Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam

Đau dạ dày là tên gọi chung của các bệnh về dạ dày có biểu hiện đau, thường gặp trong viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày,… Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hay điều trị bằng đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn với mong muốn điều trị triệt để tận gốc bệnh mà vẫn đảm bảo không có tác dụng phụ.

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như căng thẳng, stress, lạm dụng chất kích thích, ăn uống sinh hoạt không điều độ,  chiếm nhiều nhất là do vi khuẩn HP. Theo khảo sát mới nhất của Hội y tế Việt Nam, có tới 25% dân số mắc bệnh đau dạ dày. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, khi áp lực công việc cao cùng với thói quen ăn nhanh uống vội làm cho số lượng người bị đau dạ dày ngày càng tăng đột biến. Song song với đó là sự lạm dụng thuốc tây y làm cho nhờn thuốc, cùng với nhiều tác dụng không mong muốn. 

   

Ảnh: Triệu chứng đau dạ dày

Quan niệm của đông y về đau dạ dày

Theo y học cổ truyền đau dạ dày thuộc chứng Vị quản thống hoặc vị thống, do tình chí bị kích thích dẫn đến can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết lại tỳ vị gây đau. Hoặc do ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận dẫn đến bệnh. Tiên thiên bất túc (thường là yếu tố bẩm sinh) làm hàn tà có khả năng xâm phạm tỳ vị làm khí trệ huyết ứ sinh các cơn đau.

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng đông y chủ yếu là sơ can hòa vị, tiết nhiệt, lý khí, thông kinh hoạt lạc. Trong trường hợp do tiên thiên phải bổ tỳ thận, khi có biểu hiện hàn tà xâm nhập thì phải ôn trung kiện tỳ.

Trong số các vị thuốc, bài thuốc Đông y thì cách chữa đau dạ dày bằng thuốc nam là phổ biến nhất, không chỉ vì hiệu quả nó mang lại mà các vị thuốc này đều dễ kiếm, cho giá thành điều trị thấp, giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều công sức và tiền của.

Một số vị thuốc nam chữa đau dạ dày thường dùng

  • Nghệ:

Ảnh: Nghệ là vị thuốc nam được dùng để chữa đau dạ dày nhiều nhất

Nghệ trong đông y gọi là khương hoàng (nghệ vàng), hay còn gọi là nga truật (nghệ đen), cả 2 vị thuốc này đều có tính nóng, tác dụng hoạt huyết tiêu viêm mạnh, đều dùng để chữa đau dạ dày.

Theo các nghiên cứu được báo cáo, trong nghệ có thành phần chính là Curcumin và nhiều hoạt chất có tính chống oxy hóa, kháng viêm. Chính vì vậy mà nghệ có khả năng làm lành vết thương nhanh, chống ung thư và cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Nghệ được xem là vị thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất.

Nhiều người dùng tinh bột nghệ trong làm đẹp và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư khác không chỉ riêng dạ dày.

Cách dùng: nghệ phơi khô loại bỏ rễ và vỏ, nghiền lấy bột mịn pha nước ấm uống hàng ngày. Hoặc uống cùng mật ong ngày 3 lần sau ăn 15 phút.

  • Chè dây

Ảnh: Chè dây

 Chè dây là vị thuốc mọc nhiều ở miền Bắc Việt Nam, vị ngọt, có tính hàn lương. Đây có thể coi là 1 trong các vị thuốc dân tộc quý hiếm trong điều trị các bệnh về dạ dày. Chè dây có chứa nhiều flavonoid, myricetin, và nhiều loại đường khác nhau, có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày tốt, liền nhanh vết loét, diệt khuẩn HP. Tác dụng điều trị đau dạ dày của chè dây được nhiều người công nhận và ngày càng được sử dụng phổ biến.

Cách dùng: dùng toàn thân trên mặt đất lúc chưa có hoa của chè dây, phơi khô rồi hãm với nước như pha chè uống hàng ngày.

  • Lá mơ lông:

Lá mơ lông là vị thuốc nam rất thông dụng, hầu như ai cũng biết đến, nó vừa là loại rau ăn sống, vừa là thuốc chữa nhiều bệnh về tiêu hóa. Theo YHCT, lá mơ có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực, trừ thấp. Ngoài ra, hoạt chất trong lá mơ có thể ức chế vi khuẩn HP. Chính vì vậy lá mơ có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách dùng: có thể ăn sống tươi hoặc sắc nước uống.

  • Cây lược vàng

Cây lược vàng thuộc họ thài lài, là vị thuốc nam có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, steroid. Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, giảm sung huyết, giảm đau, hoạt huyết, tái tạo và nhanh làm lành vết thương. Chính vì vậy cây lược vàng là một trong số những cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày phổ biến.

Theo các nhà khoa học, dịch ép từ cây lược vàng không chỉ có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày mà còn có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư dạ dày. Kết quả này được chứng minh qua nhiều thí nghiệm khác nhau, đây được coi là một trong những cách nhìn mới về việc chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam dưới quan điểm hiện đại.

Cách dùng: lấy lá lược vàng tươi ép lấy nước uống mỗi ngày 2 cốc khoảng 250ml xa bữa ăn.

Ảnh: Cây lược vàng

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

Đau dạ dày là tên gọi chung của các bệnh về dạ dày có biểu hiện đau, thường gặp trong viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày,… Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hay điều trị bằng đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn với mong muốn điều trị triệt để tận gốc bệnh mà vẫn đảm bảo không có tác dụng phụ.

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như căng thẳng, stress, lạm dụng chất kích thích, ăn uống sinh hoạt không điều độ,  chiếm nhiều nhất là do vi khuẩn HP. Theo khảo sát mới nhất của Hội y tế Việt Nam, có tới 25% dân số mắc bệnh đau dạ dày. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, khi áp lực công việc cao cùng với thói quen ăn nhanh uống vội làm cho số lượng người bị đau dạ dày ngày càng tăng đột biến. Song song với đó là sự lạm dụng thuốc tây y làm cho nhờn thuốc, cùng với nhiều tác dụng không mong muốn. 

   

Ảnh: Triệu chứng đau dạ dày

Quan niệm của đông y về đau dạ dày

Theo y học cổ truyền đau dạ dày thuộc chứng Vị quản thống hoặc vị thống, do tình chí bị kích thích dẫn đến can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết lại tỳ vị gây đau. Hoặc do ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận dẫn đến bệnh. Tiên thiên bất túc (thường là yếu tố bẩm sinh) làm hàn tà có khả năng xâm phạm tỳ vị làm khí trệ huyết ứ sinh các cơn đau.

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng đông y chủ yếu là sơ can hòa vị, tiết nhiệt, lý khí, thông kinh hoạt lạc. Trong trường hợp do tiên thiên phải bổ tỳ thận, khi có biểu hiện hàn tà xâm nhập thì phải ôn trung kiện tỳ.

Trong số các vị thuốc, bài thuốc Đông y thì cách chữa đau dạ dày bằng thuốc nam là phổ biến nhất, không chỉ vì hiệu quả nó mang lại mà các vị thuốc này đều dễ kiếm, cho giá thành điều trị thấp, giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều công sức và tiền của.

Một số vị thuốc nam chữa đau dạ dày thường dùng

  • Nghệ:

Ảnh: Nghệ là vị thuốc nam được dùng để chữa đau dạ dày nhiều nhất

Nghệ trong đông y gọi là khương hoàng (nghệ vàng), hay còn gọi là nga truật (nghệ đen), cả 2 vị thuốc này đều có tính nóng, tác dụng hoạt huyết tiêu viêm mạnh, đều dùng để chữa đau dạ dày.

Theo các nghiên cứu được báo cáo, trong nghệ có thành phần chính là Curcumin và nhiều hoạt chất có tính chống oxy hóa, kháng viêm. Chính vì vậy mà nghệ có khả năng làm lành vết thương nhanh, chống ung thư và cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Nghệ được xem là vị thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất.

Nhiều người dùng tinh bột nghệ trong làm đẹp và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư khác không chỉ riêng dạ dày.

Cách dùng: nghệ phơi khô loại bỏ rễ và vỏ, nghiền lấy bột mịn pha nước ấm uống hàng ngày. Hoặc uống cùng mật ong ngày 3 lần sau ăn 15 phút.

  • Chè dây

Ảnh: Chè dây

 Chè dây là vị thuốc mọc nhiều ở miền Bắc Việt Nam, vị ngọt, có tính hàn lương. Đây có thể coi là 1 trong các vị thuốc dân tộc quý hiếm trong điều trị các bệnh về dạ dày. Chè dây có chứa nhiều flavonoid, myricetin, và nhiều loại đường khác nhau, có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày tốt, liền nhanh vết loét, diệt khuẩn HP. Tác dụng điều trị đau dạ dày của chè dây được nhiều người công nhận và ngày càng được sử dụng phổ biến.

Cách dùng: dùng toàn thân trên mặt đất lúc chưa có hoa của chè dây, phơi khô rồi hãm với nước như pha chè uống hàng ngày.

  • Lá mơ lông:

Lá mơ lông là vị thuốc nam rất thông dụng, hầu như ai cũng biết đến, nó vừa là loại rau ăn sống, vừa là thuốc chữa nhiều bệnh về tiêu hóa. Theo YHCT, lá mơ có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực, trừ thấp. Ngoài ra, hoạt chất trong lá mơ có thể ức chế vi khuẩn HP. Chính vì vậy lá mơ có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách dùng: có thể ăn sống tươi hoặc sắc nước uống.

  • Cây lược vàng

Cây lược vàng thuộc họ thài lài, là vị thuốc nam có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, steroid. Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, giảm sung huyết, giảm đau, hoạt huyết, tái tạo và nhanh làm lành vết thương. Chính vì vậy cây lược vàng là một trong số những cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày phổ biến.

Theo các nhà khoa học, dịch ép từ cây lược vàng không chỉ có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày mà còn có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư dạ dày. Kết quả này được chứng minh qua nhiều thí nghiệm khác nhau, đây được coi là một trong những cách nhìn mới về việc chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam dưới quan điểm hiện đại.

Cách dùng: lấy lá lược vàng tươi ép lấy nước uống mỗi ngày 2 cốc khoảng 250ml xa bữa ăn.

Ảnh: Cây lược vàng

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

 

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2020-08-31T11:33:46+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button