Tổng Quan Về Bệnh Viêm Khớp Gối

Theo thống kê, có ít nhất 50% số người trên 60 tuổi mắc bệnh liên quan đến khớp gối. Các bệnh về khớp gối tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Một trong các bệnh về khớp gối phổ biến nhất hiện nay là Viêm khớp gối.

Bệnh viêm khớp gối

Viêm Khớp Gối Là Gì?

Viêm khớp gối là tình trạng đầu gối và các vùng xung quanh gối bị sưng, đỏ, đau nhức vì một nguyên nhân nào đó. Thường gặp viêm vô khuẩn, do tổn thương, thoái hóa khớp gối dẫn đến cọ xát, bào mòn các đầu xương gây nên tình trạng viêm.

Biểu Hiện Của Viêm Khớp Gối

Khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau chứng tỏ người bệnh có thể bị mắc viêm khớp gối:

–  Sưng, nóng, đỏ, đau vùng khớp gối: đây là các triệu chứng điển hình của viêm cơ xương khớp nói chung và viêm khớp gối nói riêng. Bệnh nhân thường có biểu hiện sưng đầu gối, trường hợp nặng có thể sưng nhiều, vùng da khớp gối hồng đỏ rõ rệt so với vùng da xung quanh. Người bệnh có cảm giác đau vùng khớp gối, đau nhiều về đêm, khi đi lại, vận động khớp gối.

–  Hạn chế vận động khớp gối: Bệnh nhân khó đi lại hoặc cử động khớp gối một cách khó khăn. Nếu bệnh nặng hơn có thể có hiện tượng dính khớp, biến dạng khớp gối làm cho người bệnh không thể thực hiện các động tác vận động của khớp gối.

–  Có tiếng lục khục trong khớp gối: Khi đi lại hoặc vận động, bệnh nhân nghe thấy tiếng lục khục ở đầu gối.

dau-hieu-nhan-biet-viem-khop-goi

Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm Khớp Gối Là Gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp gối, trong đó thường gặp nhất là:

–  Thoái hóa khớp gối: thoái hóa khớp gối chính là căn nguyên dẫn đến viêm khớp gối vô khuẩn ở người già. Chủ yếu do khớp sự giảm sút các bao hoạt dịch ở khớp gối, không đủ lượng dịch bôi trơn khớp gối, các đầu xương thoái hóa trở nên thô ráp, thậm chí xuất hiện gai xương khớp gối làm xương cọ sát vào nhau gây ra phản ứng viêm khớp gối.

–  Viêm nhiễm các phần mềm xung quanh khớp gối như viêm gân, viêm cơ, bao hoạt dịch dẫn đến Viêm khớp gối.

–  Chấn thương khớp gối: các trường hợp chấn thương thường dẫn đến viêm, tràn dịch khớp gối.

–  Thừa cân, béo phì: là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp gối. Do khớp gối là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

–  Viêm khớp dạng thấp: Các đợt cấp của viêm khớp dạng thấp có thể gây nên biểu hiện viêm khớp gối.

–  Gút: Nhiều trường hợp Gút có thể dẫn đến viêm khớp gối, do các tinh thể acid Uric lắng đọng tại khớp gối gây nên những phản ứng viêm.

--- Quảng Cáo --

Những Ai Dễ Bị Viêm Khớp Gối?

Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh Viêm khớp gối ở những đối tượng sau cao hơn bình thường:

–  Người lớn tuổi: những người tuổi cao hệ xương khớp dần thoái hóa là một trong các nguyên nhân làm xuất hiện viêm khớp gối.

–  Người thừa cân, béo phì: nguy cơ mắc các bệnh về khớp gối tỷ lệ thuận với trọng lượng của người bệnh.

–  Người bị viêm khớp dạng thấp: những người bị viêm khớp dạng thấp dễ bị viêm và biến dạng các khớp nhỏ nhỡ.

Điều Trị Viêm Khớp Gối Như Thế Nào?

Điều trị viêm khớp gối bằng tây y chủ yếu điều trị nội khoa, bảo tồn là chính. Các thuốc thường dùng giảm đau, chống viêm, corticoid.

Điều trị can thiệp khi viêm khớp gối nặng, có dịch nhiều, cần phải chọc hút dịch. Một số trường hợp đau nhiều, điều trị dùng thuốc hiệu quả kém có thể tiêm trực tiếp Corticoid vào khớp gối.

TRUNG TÂM TƯ VẤN VnBacsi.Net Nhận tư vấn từ Bác Sĩ >> 1800 6036

Gọi Miễn Phí
Chat

Nhận tư vấn điều trị bệnh Xương Khớp miễn phí >>

Viêm Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền

Viêm khớp gối trong y học cổ truyền có tên là Hạc tất phong, thuộc phạm vi chứng Tý. Nguyên nhân chủ yếu do phong thấp nhiệt xâm nhập gây bế tắc kinh lạc dẫn đến các triệu chứng đau nhức, thấp làm sưng nặng, khó vận động khớp gối, có dịch,… nhiệt làm cho khớp gối nóng, đỏ, chạm vào đau nhiều.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, điều trị viêm khớp gối chủ yếu dùng pháp khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Khi cơ thể được lập lại sự cân bằng âm dương, khí huyết, kinh lạc được lưu thông sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh.

Y học cổ truyền điều trị chủ yếu bằng 2 phương pháp chính là: dùng thuốc và không dùng thuốc. Dùng thuốc để điều trị Viêm khớp gối chủ yếu dùng kết hợp các vị như thổ phục linh, kim ngân hoa, liên kiều, thương truật, ý dĩ,…Không dùng thuốc có các phương pháp chính là: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, phục hồi chức năng.

phuong-phap-cham-cuu-chua-dau-khop-goiChâm cứu chữa viêm khớp gối

Phòng Bệnh Viêm Khớp Gối Như Thế Nào?

Để tránh bị viêm khớp gối, hoặc tình trạng bệnh nặng thêm bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, kiểm soát cân nặng phù hợp, kết hợp một số bài tập nhẹ nhàng khớp gối như: đạp xe, bơi, tập khớp gối tại chỗ, không nên đi lại, leo cầu thang nhiều. Người bệnh lớn tuổi có thể sử dụng một số chế phẩm thuốc đông y hàng ngày có tác dụng bổ thận, trừ phong thấp, làm mạnh xương cốt để tránh bị Viêm khớp gối.

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

--- Quảng Cáo ---

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp? Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi đến

Điều trị bệnh Xương Khớp như thế nào? Làm sao để giảm các triệu chứng bệnh Xương Khớp?

Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 1800 6036

Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

Tổng đài miễn cước  1800 6036

NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ






Bác Sĩ Chuyên Khoa II - PHẠM HƯNG CỦNG 

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế / Thầy thuốc ưu tú, BS.LG/ Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp Bà Giằng

ĐIỂU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

 BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Tìm hiểu thêm về Phong Tê Thấp

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

MÃ TIỀN CHẾ

Mã tiền là dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Mã tiền chế thường được dùng như vị thuốc chủ trị có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, giảm đau nhanh cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Mã tiền chưa qua chế biến chứa độc tố nên chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp. Trong khi đó, mã tiền qua chế biến, loại bỏ độc tính, dùng đường uống phát huy hiệu quả rõ rệt và tác dụng nhanh hơn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế làm thành phần chính.

👉 Tác Dụng Thần Kỳ Của Mã Tiền Chế

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem thêm bài viết

Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay

Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng về bệnh lý cột sống cổ kèm các rối loạn chức năng thần kinh cột sống.

Khô Khớp Có Nguy Hiểm Không?

Khớp kêu lục cục, lạo xạo khi vận động là dấu hiệu đặc trưng của khô khớp. Khô khớp có nguy hiểm không, nguyên nhân khô khớp là gì và cách xử trí ra sao?

Xem thêm bài viết

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

--- Quảng Cáo ---

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT

2020-09-17T11:54:37+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button