Tìm Hiểu Về Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến, xuất hiện ở khoảng 20% người trưởng thành ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, ước tính có tới hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vậy bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng bệnh lý này.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản, hầu, họng.
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cần sớm khắc phục tránh để kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hại như: Viêm đường hô hấp, viêm loét và hẹp thực quản, barrett thực quản và ung thư thực quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản?
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản theo Tây Y
Cơ chế gây trào ngược dạ dày thực quản là do hoạt động của cơ vòng thực quản – dạ dày không tốt. Cơ này được ví như “nắp đậy” của dạ dày. Vì một lý do nào đó mà cơ bị yếu, không đóng khít lại được hoặc mở khi không cần thiết hoặc lượng thức ăn trong dạ dày quá nhiều sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, và đôi khi không rõ nguyên nhân. Bệnh thường xảy ra phổ biến hơn ở những người:
- Thừa cân hoặc béo phì, có thai gây tăng áp lực lên dạ dày
- Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống dị ứng, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
- Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc
Một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng này bao gồm: viêm loét dạ dày, phù nề, viêm hang vị dạ dày, tổn thương hệ thần kinh ở thực quản do di truyền hoặc nhiễm trùng, thoát vị dạ dày,… gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa dẫn tới việc thức ăn bị trào ngược lên trên.
Cơ chế gây trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản theo Đông Y
Trong Đông y, bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng bệnh như “Ế cách”, “Hung thống”, “Thổ toan”… do nhiều nguyên nhân gây nên như rối loạn tình chí (tinh thần căng thẳng – stress), ẩm thực bất điều (ăn uống không điều độ), lao lực quá độ, cảm thụ ngoại tà… với cơ chế chủ yếu là do vị khí thượng nghịch, thăng giáng thất thường mà phát sinh ra các chứng trạng như ợ hơi, ợ chua, đau tức sau xương ức, viêm rát họng, nôn và buồn nôn…
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng chính của trào ngược dạ dày là ợ nóng. Ợ nóng là cảm giác nóng rát khó chịu phía sau xương ức. Triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh nằm xuống hoặc cúi xuống hoặc sau khi ăn.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị GERD đều bị ợ nóng và có những triệu chứng khác có thể xảy ra như: Buồn nôn hoặc nôn, hôi miệng, có vấn đề về đường hô hấp, đau tức ngực, nuốt khó hoặc đau khi nuốt, sâu răng.
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
GERD có thể xấu đi và biến thành các điều kiện khác nếu không được điều trị, các biến chứng phổ biến là:
- Viêm thực quản : Thức ăn trào ngược lên tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm.
- Co thắt thực quản : Thực quản trở nên hẹp, gây khó nuốt.
- Barrett thực quản : Các tế bào ở thực quản có thể biến đổi thành các tế bào tương tự như niêm mạc ruột, sự biến đổi này có thể dẫn đến ung thư thực quản.
- Các vấn đề về hô hấp : Acid dạ dày có thể tràn vào phổi gây ra một loạt các vấn đề khác bao gồm tắc nghẽn phổi, khàn tiếng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phổi .
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
- Sử dụng thang điểm đánh giá trào ngược gồm 9 câu hỏi với thang điểm mỗi câu từ 0-5 trong Hướng dẫn chẩn đoán một số bệnh tai mũi họng của Bộ Y tế
- Chụp X-quang tiêu hóa giúp phát hiện thoát vị lỗ thực quản và tình trạng hẹp thực quản
- Nội soi dạ dày tá tràng phát hiện viêm loét
- Đo trở kháng thực quản giúp đánh giá chất trào ngược vào thực quản là khí hay dịch.
- Đo pH ghi lại thông số acid dạ dày thực quản.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị theo Tây Y
- Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống: GERD thường sẽ được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống trước khi áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Các nhóm thuốc sử dụng cho tình trạng này bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton: là thuốc hàng đầu cho điều trị triệu chứng và điều trị viêm thực quản do loét do làm giảm tiết acid dạ dày.
- Thuốc chẹn H2
- Thuốc kháng acid: trung hòa acid dịch vị bằng các chất có tính kiềm. Tác dụng phụ thường gặp gồm tiêu chảy, táo bón.
- Prokinetic: thuốc làm tăng trương lực cơ vòng, giúp cơ đóng khít lại và làm giảm trào ngược.
- Erythromycin: kháng sinh hoạt động như motilin – một chất giúp co bóp tiêu hóa, do đó giúp đẩy nhanh tốc độ làm rỗng dạ dày.
– Phẫu thuật:
Áp dụng khi các biện pháp dùng thuốc và thay đổi lối sống không hiệu quả. Can thiệp phẫu thuật chủ yếu là khâu để làm khít phần cơ vòng thực quản – dạ dày, từ đó làm giảm trào ngược.
Điều trị theo Đông Y
Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress): Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tỳ vị, gây đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi…
Điều trị: Kiện tỳ, ích khí giáng nghịch
Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp: Người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu…
Điều trị: Dùng các vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh: Đau tức vùng thượng vị, nhu động ở dạ dày tăng lên từng đợt, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi, ợ nóng, người bệnh khó chịu, bực bội, tỳ khí và vị khí không lưu thoát, người bệnh chán ăn, mất ngủ.
Điều trị: bổ thổ bình can, điều khí.
Các biện pháp thay đổi lối sống
- Nên ăn lượng thức ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều cùng lúc
- Ngừng ăn trước khi đi ngủ từ 2-3 tiếng.
- Bỏ hoặc tránh hút thuốc
- Giảm cân, giảm căng thẳng.
- Không mặc quần bó sát quanh bụng
- Kê cao gối khi ngủ
- Chế độ ăn: một số thực phẩm có thể gây triệu chứng trào ngược ở một số người, bạn có thể giảm bớt lượng thực phẩm này xem có giúp ích cho trường hợp của bạn không. Các thực phẩm này bao gồm: thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà phê, đồ uống có cồn, chocolate, bạc hà, các sản phẩm từ cà chua…
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp nhưng ít người để ý đến các biểu hiện của bệnh cho đến khi có các triệu chứng khó chịu hơn hoặc đã gặp biến chứng. Khi gặp biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ chuyển biến thành các bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy bạn cần đi kiểm tra sớm nếu có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —
User Review
( votes)
User Review
( votes)Bài Viết Liên Quan
Tìm Hiểu Về Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến, xuất hiện ở khoảng 20% người trưởng thành ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, ước tính có tới hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vậy bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng bệnh lý này.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản, hầu, họng.
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cần sớm khắc phục tránh để kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hại như: Viêm đường hô hấp, viêm loét và hẹp thực quản, barrett thực quản và ung thư thực quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản?
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản theo Tây Y
Cơ chế gây trào ngược dạ dày thực quản là do hoạt động của cơ vòng thực quản – dạ dày không tốt. Cơ này được ví như “nắp đậy” của dạ dày. Vì một lý do nào đó mà cơ bị yếu, không đóng khít lại được hoặc mở khi không cần thiết hoặc lượng thức ăn trong dạ dày quá nhiều sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, và đôi khi không rõ nguyên nhân. Bệnh thường xảy ra phổ biến hơn ở những người:
- Thừa cân hoặc béo phì, có thai gây tăng áp lực lên dạ dày
- Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống dị ứng, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
- Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc
Một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng này bao gồm: viêm loét dạ dày, phù nề, viêm hang vị dạ dày, tổn thương hệ thần kinh ở thực quản do di truyền hoặc nhiễm trùng, thoát vị dạ dày,… gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa dẫn tới việc thức ăn bị trào ngược lên trên.
Cơ chế gây trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản theo Đông Y
Trong Đông y, bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng bệnh như “Ế cách”, “Hung thống”, “Thổ toan”… do nhiều nguyên nhân gây nên như rối loạn tình chí (tinh thần căng thẳng – stress), ẩm thực bất điều (ăn uống không điều độ), lao lực quá độ, cảm thụ ngoại tà… với cơ chế chủ yếu là do vị khí thượng nghịch, thăng giáng thất thường mà phát sinh ra các chứng trạng như ợ hơi, ợ chua, đau tức sau xương ức, viêm rát họng, nôn và buồn nôn…
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng chính của trào ngược dạ dày là ợ nóng. Ợ nóng là cảm giác nóng rát khó chịu phía sau xương ức. Triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh nằm xuống hoặc cúi xuống hoặc sau khi ăn.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị GERD đều bị ợ nóng và có những triệu chứng khác có thể xảy ra như: Buồn nôn hoặc nôn, hôi miệng, có vấn đề về đường hô hấp, đau tức ngực, nuốt khó hoặc đau khi nuốt, sâu răng.
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
GERD có thể xấu đi và biến thành các điều kiện khác nếu không được điều trị, các biến chứng phổ biến là:
- Viêm thực quản : Thức ăn trào ngược lên tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm.
- Co thắt thực quản : Thực quản trở nên hẹp, gây khó nuốt.
- Barrett thực quản : Các tế bào ở thực quản có thể biến đổi thành các tế bào tương tự như niêm mạc ruột, sự biến đổi này có thể dẫn đến ung thư thực quản.
- Các vấn đề về hô hấp : Acid dạ dày có thể tràn vào phổi gây ra một loạt các vấn đề khác bao gồm tắc nghẽn phổi, khàn tiếng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phổi .
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
- Sử dụng thang điểm đánh giá trào ngược gồm 9 câu hỏi với thang điểm mỗi câu từ 0-5 trong Hướng dẫn chẩn đoán một số bệnh tai mũi họng của Bộ Y tế
- Chụp X-quang tiêu hóa giúp phát hiện thoát vị lỗ thực quản và tình trạng hẹp thực quản
- Nội soi dạ dày tá tràng phát hiện viêm loét
- Đo trở kháng thực quản giúp đánh giá chất trào ngược vào thực quản là khí hay dịch.
- Đo pH ghi lại thông số acid dạ dày thực quản.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị theo Tây Y
- Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống: GERD thường sẽ được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống trước khi áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Các nhóm thuốc sử dụng cho tình trạng này bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton: là thuốc hàng đầu cho điều trị triệu chứng và điều trị viêm thực quản do loét do làm giảm tiết acid dạ dày.
- Thuốc chẹn H2
- Thuốc kháng acid: trung hòa acid dịch vị bằng các chất có tính kiềm. Tác dụng phụ thường gặp gồm tiêu chảy, táo bón.
- Prokinetic: thuốc làm tăng trương lực cơ vòng, giúp cơ đóng khít lại và làm giảm trào ngược.
- Erythromycin: kháng sinh hoạt động như motilin – một chất giúp co bóp tiêu hóa, do đó giúp đẩy nhanh tốc độ làm rỗng dạ dày.
– Phẫu thuật:
Áp dụng khi các biện pháp dùng thuốc và thay đổi lối sống không hiệu quả. Can thiệp phẫu thuật chủ yếu là khâu để làm khít phần cơ vòng thực quản – dạ dày, từ đó làm giảm trào ngược.
Điều trị theo Đông Y
Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress): Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tỳ vị, gây đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi…
Điều trị: Kiện tỳ, ích khí giáng nghịch
Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp: Người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu…
Điều trị: Dùng các vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh: Đau tức vùng thượng vị, nhu động ở dạ dày tăng lên từng đợt, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi, ợ nóng, người bệnh khó chịu, bực bội, tỳ khí và vị khí không lưu thoát, người bệnh chán ăn, mất ngủ.
Điều trị: bổ thổ bình can, điều khí.
Các biện pháp thay đổi lối sống
- Nên ăn lượng thức ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều cùng lúc
- Ngừng ăn trước khi đi ngủ từ 2-3 tiếng.
- Bỏ hoặc tránh hút thuốc
- Giảm cân, giảm căng thẳng.
- Không mặc quần bó sát quanh bụng
- Kê cao gối khi ngủ
- Chế độ ăn: một số thực phẩm có thể gây triệu chứng trào ngược ở một số người, bạn có thể giảm bớt lượng thực phẩm này xem có giúp ích cho trường hợp của bạn không. Các thực phẩm này bao gồm: thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà phê, đồ uống có cồn, chocolate, bạc hà, các sản phẩm từ cà chua…
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp nhưng ít người để ý đến các biểu hiện của bệnh cho đến khi có các triệu chứng khó chịu hơn hoặc đã gặp biến chứng. Khi gặp biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ chuyển biến thành các bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy bạn cần đi kiểm tra sớm nếu có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bình Luận Bài Viết