bỏ qua nhất, vì nó tương tự với các bệnh lý thông thường khác hoặc đôi khi đó là biểu hiện trạng thái tâm sinh lý căng thẳng hoặc có thể là sự thay đổi thời tiết.
Do vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn trong người có tiền sử bệnh gan, hoặc kèm theo những dấu hiệu khác như mẩn ngứa, dị ứng, mề đay; vàng da, nước tiểu vàng… thì nên khám để được bác sĩ đánh giá và kiểm tra chức năng gan.
Làm Gì Khi Cảm Thấy Mệt Mỏi, Chán Ăn?
Có thể nói mệt mỏi, chán ăn là một triệu chứng sớm của tình trạng suy giảm chức năng gan nhưng lại dễ bỏ qua nhất. Bởi triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, cũng có thể là một dấu hiệu của cơ thể với sự thay đổi thời tiết và đôi khi lại là biểu hiện trạng thái tâm sinh lý căng thẳng.
Do vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn mà trong người có tiền sử bệnh gan, hoặc kèm theo những triệu chứng khác như mẩn ngứa, dị ứng, mề đay; vàng da, nước tiểu vàng… thì nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra chức năng gan và đánh giá mức độ tổn thương gan, từ đó có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Biện Pháp Phòng Ngừa Các Bệnh Lý Ở Gan
Bên cạnh thường xuyên đi khám sức khỏe và đánh giá chức năng gan định kỳ để tầm soát sớm bệnh gan, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa các bệnh lý ở gan như:
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Ăn nhiều rau xanh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, gia vị cay nóng.
- Kiêng các chất có hại cho gan như rượu, bia, chất kích thích: Uống rượu điều độ, tối đa 1ly/ngày đối với nữ giới và 2ly/ngày đối với nam giới.
- Năng vận động và ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức.
- Chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan virus
- Hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Người bệnh nên tuân thủ đơn kê của bác sĩ để hạn chế việc lạm dụng hoặc dùng thuốc quá liều có thể gây hại cho gan, nhất là các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.
- Bảo vệ và tăng cường chức năng gan bằng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Trong dân gian có rất nhiều các dược liệu được biết tới với công dụng bảo vệ gan, giúp thải độc gan, mát gan hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Trong các vị thảo dược này phải kể đến Actiso và cây Kế sữa. Hoạt chất cynarin trong actiso và hoạt chất silymarin trong cây Kế sữa đều được đánh giá cao về tác dụng bảo vệ tế bào gan, phòng ngừa các bệnh lý gan mật.
Đây là 2 vị thảo dược có nguồn gốc ở châu Âu nhưng các sản phẩm từ chúng thì được tin dùng trên toàn thế giới.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Gan
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết