HẬU PHÁC

Tên khoa học: Magnolia officinalis Rehd, et Wils

Tên nước ngoài: Officinal magnolia (Anh)

Họ: Mộc Lan (Magnoliaceae)

Mô tả cây

Hậu phác chính thức (Magnolia officinalis Rehd. et Wils.) thuộc loại cây gỗ lớn cao 7-15m, vỏ thân tím nâu. Lá mọc so le, tập trung ở ngọn các nhánh, cuống lá to mập dài 2,4 – 4,4cm, không lông, phiến hình trứng thuộc dài 22-40cm, rộng 10-20cm, đầu tròn, mép nguyên uốn lượn, mặt trên màu lục sẫm, đôi khi pha trắng nhạt.

hau-phac

Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành màu trắng thơm, đường kính 9-12cm, nhị và nhuỵ nhiều. Quả kép gồm nhiều quả đại, hình trứng dài 11-16cm, rộng 5-6,5cm.

hoa-qua-hau-phac

Thứ hậu phác Magnolia officinalis var biloba Rehd et Wils rất giống loài trên, chỉ khác ở đầu lá hõm xuống chia làm hai thuỳ.

Phân bố, sinh thái

Hậu phác mọc ở vùng khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới ở Trung Quốc. Cây có nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây và Hồ Nam.

Cây rụng lá vào mùa đông, ra hoa quả nhiều và có thể trồng bằng hạt theo kiểu trồng rừng.

Bộ phận dùng

Vỏ thân hay vỏ rễ  thu hái vào tháng 5 – 6, chọn những cây đã được 20 năm trở lên, lấy vỏ như khai thác quế. Sau đó chế biến theo 1 trong 2 cách sau:

  •   Cho vỏ vào ngăn gỗ, đun nóng cho bốc hơi nước, rồi phun nước lạnh vào, đun và phun nước lạnh như vậy 3 lần, đem ra cuộn thành cuộn.
  •   Đào hố dưới đất, cho vỏ vào, đậy rơm và ủ trong 3-4 ngày cho ra hơi nước, sau đấy cuộn lại thành từng ống.

hau-phac-kho

Dược liệu có dạng ống hoặc nửa ống, hoặc có dạng hình bản, dài khoảng 30-70cm, dày 3,2-6,5mm. Mặt ngoài có màu nâu tro hoặc nâu đậm, mặt trong màu nâu tím hoặc đỏ nâu, có các đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt ngang màu nâu vàng không phẳng, chất cứng, dễ gãy, mặt cắt ngang có vết dầu ở lớp giữa.

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính trong hậu phác là magnolol và honokiol.

Trong hậu phác có chứa 5% phenol gồm magnolol, tetrahydromagnol và isomagnolol.

Người ta cũng tác được các dẫn chất dehydrodieugenol.

Trong hậu phác còn có  khoảng 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là machilol C15H26O; Các alkaloid như magnocurarin, magnoflorin… ; các chất khác như neolignam, lignin, pinoresinol dimeether…

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:

  • Nước sắc vỏ hậu phác có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả, tụ cầu, liên cầu.
  • Magnolol và honokiol có hoạt tính ức chế rõ rệt vi khuẩn gram dương và nấm. Cao ether và methanol chứa 2 hoạt chất này có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn gây sâu răng.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp: Alcaloid toàn phần từ vỏ hậu phác có tác dụng ức chế hoạt động tim và gây giãn mạch ngoại biên, gây hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm.

Tác dụng trên dạ dày: Magnolol có tác dụng dự phòng rõ rệt đối với loét dạ dày và chảy máu dạ dày gây bởi stress. Theo Trung Dược Học, magnolol có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch.

Tác dụng khác:

  • Vỏ hậu phác có tác dụng giảm đau, lợi tiểu.
  • Magnolol và honokiol còn có tác dụng giãn cơ kéo dài, ức chế thần kinh trung ương, kết tập tiểu cầu.

Tính vị, công năng

Hậu phác có vị đắng cát, hơi the, tính ấm, vào 3 kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, lợi tiêu hóa.

Công dụng

Vỏ hậu phác được dùng chữa đau bụng, chướng bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, lỵ, táo bón, ngoại cảm nóng sốt, đờm ho suyễn.

Trung y học cổ truyền Trung Quốc, hậu phác được dùng làm thuốc bổ, thuốc kích thích, diệt giun và điều trị các chứng nhược cơ, hói đầu, viêm ruột, viêm dạ dày, buồn nôn, lợi tiểu.

Bài thuốc có hậu phác

1.Hậu phác tam vật thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh) chữa đau bụng, viêm ruột, đi lỵ:  Hậu phác 6g, chỉ thực 3g, đại hoàng 3g, nước 600ml sắc còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

2.Đơn thuốc chữa đau bụng: Hậu phác, tẩm nước gừng rồi nướng say sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g bột này.

3.Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: hậu phác 8g, lá khôi, bồ công anh mỗi vị 20g; khổ sâm, cam thảo nam mỗi vị 16g, hương phụ, uất kim mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4.Chữa tiêu chảy: Hậu phác 6g, củ gấu 10g, vỏ rút 8g, củ sả, vỏ quýt mỗi vị 6g. Sắc đặc, chia nhiều lần uống trong ngày.

 

HẬU PHÁC

Tên khoa học: Magnolia officinalis Rehd, et Wils

Tên nước ngoài: Officinal magnolia (Anh)

Họ: Mộc Lan (Magnoliaceae)

Mô tả cây

Hậu phác chính thức (Magnolia officinalis Rehd. et Wils.) thuộc loại cây gỗ lớn cao 7-15m, vỏ thân tím nâu. Lá mọc so le, tập trung ở ngọn các nhánh, cuống lá to mập dài 2,4 – 4,4cm, không lông, phiến hình trứng thuộc dài 22-40cm, rộng 10-20cm, đầu tròn, mép nguyên uốn lượn, mặt trên màu lục sẫm, đôi khi pha trắng nhạt.

hau-phac

Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành màu trắng thơm, đường kính 9-12cm, nhị và nhuỵ nhiều. Quả kép gồm nhiều quả đại, hình trứng dài 11-16cm, rộng 5-6,5cm.

hoa-qua-hau-phac

Thứ hậu phác Magnolia officinalis var biloba Rehd et Wils rất giống loài trên, chỉ khác ở đầu lá hõm xuống chia làm hai thuỳ.

Phân bố, sinh thái

Hậu phác mọc ở vùng khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới ở Trung Quốc. Cây có nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây và Hồ Nam.

Cây rụng lá vào mùa đông, ra hoa quả nhiều và có thể trồng bằng hạt theo kiểu trồng rừng.

Bộ phận dùng

Vỏ thân hay vỏ rễ  thu hái vào tháng 5 – 6, chọn những cây đã được 20 năm trở lên, lấy vỏ như khai thác quế. Sau đó chế biến theo 1 trong 2 cách sau:

  •   Cho vỏ vào ngăn gỗ, đun nóng cho bốc hơi nước, rồi phun nước lạnh vào, đun và phun nước lạnh như vậy 3 lần, đem ra cuộn thành cuộn.
  •   Đào hố dưới đất, cho vỏ vào, đậy rơm và ủ trong 3-4 ngày cho ra hơi nước, sau đấy cuộn lại thành từng ống.

hau-phac-kho

Dược liệu có dạng ống hoặc nửa ống, hoặc có dạng hình bản, dài khoảng 30-70cm, dày 3,2-6,5mm. Mặt ngoài có màu nâu tro hoặc nâu đậm, mặt trong màu nâu tím hoặc đỏ nâu, có các đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt ngang màu nâu vàng không phẳng, chất cứng, dễ gãy, mặt cắt ngang có vết dầu ở lớp giữa.

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính trong hậu phác là magnolol và honokiol.

Trong hậu phác có chứa 5% phenol gồm magnolol, tetrahydromagnol và isomagnolol.

Người ta cũng tác được các dẫn chất dehydrodieugenol.

Trong hậu phác còn có  khoảng 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là machilol C15H26O; Các alkaloid như magnocurarin, magnoflorin… ; các chất khác như neolignam, lignin, pinoresinol dimeether…

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:

  • Nước sắc vỏ hậu phác có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả, tụ cầu, liên cầu.
  • Magnolol và honokiol có hoạt tính ức chế rõ rệt vi khuẩn gram dương và nấm. Cao ether và methanol chứa 2 hoạt chất này có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn gây sâu răng.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp: Alcaloid toàn phần từ vỏ hậu phác có tác dụng ức chế hoạt động tim và gây giãn mạch ngoại biên, gây hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm.

Tác dụng trên dạ dày: Magnolol có tác dụng dự phòng rõ rệt đối với loét dạ dày và chảy máu dạ dày gây bởi stress. Theo Trung Dược Học, magnolol có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch.

Tác dụng khác:

  • Vỏ hậu phác có tác dụng giảm đau, lợi tiểu.
  • Magnolol và honokiol còn có tác dụng giãn cơ kéo dài, ức chế thần kinh trung ương, kết tập tiểu cầu.

Tính vị, công năng

Hậu phác có vị đắng cát, hơi the, tính ấm, vào 3 kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, lợi tiêu hóa.

Công dụng

Vỏ hậu phác được dùng chữa đau bụng, chướng bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, lỵ, táo bón, ngoại cảm nóng sốt, đờm ho suyễn.

Trung y học cổ truyền Trung Quốc, hậu phác được dùng làm thuốc bổ, thuốc kích thích, diệt giun và điều trị các chứng nhược cơ, hói đầu, viêm ruột, viêm dạ dày, buồn nôn, lợi tiểu.

Bài thuốc có hậu phác

1.Hậu phác tam vật thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh) chữa đau bụng, viêm ruột, đi lỵ:  Hậu phác 6g, chỉ thực 3g, đại hoàng 3g, nước 600ml sắc còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

2.Đơn thuốc chữa đau bụng: Hậu phác, tẩm nước gừng rồi nướng say sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g bột này.

3.Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: hậu phác 8g, lá khôi, bồ công anh mỗi vị 20g; khổ sâm, cam thảo nam mỗi vị 16g, hương phụ, uất kim mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4.Chữa tiêu chảy: Hậu phác 6g, củ gấu 10g, vỏ rút 8g, củ sả, vỏ quýt mỗi vị 6g. Sắc đặc, chia nhiều lần uống trong ngày.

 

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-28T10:39:03+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button