Men gan cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và càng ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở Việt Nam, tỉ lệ người men gan cao chiếm tỉ lệ cao do thói quen sử dụng rượu bia và tỷ lệ người mắc viêm gan B cao… Tuy nhiên, đa số mọi người chỉ hiểu men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo hiệu gan không khỏe chứ không rõ các bệnh lý có liên quan đến tình trạng men gan tăng cao này. Tham khảo bài viết dưới đây để có góc nhìn tổng quan về bệnh men gan cao.
Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở gan
Men Gan Là Gì? Thế Nào Là Bệnh Men Gan Cao?
Gan được coi là cơ quan chống độc của cơ thể, chức năng thải độc của gan được thực hiện thông qua các chu trình chuyển hóa, trong đó men gan làm nhiệm vụ chuyển các chất độc thành các chất không gây độc cho cơ thể trước khi thải ra ngoài.
Trong cơ thể người có 4 loại men gan là:
Loại men gan | Vị trí xuất hiện | Chỉ số bình thường |
Alanine Transaminase (ALT) | Tế bào gan | 20 – 40 UI/L |
Aspartate Transaminase (AST) | Tế bào gan | 20 – 40 UI/L |
Phosphatase kiềm (ALP) | Màng tế bào gan | 30 – 110 UI/L |
Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) | Thành tế bào ống mật | 20 – 40 UI/L |
Khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, có một lượng men gan được giải phóng vào máu ở nồng độ dưới 40UI/L (chỉ số này cố định ở người bình thường). Vì một lý do gì đó khiến tế bào gan bị tổn thương và phá vỡ trước chu trình chết sẽ giải phóng men gan vào máu, khi làm xét nghiệm sẽ thấy các chỉ số men gan tăng cao hơn mức bình thường thì được gọi là bệnh men gan cao.
Nguyên Nhân Men Gan Cao
Nguyên nhân bệnh men gan cao theo Y học hiện đại
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan là bệnh gan nhiễm mỡ. Các nguyên nhân khác làm tăng men gan bao gồm: Hội chứng chuyển hóa, viêm gan, sử dụng rượu bia và một số thuốc ảnh hưởng đến men gan, xơ gan…
Gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi có chất béo tích tụ trong gan. Nếu sự tích tụ này là do tiêu thụ rượu thì được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Khi rượu không phải là yếu tố gây bệnh, sự tích tụ chất béo trong gan được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ NAFLD cao hơn. Nghiên cứu cho thấy 25% – 51% những người có men gan tăng cao đang có tình trạng gan nhiễm mỡ.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các triệu chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những triệu chứng này bao gồm: đường huyết cao; huyết áp cao; thừa cân; cholesterol cao.
Viêm gan
Viêm gan do bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến nhưng viêm gan do các nhóm virut như A, B, C, E, D có mức độ tăng rất cao và thường gây ra tình trạng viêm cấp tính.
Một số bệnh lý ở gan gây ra tình trạng men gan cao
Uống rượu bia
Rượu bia làm tổn thương tế bào gan, giải phóng men gan vào máu và gây ra hiện tượng tăng men gan. Lượng men gan tăng ở người uống rượu, bia tùy thuộc vào liều lượng và chất lượng của rượu, bia. Thông thường khi lượng men gan tăng do rượu thì loại AST thường tăng cao 2 – 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.
Sử dụng thuốc
Nhiều loại thuốc có liên quan đến tổn thương gan và men gan cao như:
– Thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen và Naproxen,…
– Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Isoniazid,…
Thường chỉ khi dùng quá liều những loại thuốc này gây nên ngộ độc mới gây ra tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng dẫn đến tăng men gan.
Các bệnh lý khác cũng gây ra tình trạng men gan tăng cao là bệnh sốt rét, bệnh đường mật, xơ gan, áp xe gan.
Nguyên nhân men gan cao theo quan điểm của Y học cổ truyền
Y học cổ truyền không có tên gọi chính xác cho bệnh tăng men gan như Y học hiện đại, tùy theo triệu chứng bệnh mà có tên gọi khác nhau, dân gian thường gọi chung thuật ngữ bệnh Viêm gan là chứng “nóng gan” chỉ người bệnh do hay uống rượu, uống bia, các chất kích thích, ăn nhiều đồ béo ngọt, gan phải làm việc nhiều hơn nhằm loại thải các chất có hại ra khỏi cơ thể, làm thương tổn đến gan, gây ra các triệu chứng như ngứa , dị ứng, nổi mụn,…. tiểu tiện vàng, đại tiện táo (thường gặp trong các bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, rối loạn chức năng gan).
Nóng gan có thể là một nguyên nhân gây men gan cao
Triệu Chứng Tăng Men Gan
Thường khi bị men gan cao, các triệu chứng khá nhẹ và không đáng kể như hơi đau ở hạ sườn phải, trướng bụng nhẹ, bị giãn các vi mạch ở cổ, mặt, mệt mỏi, chán ăn,… Thậm chí, một vài trường hợp dù men gan rất cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng nào, người bệnh vẫn học tập, sinh hoạt và làm việc bình thường. Bệnh được phát hiện vô tình qua kiểm tra sức khỏe xét nghiệm máu.
Giai đoạn các triệu chứng không điển hình này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hay thậm chí đến vài năm. Điều này cũng lý giải vì sao đa số bệnh nhân mắc bệnh gan thường phát hiện ra bệnh muộn. Biểu hiện bệnh không rõ ràng, người bệnh chủ quan, không đi khám, vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… gây hại nặng nề cho gan. Nguy hiểm hơn là có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Chẩn Đoán Bệnh Men Gan Cao
Xét nghiệm máu cho thấy men gan tăng cao khi các chỉ số nồng độ AST và ALT tăng.
Nếu kết quả cho thấy AST hoặc ALT tăng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sâu hơn để xác định nguyên nhân gây bệnh. Giá trị và tỉ lệ khác nhau của AST so với ALT có thể giúp tiên đoán các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Chỉ số men gan:
– Tăng cao (> 3000 UI/L) có thể gặp trong các trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, tổn thương gan do thuốc, độc chất, trụy mạch kéo dài.
– Tăng vừa (< 300 UI/L) gặp trong viêm gan do rượu. Transaminase tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường. ·
– Tăng nhẹ (< 100 UI/L) có thể gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan) hoặc tình trạng tắc mật. Các trường hợp tăng nhẹ men gan thường gặp trong gan nhiễm mỡ.
Đối với vàng da tắc mật, đặc biệt là trường hợp sỏi di chuyển vào ống mật chủ, ALT thường tăng < 500 UI/L (trong viêm túi mật cấp), hiếm khi ALT tăng đến 3.000 UI/L nhưng sau đó giảm nhanh trở về bình thường.
Tỷ số De Ritis = SGOT/SGPT (SGOT=AST/SGPT=ALT)
Nếu O/P > 1 gặp trong các tổn thương gan mạn tính như xơ gan hoặc
Nếu O/P > 2 rất gợi ý đến tổn thương gan do rượu vì lúc đó ALT thường thấp.
Khi O/P > 4 gợi ý đến viêm gan bùng phát do bệnh Wilson. Khi tỷ số này < 1 thường gặp trong hoại tử tế bào gan cấp như trong viêm gan virus cấp.
Phòng Và Điều Trị Men Gan Cao
Điều trị men gan cao theo Y học hiện đại
Điều trị nguyên nhân
Phát hiện các nguyên nhân gây ra tăng men gan và loại bỏ các nguyên nhân này:
- Do sử dụng thuốc: nên báo với bác sĩ nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó mà gặp phải tình trạng đau tức hạ sườn phải (vị trí của gan), người mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ăn khó tiêu,…
- Do bệnh lý: tuân thủ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều chỉnh lối sống
Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, thuốc lào, không ăn da, mỡ động vật, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh các gia vị cay nóng.
Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc nhiều.
Với những người đã có tiền sử bệnh men gan cao, cần đi xét nghiệm, kiểm tra lại các chỉ số men gan để có hướng điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Với những người có nguy cơ tăng men gan (uống rượu bia nhiều, thừa cân, béo phì…), cần đặc biệt chú ý: Hạn chế uống rượu bia tối đa trong ngày, nên ăn nhiều rau củ, hành tỏi…
Điều trị men gan cao theo Y học cổ truyền
Actiso và cây kế sữa là 2 thảo dược tiêu biểu được sử dụng nhiều tại Việt Nam và các nước Châu Âu không chỉ tốt cho tình trạng men gan cao, mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, hạ men gan…
Cách dùng Actiso: lá, thân, rễ và cả hoa đều được sử dụng. Có thể dùng như loại rau ăn hàng ngày, sắc nước tươi hoặc phơi khô. Hiện nay còn có các chế phẩm như cao atiso hoặc thực phẩm chức năng bổ sung. Lượng dùng: 10-20g khô/ngày thời gian từ 20 – 30 ngày.
Cách dùng kế sữa: Dùng lá thân, hoặc hoa phơi khô hãm trà hoặc đun nước uống hàng ngày. Các dòng sản phẩm uống bổ sung thường dùng dạng chiết xuất từ hạt cây kế sữa bởi hàm lượng hoạt chất có tác dụng chữa bệnh ở trong hạt rất cao. Lượng dùng : 20-40g, thời gian từ 20 đến 30 ngày.
Để thuận tiện hơn cho người bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất các thảo dược tốt cho gan dưới dạng viên uống dễ sử dụng hơn. Trong đó có viên uống Sily-GAN. Điều đặc biệt của sản phẩm này đó là đây là một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP.
Cùng tham khảo thêm link sau để hiểu thêm về bí quyết này: https://silygan.com/
SILYGAN – Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu.
Ngoài ra, tùy theo thể bệnh sẽ có các bài thuốc tương ứng, việc sử dụng sẽ do thầy thuốc hướng dẫn. Các loại thảo dược thường được dùng như: hạ khô thảo, nhân trần, chó đẻ răng cưa… Bệnh men gan cao là một bệnh lý có tỷ lệ người mắc cao với triệu chứng bệnh không rõ rệt nên bệnh thường được phát hiện muộn. Do vậy, để phòng ngừa các bệnh ở gan nói chung và bệnh men gan cao nói riêng, bạn nên duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, trường hợp sử dụng rượu bia nhiều hoặc có tiền sử men gan tăng cao… nên đến kiểm tra các chỉ số men gan sớm để điều trị kịp thời.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Gan
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết