MẪU LỆ

Còn gọi là vỏ hàu, vỏ hà, hàu cồn, hàu cửa sông, hàu sông.

Mẫu lệ (Concha Ostreae), là vỏ phơi khô của nhiều loại hàu hay hà như hầu cửa sông (hàu cồn, hà sông), Ostrea rivularis Gould hầu ve, hầu đá, hầu lăng…

Mẫu là đực, lệ là giống sò to, vì người xưa cho rằng giống sò này chỉ có đực.

Tên khoa học: Ostrea sp.

Thuộc họ Mẫu lệ Ostriedae.

Mô tả con vật

Hàu là loài thân mềm, có kích thước lớn, dài 15-25cm, Hàu cửa sông là một loại hàu vỏ to và dày, có nhiều hình dáng, kích thước như tròn, dài, bầu dục… Toàn thân có 2 mảnh vỏ dày và cứng, mép lượn sóng, vỏ trước lớn bám chặt vào vật bám, lõm, chứa toàn bộ phần thịt mềm màu trắng; vỏ phải nhỏ hơn và phẳng;

Do bám chen chúc vào nhau trên các vật bám khác nhau nên tạo ra những hình dáng khác nhau. Ngoài các yếu tố như sóng gió, những sinh vật khác bám trên vỏ hàu cũng tác động đến hình dáng của chúng. Mặt ngoài của vỏ có màu sẫm. Hàu nhiều tuổi có thớ vỏ xếp chồng lên nhau theo từng lớp. Mặt trong của vỏ phần lớn có màu trắng, có vỉ màu vàng tím, óng ánh như xà cừ.

Phân bố, sinh thái

Hầu hết các cửa sông trong 12 tỉnh duyên hải miền Bắc nước ta đều có hàu, nhiều nhất là ở cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng), sông Chanh (Quảng Ninh), sông Diêm Điền (Thái Bình) …

Hàu vĩnh viễn không rời vật bám; vỏ hàu chỉ mở đóng để bắt mồi và thở.

Hàu thích nghi ở nhiệt độ nước từ 10ᵒ – 35ᵒC và nồng độ muối từ 4%-24%, nếu nước nhạt quá hàu sẽ chết.

Hàu là loài ăn tạp, ăn cả động vật và thực vật nhỏ lơ lửng trong nước chủ yếu là các loại khuê tảo.

Mùa sinh đẻ: từ tháng 7-10, nhiều nhất là 8-9.

Bộ phận dùng, chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc là Vỏ hàu –Mẫu lệ.

Hàu thu hoạch về rửa sạch, tách vỏ lấy thịt, rồi chế biến vỏ hàu: Cho vỏ hàu vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khoảng 12 giờ, đến khi vỏ có màu xanh nhạt và bóp vụn ra là được. Có thể nung khô hoặc tẩm giấm, rồi tán thành bột mịn.

Mô tả dược liệu

Dược liệu nguyên mảnh, có hình bầu dục hoặc tam giác, dài, to, nhỏ, mỏng không đều, kích thước chung thường dài 15-25cm, rộng 5-10cm, dày 1-3mm. Mặt ngoài màu xám nhạt hoặc xám pha tía, vân cong hằn rõ, mép cong queo. Mặt trong màu trắng sữa, nhẵn bóng. Chất cứng, chắc nặng, khó đập vỡ.

Thành phần hóa học

Mẫu lệ (vỏ hàu) chứa 80-90% calci dưới dạng muối carbonat, phosphate và sulfat; ngoài ra còn chứa  magiê, sắt, nhôm và chất hữu cơ.

Tính vị, công năng

Mẫu lệ có vị mặn, chát, tính hơi hàn (lạnh), không độc. Quy vào 3 kinh can, đởm và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau.

Công dụng

Mẫu lệ được dùng để chữa di tinh, bạch đới, đái nhắt, đau dạ dày, băng huyết. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Chữa mồ hôi trộm, chứng nổi hạch mỗi ngày uống 8g bột vỏ hàu với nước ấm.

Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét dưới dạng thuốc bột rắc.

Chú ý: Những người có chứng hư hàn, thận hư vô hỏa, tinh lạnh tự xuất thì không dùng được.

Đơn thuốc có mẫu lệ

  1.     Chữa đau dạ dày, ợ chua

Mẫu lệ 8g, bột cam thảo 8g, trộn đều, uống với nước ấm. Dùng nhiều ngày

  1.     Chữa mộng tinh, di tinh

Mẫu lệ 50g, lộc giác sương 50g, trộn đều, tán nhỏ, uống mỗi ngày 8-16g với nước sắc dây tơ hồng 30g.

  1.     Chữa đái dắt, đái són

Bột mẫu lệ 40g, nhồi vào bong bóng lợn (bàng quang lợn) rồi nấu nhừ. Bỏ bột mẫu lệ, thái nhỏ, ăn trong ngày.

  1.     Thuốc bổ, chữa bệnh có nhiều mồ hôi

Mẫu lệ 10g, hoàng kì 4g, ma hoàng căn 4g, cám 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

  1.     Thuốc chữa khí hư, bạch đới

Hoa hòe 40g, mẫu lệ 40g. hai vị cũng sấy khô, tán bột. Ngày uống 1g bột này.

  1.     Chữa mụn nhọt mới sưng, chưa thành mủ

Dùng mẫu lệ hòa với nước để bôi, khô lại bôi.

 

 

MẪU LỆ – VỎ HÀU

Còn gọi là vỏ hàu, vỏ hà, hàu cồn, hàu cửa sông, hàu sông.

Mẫu lệ (Concha Ostreae), là vỏ phơi khô của nhiều loại hàu hay hà như hầu cửa sông (hàu cồn, hà sông), Ostrea rivularis Gould hầu ve, hầu đá, hầu lăng…

Mẫu là đực, lệ là giống sò to, vì người xưa cho rằng giống sò này chỉ có đực.

Tên khoa học: Ostrea sp.

Thuộc họ Mẫu lệ Ostriedae.

Mô tả con vật

Hàu là loài thân mềm, có kích thước lớn, dài 15-25cm, Hàu cửa sông là một loại hàu vỏ to và dày, có nhiều hình dáng, kích thước như tròn, dài, bầu dục… Toàn thân có 2 mảnh vỏ dày và cứng, mép lượn sóng, vỏ trước lớn bám chặt vào vật bám, lõm, chứa toàn bộ phần thịt mềm màu trắng; vỏ phải nhỏ hơn và phẳng;

Do bám chen chúc vào nhau trên các vật bám khác nhau nên tạo ra những hình dáng khác nhau. Ngoài các yếu tố như sóng gió, những sinh vật khác bám trên vỏ hàu cũng tác động đến hình dáng của chúng. Mặt ngoài của vỏ có màu sẫm. Hàu nhiều tuổi có thớ vỏ xếp chồng lên nhau theo từng lớp. Mặt trong của vỏ phần lớn có màu trắng, có vỉ màu vàng tím, óng ánh như xà cừ.

Phân bố, sinh thái

Hầu hết các cửa sông trong 12 tỉnh duyên hải miền Bắc nước ta đều có hàu, nhiều nhất là ở cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng), sông Chanh (Quảng Ninh), sông Diêm Điền (Thái Bình) …

Hàu vĩnh viễn không rời vật bám; vỏ hàu chỉ mở đóng để bắt mồi và thở.

Hàu thích nghi ở nhiệt độ nước từ 10ᵒ – 35ᵒC và nồng độ muối từ 4%-24%, nếu nước nhạt quá hàu sẽ chết.

Hàu là loài ăn tạp, ăn cả động vật và thực vật nhỏ lơ lửng trong nước chủ yếu là các loại khuê tảo.

Mùa sinh đẻ: từ tháng 7-10, nhiều nhất là 8-9.

Bộ phận dùng, chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc là Vỏ hàu –Mẫu lệ.

Hàu thu hoạch về rửa sạch, tách vỏ lấy thịt, rồi chế biến vỏ hàu: Cho vỏ hàu vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khoảng 12 giờ, đến khi vỏ có màu xanh nhạt và bóp vụn ra là được. Có thể nung khô hoặc tẩm giấm, rồi tán thành bột mịn.

Mô tả dược liệu

Dược liệu nguyên mảnh, có hình bầu dục hoặc tam giác, dài, to, nhỏ, mỏng không đều, kích thước chung thường dài 15-25cm, rộng 5-10cm, dày 1-3mm. Mặt ngoài màu xám nhạt hoặc xám pha tía, vân cong hằn rõ, mép cong queo. Mặt trong màu trắng sữa, nhẵn bóng. Chất cứng, chắc nặng, khó đập vỡ.

Thành phần hóa học

Mẫu lệ (vỏ hàu) chứa 80-90% calci dưới dạng muối carbonat, phosphate và sulfat; ngoài ra còn chứa  magiê, sắt, nhôm và chất hữu cơ.

Tính vị, công năng

Mẫu lệ có vị mặn, chát, tính hơi hàn (lạnh), không độc. Quy vào 3 kinh can, đởm và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau.

Công dụng

Mẫu lệ được dùng để chữa di tinh, bạch đới, đái nhắt, đau dạ dày, băng huyết. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Chữa mồ hôi trộm, chứng nổi hạch mỗi ngày uống 8g bột vỏ hàu với nước ấm.

Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét dưới dạng thuốc bột rắc.

Chú ý: Những người có chứng hư hàn, thận hư vô hỏa, tinh lạnh tự xuất thì không dùng được.

Đơn thuốc có mẫu lệ

  1.     Chữa đau dạ dày, ợ chua

Mẫu lệ 8g, bột cam thảo 8g, trộn đều, uống với nước ấm. Dùng nhiều ngày

  1.     Chữa mộng tinh, di tinh

Mẫu lệ 50g, lộc giác sương 50g, trộn đều, tán nhỏ, uống mỗi ngày 8-16g với nước sắc dây tơ hồng 30g.

  1.     Chữa đái dắt, đái són

Bột mẫu lệ 40g, nhồi vào bong bóng lợn (bàng quang lợn) rồi nấu nhừ. Bỏ bột mẫu lệ, thái nhỏ, ăn trong ngày.

  1.     Thuốc bổ, chữa bệnh có nhiều mồ hôi

Mẫu lệ 10g, hoàng kì 4g, ma hoàng căn 4g, cám 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

  1.     Thuốc chữa khí hư, bạch đới

Hoa hòe 40g, mẫu lệ 40g. hai vị cũng sấy khô, tán bột. Ngày uống 1g bột này.

  1.     Chữa mụn nhọt mới sưng, chưa thành mủ

Dùng mẫu lệ hòa với nước để bôi, khô lại bôi.

 

 

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-28T10:08:14+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button