LÁ KHÔI

Tên khác: cây khôi, cây độc lực, đơn tướng quân, châu mã thai (Tày)

Tên nước ngoài: Ardisie (Pháp)

Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard.

Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae.

Mô tả cây

Cây khôi là một cây nhỏ, cao 1.5-2m. Thân mảnh, rỗng xốp, nhẵn, ít phân nhánh hoặc không, có nhiều vết sẹo màu xám do lá rụng để lại. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, dài 20-30cm, rộng 6-8cm, phiến lá nguyên hình mác thuôn, gốc và đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, đều và sít nhau, mặt trên màu xanh mịn, mặt dưới màu tím có nhiều chấm nhỏ (khi cạy ra có màu gạch cua rất đặc sắc), hai mặt đều có lông mịn như nhung (nên còn được gọi là khôi nhung). Có loại hai mặt lá đều màu xanh lục. Gân nổi hình mạng lưới.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 10-15cm; hoa rất nhỏ, màu hồng tím; lá bắc nhỏ hình mác; 5 lá đài, 5 cánh hoa. Bầu hình trứng.

Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Cây khôi có vùng phân bố tương đối phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi của Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Độ cao phân bố từ 400- 1000m. Trên thế giới, khôi có ở Trung Quốc (Quảng Tây, Hải Nam) và Lào.

Khôi thuốc loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, hay mọc dưới tán rừng kín thường xanh ẩm còn nguyên sinh hoặc tương đối nguyên sinh.

Nguồn trữ lượng Khôi tự nhiên trước kia của cây khôi tương đối dồi dào. Song qua nhiều năm khai thác, trữ lượng đã giảm sút nhiều.

Nếu chỉ bẻ phần đầu cành mang lá khi khai thác thì phần gốc còn lại vẫn có thể tái sinh. Có thể trồng bằng hạt dưới tán rừng ẩm.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng là lá của cây Khôi, lá được thu hái vào mùa hạ, phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá khôi chứa Tanin, glucoside.

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu trên động vật: Một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau:

  Làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ

  Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ

  Làm yếu sự co bóp của tim

  Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.

Các thí nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đau dạ dày:

  Bệnh viện Quân đội 108: Thử nghiệm trên 5 bệnh nhân thì có 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường.

  Viện đông Y: Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hàng ngày thì có thể đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được, ngủ được.

Tính vị, công dụng, liều dùng

Tính vị: Vị chua, tính hàn. Quy kinh tỳ, vị.

Lá khôi có tác dụng: Bình can, giải can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.

Liều dùng: Ngày dùng 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc có lá khôi

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:

  Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

  Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

  Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Bài thuốc của Hội Đông y Thanh Hóa chữa đau dạ dày:  

Bài thuốc chữa đau dạ dày, trong đó lá khôi (80g) là vị thuốc chính kết hợp cùng với lá Bồ Công Anh (40g) và  lá Khổ sâm (12g), cam thảo (10g). Đem các vị thuốc này thái nhỏ, phơi khô, đun sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói dùng trong trường hợp:  thể trạng sút kém, bụng đầy chướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.

Thận trọng, độc tính

Viện y học cổ truyền cũng đã áp dụng lá khôi chữa khỏi một số trường hợp đau dạ dày với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh. Do đó, có thể thấy rằng. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì khôi tía mới phát huy được tối đa công năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

Kết luận

Có thể thấy, lá khôi là vị thuốc quý chuyên chữa bệnh dạ dày. Tuy  nhiên, việc sử dụng cần đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn từ bác sĩ, thầy thuốc thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh khỏi những ảnh hưởng không mong muốn. 

LÁ KHÔI

Tên khác: cây khôi, cây độc lực, đơn tướng quân, châu mã thai (Tày)

Tên nước ngoài: Ardisie (Pháp)

Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard.

Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae.

Mô tả cây

Cây khôi là một cây nhỏ, cao 1.5-2m. Thân mảnh, rỗng xốp, nhẵn, ít phân nhánh hoặc không, có nhiều vết sẹo màu xám do lá rụng để lại. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, dài 20-30cm, rộng 6-8cm, phiến lá nguyên hình mác thuôn, gốc và đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, đều và sít nhau, mặt trên màu xanh mịn, mặt dưới màu tím có nhiều chấm nhỏ (khi cạy ra có màu gạch cua rất đặc sắc), hai mặt đều có lông mịn như nhung (nên còn được gọi là khôi nhung). Có loại hai mặt lá đều màu xanh lục. Gân nổi hình mạng lưới.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 10-15cm; hoa rất nhỏ, màu hồng tím; lá bắc nhỏ hình mác; 5 lá đài, 5 cánh hoa. Bầu hình trứng.

Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Cây khôi có vùng phân bố tương đối phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi của Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Độ cao phân bố từ 400- 1000m. Trên thế giới, khôi có ở Trung Quốc (Quảng Tây, Hải Nam) và Lào.

Khôi thuốc loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, hay mọc dưới tán rừng kín thường xanh ẩm còn nguyên sinh hoặc tương đối nguyên sinh.

Nguồn trữ lượng Khôi tự nhiên trước kia của cây khôi tương đối dồi dào. Song qua nhiều năm khai thác, trữ lượng đã giảm sút nhiều.

Nếu chỉ bẻ phần đầu cành mang lá khi khai thác thì phần gốc còn lại vẫn có thể tái sinh. Có thể trồng bằng hạt dưới tán rừng ẩm.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng là lá của cây Khôi, lá được thu hái vào mùa hạ, phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá khôi chứa Tanin, glucoside.

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu trên động vật: Một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau:

–   Làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ

–   Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ

–   Làm yếu sự co bóp của tim

–   Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.

Các thí nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đau dạ dày:

–   Bệnh viện Quân đội 108: Thử nghiệm trên 5 bệnh nhân thì có 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường.

–   Viện đông Y: Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hàng ngày thì có thể đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được, ngủ được.

Tính vị, công dụng, liều dùng

Tính vị: Vị chua, tính hàn. Quy kinh tỳ, vị.

Lá khôi có tác dụng: Bình can, giải can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.

Liều dùng: Ngày dùng 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc có lá khôi

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:

–   Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

–   Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

–   Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Bài thuốc của Hội Đông y Thanh Hóa chữa đau dạ dày:  

Bài thuốc chữa đau dạ dày, trong đó lá khôi (80g) là vị thuốc chính kết hợp cùng với lá Bồ Công Anh (40g) và  lá Khổ sâm (12g), cam thảo (10g). Đem các vị thuốc này thái nhỏ, phơi khô, đun sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói dùng trong trường hợp:  thể trạng sút kém, bụng đầy chướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.

Thận trọng, độc tính

Viện y học cổ truyền cũng đã áp dụng lá khôi chữa khỏi một số trường hợp đau dạ dày với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh. Do đó, có thể thấy rằng. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì khôi tía mới phát huy được tối đa công năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

Kết luận

Có thể thấy, lá khôi là vị thuốc quý chuyên chữa bệnh dạ dày. Tuy  nhiên, việc sử dụng cần đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn từ bác sĩ, thầy thuốc thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh khỏi những ảnh hưởng không mong muốn. 

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-28T09:40:04+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button