Corona 2019 Điều Trị Bằng Thuốc Y Học Cổ Truyền – Hiệu Quả Hay Không?

Trung Quốc rất tự hào về ngành y học cổ truyền. Chính ông Tập Cận Bình từng gọi đây là “một kho tàng của nền văn minh Trung Hoa” và “đông y phải có một chỗ đứng xứng đáng hơn nữa bên cạnh ngành y học hiện đại”. Trong đại dịch bệnh này, Y học cổ truyền được áp dụng điều trị cho hơn nửa số bệnh nhân nhiễm dịch COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc (tức hơn 27.200 người).

Kết Quả Lạc Quan Từ Bệnh Nhân Covid-19 Điều Trị Bằng Thuốc Đông y

Trong khi số người chết vì Covid-19 tiếp tục tăng, trong tuần đầu tháng này có những ca xuất viện gây chú ý: hai ca tại Lật Dương, tỉnh Hồ Nam; ba ca khác tại Hạch Bích, Hà Nam; và hai ca nữa ở Hàng Châu, Chiết Giang. Những người này nằm trong số các bệnh nhân đầu tiên bình phục hoàn toàn nhờ được điều trị kết hợp giữa Tây y và Trung y. 

Các tỉnh phía nam Quảng Đông và ven biển Chiết Giang cũng có số lượng bệnh nhân cao chỉ xếp sau Hồ Bắc. Bệnh nhân được cho uống thảo dược để giảm triệu chứng ngay cả trước khi xét nghiệm dương tính với virus. Kết quả cho thấy: Quảng Đông hôm 14/2 báo cáo tỷ lệ tử vong chỉ là 0,1% trên tổng số người nhiễm bệnh – so với tỷ lệ 2,6% của Vũ Hán. Không ai trong số 1.155 bệnh nhân nhiễm virus tại Chiết Giang tử vong.

Một nhóm điều trị tại Quảng Châu đã điều trị cho hơn 50 bệnh nhân và sau đó không có ai xuất hiện triệu chứng nào nghiêm trọng. Tại Thượng Hải, bệnh nhân được điều trị kết hợp thường mất bảy hoặc tám ngày để kiểm tra âm tính [đối với virus corona]. Nếu không có thuốc thảo dược thì có thể mất hơn 10 ngày.

Trong khi đó Theo thống kê, chưa đến một phần ba bệnh nhân ở Hồ Bắc được cho dùng thuốc thảo dược, so với gần 90% tại các vùng khác ở Trung Quốc. “Sự vắng mặt của y học cổ truyền đã ảnh hưởng đến kết quả của những nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân”. Số lượng bệnh nhân quá nhiều đã gây áp lực rất lớn lên đội ngũ y bác sĩ cũng như nguồn lực y tế của tỉnh. Tuy nhiên, việc thiếu các phương pháp điều trị bằng thảo dược cho những bệnh nhân ban đầu chỉ có triệu chứng nhẹ cũng có thể là một lý do. 

Điều này khiến lực lượng đặc nhiệm chống dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc tại Vũ Hán, thủ phủ của Hồ Bắc, gửi một chỉ thị khẩn cấp vào thứ ba tuần trước tới tất cả các cơ quan và bệnh viện liên quan đến chống dịch corona, cho họ 24 giờ để đảm bảo trà thảo dược được cung cấp cho tất cả các ca nhiễm và nghi nhiễm. 

Tranh Cãi Về Quan Điểm Dùng Y Học Cổ Truyền Trong Điều Trị Virus Covid-19 Hay Không? 

Đây vẫn là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới khoa học. Virus rất khó tiêu diệt vì nó không sống như một sinh vật độc lập giống như tế bào vi khuẩn. Khi vào cơ thể, nó tiêm mã gen lạ vào tế bào của cơ thể người bệnh và nhân đôi nhanh chóng, gây ra các tổn thương đến sức khỏe con người.

Một nguyên tắc vàng trong liệu pháp chữa trị thảo dược là bác sĩ phải gặp bệnh nhân. Trong số các chuyên gia hỗ trợ y tế đầu tiên đến Vũ Hán sau khi dịch bệnh bùng phát, có các bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng và có uy tín bậc nhất Trung Quốc như là Tong Xiaolin, Huang Luqi và Zhang Boli.

Họ đã dành nhiều ngày đêm trong các khu vực cách ly để kiểm tra mạch của bệnh nhân, kiểm tra tình trạng thể chất của họ, đặt câu hỏi và cập nhật các công thức thảo dược cho bệnh nhân trong các giai đoạn phát triển bệnh khác nhau.

Giới chức y tế Trung Quốc cho rằng một loại thuốc truyền thống được làm từ sỏi mật gia súc, sừng trâu, hoa nhài và ngọc trai có tiềm năng trong điều trị virus corona. Phương pháp này được Ủy ban Y tế Trung Quốc đưa ra vào ngày 5/2 trong kế hoạch điều trị viêm phổi corona.

Trên mạng xã hội ở Trung Quốc, tin tức về những nỗ lực của các bác sĩ y học cổ truyền đã được chào đón bằng cả lời khen ngợi và sự khinh miệt. Trong khi nhiều người ủng hộ việc sử dụng các loại thảo mộc dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ, một số người vẫn rất hoài nghi, thậm chí bài trừ.

“Tại sao các bác sĩ Đông y không thể im lặng và để các bác sĩ Tây y thực hiện công việc của họ?”, một người nói trên Weibo.

Một số bác sĩ ở Bắc Kinh cho biết các bác sĩ tuyến đầu thích sử dụng thuốc Tây y một phần vì cơ chế và tác dụng phụ của chúng đơn giản và được nghiên cứu sâu hơn. Ngược lại, công thức thảo dược đôi khi chứa hàng chục thành phần, một số trong đó còn rất xa lạ với khoa học hiện đại.

Các loại thuốc kháng virus cần can thiệp vào gen của con người để quét sạch virus bên trong, và ý kiến chủ đạo của các nhà sinh học ngày nay là thực vật không có khả năng như vậy.

Tác động của nhiều loại thực vật rất khó định lượng, và “khi bạn đặt tất cả chúng vào một bát súp, nó không còn là khoa học nữa, đó là một nghệ thuật”, một bác sĩ yêu cầu ẩn danh cho biết.

Cũng rất khó để nói chính xác các loại thảo mộc có tác dụng đến như thế nào; vì trong hầu hết các trường hợp, chúng được dùng bởi bệnh nhân bên cạnh các loại thuốc Tây y, và một số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch cũng nhận được hỗ trợ kỹ thuật như phổi nhân tạo.

Cơ Hội Quảng Bá Y Học Cổ Truyền Lâu Đời Của Trung Quốc

Những người ủng hộ thảo dược đã chỉ ra rằng Trung Quốc đã trải qua hơn 320 lần chiến đấu bệnh dịch được ghi nhận kể từ thời nhà Hán hơn 2.000 năm trước. Các bác sĩ Trung y đã tích lũy kiến thức và kinh nghiệm phong phú từ những cuộc chiến này để áp dụng vào y học ngày nay.

Các đại dịch ở Trung Quốc không gây ra tỷ lệ tử vong cao như một vài dịch bệnh ở châu Âu, chẳng hạn như thời điểm Cái chết đen ở thế kỷ 14, đã quét sạch 60% toàn bộ dân số châu Âu. Bác sĩ Tu Youyou, người đã giành giải thưởng Nobel về thuốc sốt rét artemisinin cứu sống hàng triệu người, đã lấy ý tưởng từ một loại cây được sử dụng trong các công thức thảo dược truyền thống.

Tong, nhà nghiên cứu chính của Viện Hàn lâm Y Khoa Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 13/2 rằng đây không phải là lúc các trường phái khác nhau chỉ trích các phương pháp của nhau. “Không nên tranh luận ai là người có vai trò chính, ai có kỹ thuật tốt hơn”, ông Tong nói. “Mọi người phải chung tay và đoàn kết”.

Nhưng thực tế có rất nhiều số liệu ủng hộ cho tính hiệu quả của các loại thảo mộc trong điều trị kháng virus. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thu được một số kết quả ban đầu đầy hứa hẹn từ các quan sát lâm sàng.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

 

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2020-03-18T04:46:05+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button