Bệnh viêm khớp vai thường xảy ra ở những người lao động nặng nhọc, tuổi trung niên trở lên. Cùng tìm hiểu tổng quan về viêm khớp vai để dễ dàng phát hiện, điều trị kịp thời tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày hay những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm khớp vai
Viêm Khớp Vai Là Gì?
Khớp vai là khớp lớn thứ 2 trong tất cả các nhóm khớp và là khớp lớn nhất nửa người trên. Các bệnh liên quan đến khớp vai làm ảnh hưởng rất nhiều đến vận động của người bệnh, đặc biệt là hai chi trên. Một trong những bệnh lý hay gặp nhất của khớp vai là Viêm khớp vai hay Viêm quanh khớp vai.
Khái niệm viêm khớp vai bản chất là những tổn thương một trong các thành phần trong khớp như: sụn khớp, bao hoạt dịch, hay đầu xương. Tuy nhiên, ở khớp vai, tổn thương trực tiếp ở khớp thường gặp rất ít. Chủ yếu là tổn thương những thành phần xung quanh khớp vai như: gân, dây chằng, cơ, túi thanh dịch,… quanh khớp, nhóm này được xếp vào bệnh Viêm quanh khớp vai. Ngày nay, nhiều người nhắc đến viêm khớp vai chính là bệnh viêm quanh khớp vai.
Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Viêm Khớp Vai?
Viêm khớp vai xảy ra chủ yếu do chấn thương dẫn đến tổn thương những thành phần trong khớp, hoặc do thoái hóa làm bào mòn các đầu xương,…
Còn viêm quanh khớp vai có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó chủ yếu là:
– Vận động, làm việc, sinh hoạt sai tư thế, thường xuyên phải mang vác vật nặng, chơi thể thao phải dùng đến lực ở khớp vai nhiều, do tính chất phải làm việc chân tay phải lặp đi lặp lại một động tác. Chính vì vậy, viêm khớp vai rất phổ biến ở những người trong độ tuổi lao động.
– Chấn thương: ngã, tai nạn, va đập...
– Những người nằm lâu, bất động khớp vai.
– Thoái hóa dây chằng, thoái hóa khớp, đĩa đệm hay một số bệnh gây chèn ép thần kinh
Các Biểu Hiện Thường Gặp Của Viêm Khớp Vai
Người bị viêm khớp vai hay viêm quanh khớp vai tùy từng thể sẽ có những triệu chứng nổi bật khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều gặp những biểu hiện như:
– Đau ở vùng khớp vai và xung quanh khớp vai: hầu hết các bệnh nhân viêm khớp vai đều có cảm giác đau, mức độ đau nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, đau thường xuất hiện nhiều về đêm, đau tăng khi vận động, đỡ đau khi nghỉ ngơi. Những cơn đau thường kéo dài liên tục, có những bệnh nhân đau dữ dội, đau chói nhưng lại có người chỉ đau âm ỉ, đau tức.
– Hạn chế vận động khớp vai: Các động tác như: dạng, khép, xoay khớp vai,… đều bị hạn chế. Mức độ vận động khớp vai cũng khác nhau tùy mức độ bệnh của từng người.
– Sưng, nóng khớp vai: Nhiều bệnh nhân Viêm khớp vai có triệu chứng sưng, nóng hoặc vùng da khớp vai có thể đỏ hơn so với xung quanh.
– Tê bì, kiến bò hoặc dị cảm vùng khớp vai: cảm giác này xuất hiện ở nhiều bệnh nhân Viêm khớp vai, có thể lan lên vùng chẩm gáy hoặc lan xuống cánh tay.
Các Biến Chứng Nguy Hiểm Của Viêm Khớp Vai
– Biến dạng khớp: Người bị viêm khớp vai nếu không điều trị đúng cách, bệnh mắc trong thời gian dài dẫn đến teo cơ do không được vận động, xệ khớp vai, dẫn đến biến dạng khớp vai. Nguy hiểm nhất là có thể gây đông cứng khớp vai làm cho khớp vai không cử động được.
– Giảm hoặc liệt vận động chi trên: khớp vai là khớp quan trọng nối giữa thân mình với chi trên, tất cả các tổn thương của khớp vai đều ảnh hưởng đến vận động của chi trên. Chính vì vậy người bị viêm khớp vai gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cầm, nắm của bàn tay, các động tác chi trên… làm mất khả năng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, để lâu ngày có thể dẫn đến liệt chi trên.
Điều Trị Viêm Khớp Vai Như Thế Nào?
Điều trị viêm khớp vai hay viêm quanh khớp vai trong Y học hiện đại chủ yếu dùng các nhóm thuốc điều trị triệu chứng như:
– Thuốc giảm đau: Sử dụng các nhóm thuốc giảm đau tùy từng mức độ của người bệnh theo phân loại của WHO.
– Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc NSAID và Corticoid hay được dùng trong trường hợp này để làm giảm các triệu chứng viêm cho người bệnh.
– Các nhóm thuốc chống thoái hóa và tăng lượng dịch cho khớp như Glucosamin sulfat,…
Điều trị Viêm khớp vai trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, viêm khớp vai có tên bệnh danh là Kiên tý, thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ truyền.
Nguyên nhân do phong thấp, phong nhiệt, hoặc phong hàn thấp xâm nhập vào vùng khớp vai làm cho kinh lạc không được lưu thông dẫn đến đau. Những trường hợp lớn tuổi, chủ yếu do can thận âm hư, xương khớp bị kém nuôi dưỡng, khí huyết không đầy đủ gây ra bệnh.
Điều trị dùng thuốc y học cổ truyền đối với bệnh Viêm khớp vai thường dùng bài thuốc đặc hiệu Quyên tý thang, với ưu điểm vừa bổ can thận, bổ khí huyết lại có tác dụng thông kinh, hoạt lạc mạnh. Ngày nay, có nhiều chế phẩm đông y kết hợp bài thuốc này với các vị chính như khương hoàng, đỗ trọng,… chuyên điều trị vai gáy hiệu quả, tiện dụng. Y học cổ truyền tỏ ra ưu thế hơn nhờ hiệu quả điều trị Viêm quanh khớp vai, với việc kết hợp dùng thuốc và các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và phục hồi chức năng cho kết quả điều trị tốt, ít gây biến chứng và tác dụng phụ.
Phục hồi chức năng là phương pháp không thể bỏ qua đối với các bệnh nhân viêm quanh khớp vai, đặc biệt là phục hồi chức năng chủ động, bằng các bài tập tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập động tác chuyên biệt cho khớp vai, tập ke tường, tập giơ tay lên khỏi đầu,… để sớm phục hồi khả năng vận động cho khớp vai.
Khi có những biểu hiện của Viêm khớp vai, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế hoặc được sự tư vấn của các bác sỹ có chuyên môn cao để được hướng dẫn dùng thuốc, điều trị phục hồi chức năng, tập luyện để sớm khỏi bệnh.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết