CHI TỬ
CHI TỬ
Còn gọi là sơn chi tử, cây dành dành
Tê khoa học: Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.).
Tên nước ngoài: Cape jasmine (Anh)
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Chi là chén đựng rượu, tử là quả hay hạt, vì quả của cây giống cái chén uống rượu ngày xưa.
Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Mô tả cây
Chi tử (dành dành) là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-2m thường xanh tốt quanh năm, thân phân nhánh nhiều, cành thẳng nhẵn màu nâu có khía rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, dày, hình thuôn trái xoan, gốc thót lại, đầu tù hoặc hơn nhọn, mặt trên màu sẫm, bóng, mặt dưới nhạt và có gân nổi rõ, có lá kèm to.
Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành, cánh hoa màu trắng, tròn đầu, ống tràng nhẵn, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Bầu 2 ô, noãn rất nhiều.
Quả hình trứng (trông giống cái chén) với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Chi tử là cây có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản.Ở Việt Nam, cây phân bố phổ biến ở khắp các tỉnh đồng bằng bắc bộ và trung du.
Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, gần nguồn nước như bờ ao, bờ kênh rạch…
Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có khả năng tái sinh sau khi bị chặt.
Bộ phận dùng
Cây chi tử cho ta vị thuốc chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây.
Mô tả dược liệu: Quả hình thoi hoặc hình trứng hẹp, màu vàng cam đến đỏ nâu, đỉnh quả lõm, có 3-5 lá đài tồn tại. Hạt nhỏ, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen nhạt, mặt vỏ hạt có rất nhiều hạt mịn. Mùi nhẹ. Vị hơi chua và đắng.
Thành phần hóa học
Trong chi tử có 1 glucosid màu vàng gọi là gardenin.
Ngoài ra còn có tanin, tinh dầu, pectin, chất crocetin, khoảng 10-20% manit, các acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng lợi mật: Dạng chiết bằng cồn từ quả, các chất crocin, crocetin và genipin đều làm tăng sự phân tiết mật.
- Tác dụng ức chế sự phân tiết dịch vị và hoạt động dạ dày – ruột: Tác dụng do thành phần genipin trong chi tử, genipin có tác dụng ức chế nhu động tự nhiên của dạ dày và ức chế co bóp.
- Đối với hệ thần kinh trung ương: Cao cồn chi tử thí nghiệm trên động vật có tác dụng trấn tĩnh, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột.
- Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng với dạng chiết nước quả chi tử đều có tác dụng giảm đau, giảm rõ rệt số lần quặn đau ở chuột.
- Tác dụng hạ áp: Nước sắc quả và dạng chiết cồn trên động vật có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng này xuất hiện trong một thời gian ngắn.
- Tác dụng đối với tim: Trên tim ếch, dịch chiết chi tử làm giảm sức co bóp cơ tim.
- Ảnh hưởng đối với cholesterol máu: Trên thỏ, crocetin trong chi tử giúp giảm cholesterol máu.
- Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm: Chi tử có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng và não mô cầu, ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dịch chiết bằng ethanol từ chi tử có tác dụng chống viêm.
- Tác dụng gây tiêu chảy: Các chất gardenosid, geniposid đều có tác dụng gây tiêu chảy trên chuột nhắt trắng.
Tính vị, công năng
Chi tử vị đắng, tính hàn, vào các kinh: tâm, phế, tam tiêu. Có tác dụng tả hỏa, trừ phiền, thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc.
Công dụng
Chi tử được dùng để chữa sốt, bồn chồn khó ngủ, vàng da, huyết nhiệt, tiểu tiện khó khăn, mắt đỏ đau, miệng khát.
Chi tử sao đen có tác dụng chỉ huyết, lương huyết dùng chữa chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu.
Dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Liều dùng 6-12g/ngày.
Bài thuốc có chi tử
- Chữa vàng da, vàng mắt, sốt, tâm phiền muộn: Chi tử 5g, hoàng bá 5g, cam thảo 2g. Nước 600ml, đun sôi trong nửa giờ, chia làm 2- lần uống trong ngày.
- Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt: Nhân trần 30g, chi tử 12g, vỏ đại 10g (hoặc chút chít 8g). Sắc nước uống, ngày 1 thang, dùng trong 5-7 ngày.
- Chữa chảy máu cam: Chi tử đốt thành than, tán thành bột mịn, thổi vào mũi.
- Chữa trẻ em sốt nóng, ăn không được: Chi tử 7 quả, đậu sị 20g. Nước 400ml sắc còn 200ml, chia làm 3-4 lần, uống trong ngày.
Độc tính
Độc tính cấp được xác định trên chuột nhắt trắng. LD50(liều gây chết nửa số chuột thí nghiệm) của genipin tiêm tĩnh mạch là 153mg/kg, đường uống là 237mg/kg.
Chú ý: Người tỳ hư, tiêu hóa kém, ỉa chảy, tiểu đường không dùng chi tử.
Kết luận
Chi tử là vị thuốc khá phổ biến, dễ kiếm, tuy nhiên ở những trường hợp bệnh nặng, người bệnh không nên tự ý dùng mà cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh dùng quá liều gây độc.

CHI TỬ
Còn gọi là sơn chi tử, cây dành dành
Tê khoa học: Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.).
Tên nước ngoài: Cape jasmine (Anh)
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Chi là chén đựng rượu, tử là quả hay hạt, vì quả của cây giống cái chén uống rượu ngày xưa.
Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Mô tả cây
Chi tử (dành dành) là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-2m thường xanh tốt quanh năm, thân phân nhánh nhiều, cành thẳng nhẵn màu nâu có khía rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, dày, hình thuôn trái xoan, gốc thót lại, đầu tù hoặc hơn nhọn, mặt trên màu sẫm, bóng, mặt dưới nhạt và có gân nổi rõ, có lá kèm to.
Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành, cánh hoa màu trắng, tròn đầu, ống tràng nhẵn, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Bầu 2 ô, noãn rất nhiều.
Quả hình trứng (trông giống cái chén) với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Chi tử là cây có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản.Ở Việt Nam, cây phân bố phổ biến ở khắp các tỉnh đồng bằng bắc bộ và trung du.
Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, gần nguồn nước như bờ ao, bờ kênh rạch…
Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có khả năng tái sinh sau khi bị chặt.
Bộ phận dùng
Cây chi tử cho ta vị thuốc chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây.
Mô tả dược liệu: Quả hình thoi hoặc hình trứng hẹp, màu vàng cam đến đỏ nâu, đỉnh quả lõm, có 3-5 lá đài tồn tại. Hạt nhỏ, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen nhạt, mặt vỏ hạt có rất nhiều hạt mịn. Mùi nhẹ. Vị hơi chua và đắng.
Thành phần hóa học
Trong chi tử có 1 glucosid màu vàng gọi là gardenin.
Ngoài ra còn có tanin, tinh dầu, pectin, chất crocetin, khoảng 10-20% manit, các acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng lợi mật: Dạng chiết bằng cồn từ quả, các chất crocin, crocetin và genipin đều làm tăng sự phân tiết mật.
- Tác dụng ức chế sự phân tiết dịch vị và hoạt động dạ dày – ruột: Tác dụng do thành phần genipin trong chi tử, genipin có tác dụng ức chế nhu động tự nhiên của dạ dày và ức chế co bóp.
- Đối với hệ thần kinh trung ương: Cao cồn chi tử thí nghiệm trên động vật có tác dụng trấn tĩnh, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột.
- Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng với dạng chiết nước quả chi tử đều có tác dụng giảm đau, giảm rõ rệt số lần quặn đau ở chuột.
- Tác dụng hạ áp: Nước sắc quả và dạng chiết cồn trên động vật có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng này xuất hiện trong một thời gian ngắn.
- Tác dụng đối với tim: Trên tim ếch, dịch chiết chi tử làm giảm sức co bóp cơ tim.
- Ảnh hưởng đối với cholesterol máu: Trên thỏ, crocetin trong chi tử giúp giảm cholesterol máu.
- Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm: Chi tử có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng và não mô cầu, ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dịch chiết bằng ethanol từ chi tử có tác dụng chống viêm.
- Tác dụng gây tiêu chảy: Các chất gardenosid, geniposid đều có tác dụng gây tiêu chảy trên chuột nhắt trắng.
Tính vị, công năng
Chi tử vị đắng, tính hàn, vào các kinh: tâm, phế, tam tiêu. Có tác dụng tả hỏa, trừ phiền, thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc.
Công dụng
Chi tử được dùng để chữa sốt, bồn chồn khó ngủ, vàng da, huyết nhiệt, tiểu tiện khó khăn, mắt đỏ đau, miệng khát.
Chi tử sao đen có tác dụng chỉ huyết, lương huyết dùng chữa chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu.
Dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Liều dùng 6-12g/ngày.
Bài thuốc có chi tử
- Chữa vàng da, vàng mắt, sốt, tâm phiền muộn: Chi tử 5g, hoàng bá 5g, cam thảo 2g. Nước 600ml, đun sôi trong nửa giờ, chia làm 2- lần uống trong ngày.
- Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt: Nhân trần 30g, chi tử 12g, vỏ đại 10g (hoặc chút chít 8g). Sắc nước uống, ngày 1 thang, dùng trong 5-7 ngày.
- Chữa chảy máu cam: Chi tử đốt thành than, tán thành bột mịn, thổi vào mũi.
- Chữa trẻ em sốt nóng, ăn không được: Chi tử 7 quả, đậu sị 20g. Nước 400ml sắc còn 200ml, chia làm 3-4 lần, uống trong ngày.
Độc tính
Độc tính cấp được xác định trên chuột nhắt trắng. LD50(liều gây chết nửa số chuột thí nghiệm) của genipin tiêm tĩnh mạch là 153mg/kg, đường uống là 237mg/kg.
Chú ý: Người tỳ hư, tiêu hóa kém, ỉa chảy, tiểu đường không dùng chi tử.
Kết luận
Chi tử là vị thuốc khá phổ biến, dễ kiếm, tuy nhiên ở những trường hợp bệnh nặng, người bệnh không nên tự ý dùng mà cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh dùng quá liều gây độc.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết