BỒ CÔNG ANH
Sơ lược
Tên khác: Cây mũi mác, diếp dai, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, phắc bao, Lin hàn (Tày), lày máy kìm (Dao).
Tên khoa học: Lactuca indica L.
Tên đồng nghĩa: Lactuca squarrosa Miq., Lactuca brevirostris Champ.
Tên nước ngoài: Indica lettuce (Anh); laitue indienne, laitue d’ Inde (Pháp)
Họ Cúc – Asteraceae
Mô tả cây
Cây thảo, mọc đứng, sống một năm hay hai năm. Thân nhẵn, thẳng, cao 0.5-1m, có khi đến 2m, ít phân cành, đôi khi có những đốm tía. Thân và lá khi bấm có nhựa màu trắng chảy ra.
Lá mọc so le, gần như không cuống, rất đa dạng. Những lá ở dưới thuôn dài, xẻ thùy không đều, hẹp và sâu, thùy lớn và thùy nhỏ xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn; các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên.
Cụm hoa là một đầu, tụ thành chùy dài 20-40cm, mọc ở ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2-5 đầu; tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8-10 hoa màu vàng hoặc vàng nhạt, tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh; nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, tai hình dùi, vòi nhụy có gai.
Quả bế, màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi.
Hạt giống có túm lông ở đỉnh, nhờ gió phát tán đi khắp nơi.
Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 8-9
Phân bố, sinh thái
Bồ công anh có ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng. Độ cao phân bố thường không quá 1500m. Cây cũng gặp ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin và Indonesia.
Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trên những nơi đất tương đối màu mỡ, nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang hoặc nương rẫy.
Bộ phận dùng
Cả cây bồ công anh được dùng để làm thuốc. Thu hái lúc cây chưa có hoa, dùng tươi hay phơi khô.
Mô tả dược liệu
La mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng cưa thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3-5cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0.2cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Thành phần hóa học
Bồ công anh chứa 91.8% nước, 3.4% protid, 1.1% glucid, 2.9% chất xơ, 1.2% tro.
Ngoài ra còn chứa carotene, vitamin C, 2 chất đắng chính là lactucin và lactucopicrin, β-amyrin, taraxasterol, germanicol.
Tác dụng dược lý
Bồ công anh được thử nghiệm cho tác dụng an thần.
Chiết xuất bồ công anh có hoạt tính chống gốc tự do, bảo vệ DNA, gần như ức chế hoàn toàn việc sản xuất oxit nitric.
Một nghiên cứu về tác dụng của bồ công anh lên vi khuẩn Escherichia coli Uropathogen (là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu) đã cho kết quả: Mặc dù không có hoạt động kháng khuẩn trực tiếp nhưng bồ công anh làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn vào các tế bào biểu mô bàng quang.
Tính vị, công dụng
Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.
Vị thuốc được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt.
Ngày dùng 20-40g cây tươi ép lấy nước hoặc 8-30g cây khô sắc uống.
Dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Bài thuốc có bồ công anh
- Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt
Bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 10g, kinh giới 10g, hạ khô thảo 10g, cỏ mần trầu 10g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml. uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa đau dạ dày
Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, nước 300ml. Đun sôi trong vòng 15 phút, thêm đường, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.
- Chữa mụn nhọt, làm nhọt chóng chín và vỡ mủ
Lá bồ công anh tươi phối hợp với lá phù dung, rễ vông vang hoặc rễ gai, giã đắp.
Kiêng kỵ
Trong các trường hợp âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.

BỒ CÔNG ANH
Sơ lược
Tên khác: Cây mũi mác, diếp dai, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, phắc bao, Lin hàn (Tày), lày máy kìm (Dao).
Tên khoa học: Lactuca indica L.
Tên đồng nghĩa: Lactuca squarrosa Miq., Lactuca brevirostris Champ.
Tên nước ngoài: Indica lettuce (Anh); laitue indienne, laitue d’ Inde (Pháp)
Họ Cúc – Asteraceae
Mô tả cây
Cây thảo, mọc đứng, sống một năm hay hai năm. Thân nhẵn, thẳng, cao 0.5-1m, có khi đến 2m, ít phân cành, đôi khi có những đốm tía. Thân và lá khi bấm có nhựa màu trắng chảy ra.
Lá mọc so le, gần như không cuống, rất đa dạng. Những lá ở dưới thuôn dài, xẻ thùy không đều, hẹp và sâu, thùy lớn và thùy nhỏ xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn; các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên.
Cụm hoa là một đầu, tụ thành chùy dài 20-40cm, mọc ở ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2-5 đầu; tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8-10 hoa màu vàng hoặc vàng nhạt, tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh; nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, tai hình dùi, vòi nhụy có gai.
Quả bế, màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi.
Hạt giống có túm lông ở đỉnh, nhờ gió phát tán đi khắp nơi.
Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 8-9
Phân bố, sinh thái
Bồ công anh có ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng. Độ cao phân bố thường không quá 1500m. Cây cũng gặp ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin và Indonesia.
Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trên những nơi đất tương đối màu mỡ, nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang hoặc nương rẫy.
Bộ phận dùng
Cả cây bồ công anh được dùng để làm thuốc. Thu hái lúc cây chưa có hoa, dùng tươi hay phơi khô.
Mô tả dược liệu
La mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng cưa thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3-5cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0.2cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Thành phần hóa học
Bồ công anh chứa 91.8% nước, 3.4% protid, 1.1% glucid, 2.9% chất xơ, 1.2% tro.
Ngoài ra còn chứa carotene, vitamin C, 2 chất đắng chính là lactucin và lactucopicrin, β-amyrin, taraxasterol, germanicol.
Tác dụng dược lý
Bồ công anh được thử nghiệm cho tác dụng an thần.
Chiết xuất bồ công anh có hoạt tính chống gốc tự do, bảo vệ DNA, gần như ức chế hoàn toàn việc sản xuất oxit nitric.
Một nghiên cứu về tác dụng của bồ công anh lên vi khuẩn Escherichia coli Uropathogen (là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu) đã cho kết quả: Mặc dù không có hoạt động kháng khuẩn trực tiếp nhưng bồ công anh làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn vào các tế bào biểu mô bàng quang.
Tính vị, công dụng
Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.
Vị thuốc được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt.
Ngày dùng 20-40g cây tươi ép lấy nước hoặc 8-30g cây khô sắc uống.
Dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Bài thuốc có bồ công anh
- Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt
Bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 10g, kinh giới 10g, hạ khô thảo 10g, cỏ mần trầu 10g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml. uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa đau dạ dày
Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, nước 300ml. Đun sôi trong vòng 15 phút, thêm đường, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.
- Chữa mụn nhọt, làm nhọt chóng chín và vỡ mủ
Lá bồ công anh tươi phối hợp với lá phù dung, rễ vông vang hoặc rễ gai, giã đắp.
Kiêng kỵ
Trong các trường hợp âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết