Thoái hóa đốt sống lưng (Spondylosis hoặc Osteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Bệnh thoái hóa đốt sống lưng là bệnh thường gặp ở khoảng hơn 80% người trên 60 tuổi tại Mỹ, ở Việt Nam số lượng người mắc là trên 60% người trên 40 tuổi.
Vai Trò, Cấu Tạo Và Sự Thoái Hóa Cột Sống
Cột sống có cấu tạo gồm các đốt sống xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay giúp cơ thể đứng thẳng và vận động. Khả năng vận động của cột sống nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của dây chằng và sự co giãn của các cơ. Đặc biệt, trong cấu trúc cột sống còn có đĩa đệm nằm ở phần giữa các đốt sống, là bộ phận vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ thần kinh não tủy cũng như phân tán trọng lực đè nén lên cột sống.
Khi một người già đi, các đĩa đệm trở nên khô hơn, mỏng hơn và cứng hơn, và mất dần khả năng đệm (thoái hóa). Đây là lý do tại sao một người già có nhiều khả năng bị gãy xương đốt sống và cử động khó khăn hơn so với người trẻ tuổi.
Các khớp đốt sống cũng hoạt động kém hơn theo tuổi tác do hao mòn trên bề mặt sụn của chúng. Khi sụn bị bào mòn, xương bắt đầu cọ sát với nhau, gây ra ma sát. Việc mất dần lớp đĩa đệm và sự phát triển của gai làm cho cột sống cứng hơn, chuyển động kém linh hoạt và gây đau.
Nguyên Nhân Gây Thoái Hóa Đốt Sống Lưng
Nguyên nhân theo Y học hiện đại
Nguyên nhân thoái hoá đốt sống lưng là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng. Các áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm có thể đến từ một số vấn đề phổ biến như sau:
- Thoái hóa tự nhiên: Đây là quy luật tự nhiên, ít ai có thể tránh khỏi. Càng về già cột sống càng dễ lão hóa, tình trạng này thường xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 30.
- Ăn uống thiếu chất: Bệnh thoái hóa đốt sống có thể do cơ thể thiếu hụt lượng canxi, chất glucosamine là thành phần chính để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống.
- Chấn thương do tai nạn: Những va chạm hình thành các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động cũng là những nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống điển hình.
- Di truyền: Các tổn thương bẩm sinh khiến nhiều người bị gù hay bị vẹo cột sống gây ra sự thay đổi diện tích khiến cho cột sống bị chèn ép, gây nên bệnh.
- Biến chứng bệnh lý: Những người bị mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng theo Y học cổ truyền
Đau thắt lưng trong Đông y gọi là chứng “Yêu thống” đã được người xưa mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Đông y cho rằng thắt lưng là phủ của thận, thận chủ tiên thiên có năng lực làm cho cơ thể cường tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng cho nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.
Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng
Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến thoái hoá cột sống thay đổi theo từng cá nhân, bao gồm:
- Có người thân đã mắc thoái hoá cột sống
- Béo phì hoặc thừa cân
- Lối sống ít vận động và hạn chế tập thể dục
- Bị chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống
- Hút thuốc lá
- Có nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần và tăng áp lực lên cột sống
- Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm
- Bị viêm khớp vẩy nến
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống lưng phổ biến có thể do yếu tố tuổi tác hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Nếu bạn thấy mình thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh hoặc có biểu hiện đau lưng, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết