Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh thường gặp ở khớp tay, đầu gối, hông và cột sống. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ các yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp có thể giúp bạn có biện pháp làm chậm tiến triển của bệnh, cũng như cải thiện đau và chức năng khớp.
Thoái hóa khớp xảy ra do sự mài mòn của sụn, là cấu trúc bảo vệ hấp thụ sốc giữa các khớp. Sụn đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu tác động của các hoạt động hàng ngày lên khớp, nhưng việc cử động nhiều, sử dụng sụn nhiều, đồng nghĩa là sụn phải chịu mức độ hao mòn cao. Không có nguyên nhân cụ thể được biết đến của viêm xương khớp, nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể đóng vai trò là chủ chốt trong cơ chế bệnh sinh.
Sinh Lý Bệnh
Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa, viêm ở khớp. Sụn khớp là cấu trúc hỗ trợ, cho phép các khớp di chuyển một cách trơn tru. Thường ngày, các khớp của bạn có thể bị chịu tác động ở mức độ thấp và kéo dài. Hầu hết, cơ thể có thể tự sửa chữa những tổn thương do cọ xát các đầu sụn khớp, và quá trình sửa chữa được hoàn thành mà bạn không hề biết, do đó bạn không trải qua bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi sụn khớp bắt đầu bị mòn, các đầu xương bị cọ xát vào nhau khi cử động.
Các khớp có thể xuất hiện các gai xương mọc xung quanh mép khớp. Tổn thương sụn có thể thu hẹp không gian trong khớp và viêm ở khớp có thể khiến nó bị đỏ, sưng và nóng khi chạm vào. Khi xương của bạn dày lên, các khớp của bạn sẽ trở nên cứng, đau và khó cử động.
Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp nguyên phát liên quan chủ yếu đến lão hóa. Trong quá trình lão hóa, hàm lượng nước của sụn tăng lên và thành phần protein trong sụn bị thoái hóa. Việc sử dụng lặp đi lặp lại các khớp trong nhiều năm gây ra tổn thương cho sụn dẫn đến đau khớp và sưng. Cuối cùng, sụn bắt đầu thoái hóa bằng cách bong ra hoặc hình thành các kẽ hở nhỏ. Trong các trường hợp tiến triển, có sự mất hoàn toàn của sụn đệm giữa xương khớp. Sụn bị bào mòn dẫn đến ma sát giữa xương, gây đau và hạn chế vận động khớp. Tổn thương sụn cũng có thể kích thích sự phát triển của xương mới (thúc đẩy) hình thành xung quanh khớp. Thoái hóa khớp đôi khi có thể gặp ở các thành viên trong cùng một gia đình, do đó yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định trong tình trạng này. Hiếm gặp trường hợp di truyền của viêm xương khớp là do khiếm khuyết collagen, là một thành phần quan trọng của sụn.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa thứ phát là hệ quả của một bệnh hoặc tình trạng khác. Các điều kiện có thể dẫn đến viêm xương khớp thứ phát bao gồm béo phì, chấn thương lặp đi lặp lại hoặc phẫu thuật các cấu trúc khớp, khớp bất thường khi sinh (bất thường bẩm sinh), bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường và các rối loạn nội tiết tố khác.
Các Yếu Tố Nguy Cơ
Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn nếu họ có một hoặc nhiều yếu tố sau.
Tuổi tác
Thoái hóa khớp là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt ở đối tượng trên 70 tuổi. Tuy nhiên, thoái hóa khớp không giới hạn ở người cao tuổi, những người trẻ cũng trải qua những triệu chứng của bệnh, như: cứng khớp vào buổi sáng, đau nhức, đau khớp, giới hạn vận động.
Thoái hóa khớp xảy ra ở người cao tuổi
Yếu tố gia đình
Thoái hóa khớp có yếu tố gia đình, đặc biệt nếu bạn có thiếu sót về khớp liên quan đến di truyền. Khả năng mắc bệnh sẽ cao, nếu tiền sử gia đình có bố mẹ, ông bà, hoặc chị em bị thoái hóa khớp.
Chẩn đoán viêm khớp dựa chủ yếu vào tiền sử gia đình, cũng như những thăm khám thực thể. Do đó, hãy tìm hiểu trước khi gặp bác sĩ, nếu người thân của bạn có những triệu chứng về đau khớp. Biết về lịch sử y khoa của gia đình có thể giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.
Giới tính
Nhìn chung, những triệu chứng tiến triển của thoái hóa khớp xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Cho đến 55 tuổi, nam giới và nữ giới đều có số lượng tương đương nhau mắc bệnh. Tuy nhiên sau đó, số nữ giới mắc thoái hóa khớp tăng dần, so với nam giới ở cùng độ tuổi.
Chấn thương trong chơi thể thao
Những chấn thương trong thể thao có thể gây thoái hóa khớp ở người lớn với bất kỳ độ tuổi nào. Những chấn thương thường gặp có thể dẫn đến thoái hóa khớp bao gồm: rách sụn, trật khớp, chấn thương dây chằng.
Các chấn thương đầu gối trong thể thao, chẳng hạn như căng/rách dây chằng chéo trước đặc biệt nghiêm trọng. Chấn thương này làm tăng nguy có tiến triển đến thoái hóa khớp sau này. Chấn thương lặp đi lặp lại các mô khớp (dây chằng, xương và sụn) được cho là dẫn đến viêm xương khớp sớm ở đầu gối ở các cầu thủ bóng đá.
Thoái hóa khớp và nghề nghiệp
Trong một số trường hợp, những công việc bạn đang làm, hay thói quen trong cuộc sống, cũng có thể dẫn tới viêm khớp. Các khớp của bạn bị căng lặp đi lặp lại, có thể làm các sụn khớp bị bào mòn sớm hơn.
Một số hoạt động trong nhiều giờ có thể dẫn đến đau và cứng khớp, bao gồm: lao động chân tay, qùy, ngồi xổm, và leo cầu thang. Các khớp có thể bị thoái hóa khớp do nghề nghiệp gồm: khớp ngón tay, gối, hông.
Vấn đề cân nặng
Thoái hóa khớp ảnh hướng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, và kích thước cơ thể. Tuy nhiên, nguy cơ thoái hóa khớp tăng lên ở những người thừa cân. Cân nặng của cơ thể quá lớn, hay béo phì làm tăng áp lực lên sụn, tăng gánh nặng lên các khớp của bạn, đặc biệt ở khớp gối, hông, và lưng. Trên thực tế, bên cạnh lão hóa, béo phì là yếu tố nguy cơ chủ yếu đối với thoái hóa khớp gối. Sự tiến triển sớm của thoái hóa khớp gối ở những những người nâng tạ được cho là một phần do trọng lượng cơ thể của họ.
Người béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp cao
Thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên phần sụn. Nếu bạn cảm thấy khớp của bạn bắt đầu đau, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về một kế hoạch giảm cân phù hợp.
Một số tình trạng khác
Tinh thể lắng đọng trong sụn có thể gây thoái hóa sụn và viêm xương khớp. Tinh thể axit uric gây viêm khớp trong bệnh gút, trong khi tinh thể canxi pyrophosphate gây viêm khớp trong gout giả.
Viêm khớp dạng thấp và các tình trạng viêm khác của khớp dẫn đến tổn thương khớp, sụn bị thoái hóa và thoái hóa khớp.
Một số người được sinh ra với các khớp hình thành bất thường (bất thường bẩm sinh) dễ bị tổn thương cơ học, gây ra thoái hóa sớm và mất sụn khớp. Viêm xương khớp thông thường liên quan đến sự bất thường bẩm sinh về cấu trúc của các khớp này.
Rối loạn nội tiết, như bệnh tiểu đường và rối loạn hormone tăng trưởng, cũng liên quan đến sự hao mòn sụn sớm và viêm xương khớp thứ phát.
Tổng Kết
Thoái hóa khớp là kết quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố nguy cơ: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Tuy nhiên, để chẩn đoán, xác định nguyên nhân, cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết