Viêm khớp cổ chân là một trong số các bệnh lý về xương khớp nghe lạ mà quen, bệnh xảy ra ở nhiều độ tuổi, và ngày càng phổ biến ở những người trẻ. Cùng tìm hiểu cụ thể để hiểu rõ về bệnh viêm khớp cố chân, từ đó có được những kiến thức trong nhận biết, phòng ngừa và điều trị căn bệnh này một cách tốt nhất.
Hình ảnh viêm khớp cổ chân
Các Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Khớp Cổ Chân Là Gì?
Khớp cổ chân là một trong các khớp nhạy cảm trong cơ thể, chính vì vậy, khi chúng bị viêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động, đi lại, làm giảm chất lượng sống và sinh hoạt của người bệnh.
Khi bị viêm khớp cố chân, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
– Đau vùng khớp cổ chân: có thể đau nhói, đau âm ỉ hay đau nhức tùy từng mức độ bệnh. Đau tăng khi đi lại, khi thay đổi thời tiết.
– Sưng, viêm tại khu vực cổ chân và mắt cá chân: đây là triệu chứng thường gặp của viêm khớp cổ chân, người bệnh sẽ nhận thấy khớp cổ chân bị sưng to hơn so với bên còn lại, sờ vào nóng, da vùng khớp cổ chân cũng đỏ hơn so với xung quanh.
– Cứng khớp, hạn chế vận động khớp cổ chân: biểu hiện cứng khớp biểu hiện rõ nhất vào buổi sáng sớm, ở những bệnh nhân bị viêm khớp cổ chân mạn tính. Cử động khớp cổ chân, đi lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những bệnh nhân phải mất đến cả tiếng đồng hồ mới vận động được…
– Khớp cổ chân phát ra âm thanh lạ khi di chuyển: khi đi lại hoặc cử động nhẹ nhàng khớp cổ chân, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục khục, lạo xạo trong khớp.
Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Viêm Khớp Cổ Chân?
Theo công bố của khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai, viêm khớp cổ chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ. Tỷ lệ bệnh này nhiều hơn ở những người không luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, những người béo, những người hay đi giày cao gót,…
Cũng theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cổ chân, trong đó thường gặp nhất là:
– Thoái hóa khớp: thoái hóa thường xảy ra ở những người lớn tuổi do sự suy giảm về cấu trúc của xương khớp. Khớp cổ chân thuộc một trong số nhóm khớp dễ bị thoái hóa, thoái hóa lâu ngày làm tăng ma sát giữa các đầu xương gây ra phản ứng viêm ở khớp cổ chân.
– Chấn thương: các chấn thương vùng khớp cổ chân là nguyên nhân dẫn đến viêm, phù nề vùng này.
– Thường xuyên đi giày cao gót, lười vận động hay đặc thù phải vận động khớp cổ chân quá nhiều đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân.
– Viêm nhiễm phần mềm, vùng gân, dây chằng quanh khớp cổ chân sẽ làm xuất hiện viêm khớp cổ chân, tuy nhiên nguyên nhân này ít gặp hơn.
– Do mắc các bệnh lý xương khớp: Bệnh gút, bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn cấp thường xuất hiện viêm khớp cổ chân.
Các Biến Chứng Khôn Lường Của Bệnh Viêm Khớp Cổ Chân
Cũng giống như các bệnh thuộc hệ cơ xương khớp khác, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, viêm khớp cổ chân sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và vận động của người bệnh.
Một trong các biến chứng thường gặp nhất của viêm khớp cổ chân có thể kể đến như:
– Biến dạng khớp cổ chân: viêm khớp cổ chân tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến lệch trục khớp cổ chân, biến dạng khớp,…
– Liệt vận động khớp cổ chân, chi dưới: một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm khớp cổ chân là cứng khớp, ảnh hưởng đến vận động của toàn bộ chi dưới, lâu ngày có thể dẫn đến teo cơ, liệt vận động.
Cần Làm Gì Khi Bị Viêm Khớp Cổ Chân?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ chân, việc chẩn đoán đúng bệnh và nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Chính vì vậy khi có dấu hiệu viêm khớp cổ chân, người bệnh cần nhanh chóng đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân. Trong đó sử dụng thuốc giảm đau được nhiều người biết đến nhất, tuy nhiên ngay cả khi kết hợp với thuốc chống viêm, thì đây cũng chỉ là các nhóm thuốc điều trị triệu chứng nên khi hết thuốc bệnh hay tái phát, không chữa được triệt để,… thậm chí khi dùng nhiều thuốc, người bệnh có thể phải chịu những tác dụng phụ nguy hiểm khác. Đối với Viêm khớp cổ chân do Gút hay viêm khớp dạng thấp, bắt buộc phải điều trị bệnh chính theo chỉ định của bác sỹ. Phẫu thuật hoặc tiêm trực tiếp vào khớp cổ chân là các phương pháp có nhiều rủi ro nên cần kỹ thuật cao, thường chỉ được áp dụng khi bệnh nghiêm trọng, điều trị nội khoa không có kết quả.
Điều trị Viêm khớp cổ chân bằng y học cổ truyền là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hơn cả, vì tính an toàn, hiệu quả cao. Đông y chữa bệnh này chủ yếu bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập phục hồi chức năng kết hợp với dùng thuốc y học cổ truyền.
Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Người bị Viêm khớp cổ chân cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Cụ thể, người bệnh nên kiêng: những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh vì gây tăng cân dẫn đến bệnh nặng thêm. Đồ ăn nhiều đạm thường không được khuyên dùng trong các bệnh cơ xương khớp vì làm tăng acid uric máu và phản ứng viêm.
Người bị viêm khớp cổ chân nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày để tránh bị cứng khớp, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Có thể kết hợp uống các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, hoặc các chế phẩm thuốc y học cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp, bổ can thận,… để tránh bệnh nặng thêm, hoặc những đợt tái phát bệnh.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết