BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN UỐNG THUỐC GÌ TỐT NHẤT?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Ở mức độ nhẹ bệnh hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày nên người bệnh thường chủ quan không chữa trị sớm. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí ung thư thực quản. Vì vậy, khi bị trào ngược dạ dày cần uống thuốc gì điều trị cho hiệu quả là điều nhiều người bệnh quan tâm.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý do rối loạn nhu động đường tiêu hóa gây ra hiện tượng dịch dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản, hầu họng với các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, hôi miệng, đau tức ngực, khó nuốt…Tỉ lệ mắc GERD ở các nước phát triển khá cao, ở Mỹ là khoảng 27,8%, châu Âu 25,9%, Nhật Bản 11,6% và con số người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam ước tính có hơn 7 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh GERD hiện đã có những loại thuốc đặc trị, tuy nhiên việc điều trị thành công hay không phụ thuộc lớn vào sự tuân thủ của người bệnh.
Thuốc Tây y điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Theo hướng dẫn năm 2013 của Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ (American Gastroenterological Society) về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, các nhóm thuốc điều trị bao gồm:
- Liệu pháp PPIs
1.1. Hướng dẫn điều trị và các thuốc PPI thường dùng
PPIs (Proton pump inhibitors) là các thuốc ức chế bơm proton, các thuốc này có khả năng làm giảm việc sản xuất acid dịch vị bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh ra acid, giúp hạn chế việc trào ngược acid lên thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản hầu họng.
– PPIs là lựa chọn đầu tay để cải thiện triệu chứng trong bệnh GERD với liệu trình khuyến cáo là 8 tuần. Không có sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa các thuốc PPI khác nhau, tuy nhiên việc chuyển đổi sử dụng các PPI khác nhau có thể xem xét trong trường hợp người bệnh gặp vấn đề với các tác dụng phụ.
– Liều khởi đầu nên dùng 1 lần/ngày, 30-60 phút trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Với những bệnh nhân đáp ứng một phần (đáp ứng yếu) với liều này thì nên cân nhắc điều chỉnh thành 2 lần/ngày khi có triệu chứng ban đêm.
– Các trường hợp không đáp ứng với PPI (PPI kháng trị) cần phải được hội chẩn đánh giá lại.
– Cần duy trì điều trị đối với các bệnh nhân vẫn tiếp tục còn triệu chứng GERD khi dừng PPI hoặc bệnh nhân có biến chứng thực quản hay thực quản Barrett.
Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm PPI bao gồm:
Các thuốc PPI hiệu quả hơn các thuốc kháng H2 trong điều trị các triệu chứng GERD ngắn hạn (14 ngày) với hiệu quả kéo dài đến 10 tuần, đồng thời thuận tiện hơn so với các antacid vì chỉ phải sử dụng 1 hoặc 2 lần 1 ngày.
1.2. Tác dụng phụ và lưu ý khi dùng các thuốc PPI
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn, sốt, phát ban, suy giảm chức năng gan, thận, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile ở ruột già, nếu dùng liều cao và sử dụng thuốc thời gian dài trên 1 năm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương hông, cổ tay và cột sống; PPI còn làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 và magie gây rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay. Chính vì vậy, các PPI thường được khuyến cáo sử dụng với liều bắt đầu thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton:
– Các PPI là các tiền thuốc và không bền ở môi trường acid, do đó đều được sản xuất dưới dạng bao tan trong ruột. Không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi uống để bảo vệ dược chất.
– Nên uống trước khi ăn 30-60 phút để thuốc có đủ thời gian tác động kịp thời đến việc tiết acid ở dạ dày.
– Độ hấp thu của một số thuốc có thể ảnh hưởng nếu dùng chung với PPI, ví dụ: PPI làm giảm hấp thu ketoconazole, tăng hấp thu digoxin, làm giảm phân hủy một số thuốc ở gan và tăng nồng độ của chúng trong máu như diazepam, warfarin, phenytoin…Do đó cần lưu ý uống PPI cách xa những thuốc có tương tác như trên để tránh tăng độc tính của thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc dùng chung.
1.3. Điều trị GERD kháng trị PPI
Theo các nghiên cứu, trên thế giới có đến 30% bệnh nhân thất bại với PPI trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gọi là GERD kháng trị). Trong trường hợp này, cần xác định tình trạng ức chế acid của bệnh nhân đã tối ưu chưa, thông qua việc xác định bệnh nhân đã uống đúng thuốc và đúng cách hay chưa, việc tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng thuốc có đúng hướng dẫn không, ngoài ra phải xem xét đến cả những yếu tố làm bệnh tăng nặng như dùng thuốc giảm đau NSAID hoặc corticoid, dùng thuốc kháng viêm, bị stress kéo dài, chế độ ăn không phù hợp…dẫn đến không đáp ứng điều trị. Nếu bệnh nhân tuân thủ đúng mà bệnh không giảm thì nên chuyển sang loại PPI khác, hoặc tăng liều PPI hoặc kết hợp sử dụng thuốc khác như các thuốc kháng H2 (không uống cùng lúc với PPI) vào ban đêm để ức chế acid tốt hơn.
- Liệu pháp H2 antagonist (các thuốc ức chế thụ thể H2)
Các thuốc ức chế thụ thể H2 (H2RA) có cấu trúc gần giống histamin nên cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách dạ dày, ức chế tiết acid (khi đói) ngày và đêm của dạ dày, kể cả tiết dịch acid do kích thích bởi thức ăn, cafein, insulin, pentagastrin. Tuy nhiên, thời gian tác dụng ngắn, phải uống nhiều lần trong ngày và có thể gây liệt dương ở nam giới nếu dùng kéo dài. Riêng cimetidin chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Theo hướng dẫn điều trị 2013 của Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ:
– Các thuốc H2RA có thể dùng để điều trị duy trì ở những trường hợp GERD không loét nếu bệnh nhân đáp ứng thuốc.
– Có thể dùng thêm H2RA uống trước khi ngủ cùng với PPI ban ngày ở một vài bệnh nhân có triệu chứng trào ngược ban đêm, tuy nhiên điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc giảm đáp ứng sau vài tuần điều trị.
Các thuốc ức chế H2 được dùng phổ biến:
Ranitidin tác dụng mạnh hơn cimetidin 4-10 lần nhưng lại ít tác dụng không mong muốn và ít tương tác hơn cimetidin, famotidin tác dụng mạnh hơn cimetidin 30 lần, nizatidin có tác dụng tương tự ranitidin nhưng ít tác dụng phụ hơn so với các H2RA khác nên ưa dùng hơn.
- Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột
Nhóm thuốc này giúp tống đẩy thức ăn xuống ruột nhanh chóng, hạn chế trào ngược, bao gồm:
– Metoclopramid (biệt dược Primperan, Anausin viên 10mg): làm tăng vận động các lớp ống tiêu hóa, thúc đẩy mở môn vị làm vơi dạ dày, tuy nhiên có thể gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
– Domperidon (biệt dược Motilium, Peridy): ức chế thụ thể Dopaminergic ngoại biên, làm tăng áp lực cơ vòng dưới thực quản nên làm vơi dạ dày, giảm trào ngược.
Các thuốc điều hòa nhu động ruột khác có thể được sử dụng nhưng chống chỉ định với các trường hợp chảy máu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ống tiêu hóa như:
– Sulpirid (biệt dược Dogmatil viên 50mg)
– Metopimazin (biệt dược Vogalene)
– Một số thuốc khác như alizaprid (biệt dược Plitican), anzemet (biệt dược Dolasetron)…
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản
– Alginate (biệt dược Gaviscon, Topaal): tạo thành lớp gel bọt nổi trên dịch vị khi kết hợp với HCl, nhờ đó bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tác hại của acid.
– Dimethicone: tác dụng tương tự alginate.
– Sucralfat: thường được chỉ định trong các trường hợp trào ngược vừa đến nặng, tránh dùng antacid hoặc H2RA 30 phút trước hoặc sau khi uống sucralfat.
Thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay có rất nhiều các loại dược liệu có khả năng điều trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các loại thuốc từ thiên nhiên được sử dụng phổ biến như:
– Lá khôi: chứa tanin giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày
– Cúc hoa: có tác dụng sơ can, điều trị tận gốc nguyên nhân can khí uất kết của bệnh trào ngược.
– Mai mực: bột mai mực khô nghiền nát có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, đặc biệt là hút hết axit dư thừa nên tác dụng tốt với bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
– Đu đủ: chứa men proteolytic có tác dụng tiêu hủy protein, giúp phân giải protein thành acid amin, đồng thời enzyme papain trong đu đủ giúp tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột và chất béo dễ dàng hơn, giúp thức ăn được tiêu hóa hiệu quả, làm giảm triệu chứng trào ngược.
– Nghệ: hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, làm liền vết loét dạ dày thực quản.
– Gừng: có thể làm giảm các triệu chứng buồn nôn rất hiệu quả, các hợp chất trong gừng đã được chứng minh làm giảm acid dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —
User Review
( votes)
User Review
( votes)Bài Viết Liên Quan
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Ở mức độ nhẹ bệnh hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày nên người bệnh thường chủ quan không chữa trị sớm. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí ung thư thực quản. Vì vậy, khi bị trào ngược dạ dày cần uống thuốc gì điều trị cho hiệu quả là điều nhiều người bệnh quan tâm.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý do rối loạn nhu động đường tiêu hóa gây ra hiện tượng dịch dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản, hầu họng với các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, hôi miệng, đau tức ngực, khó nuốt…Tỉ lệ mắc GERD ở các nước phát triển khá cao, ở Mỹ là khoảng 27,8%, châu Âu 25,9%, Nhật Bản 11,6% và con số người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam ước tính có hơn 7 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh GERD hiện đã có những loại thuốc đặc trị, tuy nhiên việc điều trị thành công hay không phụ thuộc lớn vào sự tuân thủ của người bệnh.
Thuốc Tây y điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Theo hướng dẫn năm 2013 của Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ (American Gastroenterological Society) về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, các nhóm thuốc điều trị bao gồm:
- Liệu pháp PPIs
1.1. Hướng dẫn điều trị và các thuốc PPI thường dùng
PPIs (Proton pump inhibitors) là các thuốc ức chế bơm proton, các thuốc này có khả năng làm giảm việc sản xuất acid dịch vị bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh ra acid, giúp hạn chế việc trào ngược acid lên thực quản gây tổn thương niêm mạc thực quản hầu họng.
– PPIs là lựa chọn đầu tay để cải thiện triệu chứng trong bệnh GERD với liệu trình khuyến cáo là 8 tuần. Không có sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa các thuốc PPI khác nhau, tuy nhiên việc chuyển đổi sử dụng các PPI khác nhau có thể xem xét trong trường hợp người bệnh gặp vấn đề với các tác dụng phụ.
– Liều khởi đầu nên dùng 1 lần/ngày, 30-60 phút trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Với những bệnh nhân đáp ứng một phần (đáp ứng yếu) với liều này thì nên cân nhắc điều chỉnh thành 2 lần/ngày khi có triệu chứng ban đêm.
– Các trường hợp không đáp ứng với PPI (PPI kháng trị) cần phải được hội chẩn đánh giá lại.
– Cần duy trì điều trị đối với các bệnh nhân vẫn tiếp tục còn triệu chứng GERD khi dừng PPI hoặc bệnh nhân có biến chứng thực quản hay thực quản Barrett.
Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm PPI bao gồm:
Các thuốc PPI hiệu quả hơn các thuốc kháng H2 trong điều trị các triệu chứng GERD ngắn hạn (14 ngày) với hiệu quả kéo dài đến 10 tuần, đồng thời thuận tiện hơn so với các antacid vì chỉ phải sử dụng 1 hoặc 2 lần 1 ngày.
1.2. Tác dụng phụ và lưu ý khi dùng các thuốc PPI
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn, sốt, phát ban, suy giảm chức năng gan, thận, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile ở ruột già, nếu dùng liều cao và sử dụng thuốc thời gian dài trên 1 năm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương hông, cổ tay và cột sống; PPI còn làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 và magie gây rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay. Chính vì vậy, các PPI thường được khuyến cáo sử dụng với liều bắt đầu thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton:
– Các PPI là các tiền thuốc và không bền ở môi trường acid, do đó đều được sản xuất dưới dạng bao tan trong ruột. Không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi uống để bảo vệ dược chất.
– Nên uống trước khi ăn 30-60 phút để thuốc có đủ thời gian tác động kịp thời đến việc tiết acid ở dạ dày.
– Độ hấp thu của một số thuốc có thể ảnh hưởng nếu dùng chung với PPI, ví dụ: PPI làm giảm hấp thu ketoconazole, tăng hấp thu digoxin, làm giảm phân hủy một số thuốc ở gan và tăng nồng độ của chúng trong máu như diazepam, warfarin, phenytoin…Do đó cần lưu ý uống PPI cách xa những thuốc có tương tác như trên để tránh tăng độc tính của thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc dùng chung.
1.3. Điều trị GERD kháng trị PPI
Theo các nghiên cứu, trên thế giới có đến 30% bệnh nhân thất bại với PPI trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gọi là GERD kháng trị). Trong trường hợp này, cần xác định tình trạng ức chế acid của bệnh nhân đã tối ưu chưa, thông qua việc xác định bệnh nhân đã uống đúng thuốc và đúng cách hay chưa, việc tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng thuốc có đúng hướng dẫn không, ngoài ra phải xem xét đến cả những yếu tố làm bệnh tăng nặng như dùng thuốc giảm đau NSAID hoặc corticoid, dùng thuốc kháng viêm, bị stress kéo dài, chế độ ăn không phù hợp…dẫn đến không đáp ứng điều trị. Nếu bệnh nhân tuân thủ đúng mà bệnh không giảm thì nên chuyển sang loại PPI khác, hoặc tăng liều PPI hoặc kết hợp sử dụng thuốc khác như các thuốc kháng H2 (không uống cùng lúc với PPI) vào ban đêm để ức chế acid tốt hơn.
- Liệu pháp H2 antagonist (các thuốc ức chế thụ thể H2)
Các thuốc ức chế thụ thể H2 (H2RA) có cấu trúc gần giống histamin nên cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách dạ dày, ức chế tiết acid (khi đói) ngày và đêm của dạ dày, kể cả tiết dịch acid do kích thích bởi thức ăn, cafein, insulin, pentagastrin. Tuy nhiên, thời gian tác dụng ngắn, phải uống nhiều lần trong ngày và có thể gây liệt dương ở nam giới nếu dùng kéo dài. Riêng cimetidin chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Theo hướng dẫn điều trị 2013 của Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ:
– Các thuốc H2RA có thể dùng để điều trị duy trì ở những trường hợp GERD không loét nếu bệnh nhân đáp ứng thuốc.
– Có thể dùng thêm H2RA uống trước khi ngủ cùng với PPI ban ngày ở một vài bệnh nhân có triệu chứng trào ngược ban đêm, tuy nhiên điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc giảm đáp ứng sau vài tuần điều trị.
Các thuốc ức chế H2 được dùng phổ biến:
Ranitidin tác dụng mạnh hơn cimetidin 4-10 lần nhưng lại ít tác dụng không mong muốn và ít tương tác hơn cimetidin, famotidin tác dụng mạnh hơn cimetidin 30 lần, nizatidin có tác dụng tương tự ranitidin nhưng ít tác dụng phụ hơn so với các H2RA khác nên ưa dùng hơn.
- Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột
Nhóm thuốc này giúp tống đẩy thức ăn xuống ruột nhanh chóng, hạn chế trào ngược, bao gồm:
– Metoclopramid (biệt dược Primperan, Anausin viên 10mg): làm tăng vận động các lớp ống tiêu hóa, thúc đẩy mở môn vị làm vơi dạ dày, tuy nhiên có thể gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
– Domperidon (biệt dược Motilium, Peridy): ức chế thụ thể Dopaminergic ngoại biên, làm tăng áp lực cơ vòng dưới thực quản nên làm vơi dạ dày, giảm trào ngược.
Các thuốc điều hòa nhu động ruột khác có thể được sử dụng nhưng chống chỉ định với các trường hợp chảy máu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ống tiêu hóa như:
– Sulpirid (biệt dược Dogmatil viên 50mg)
– Metopimazin (biệt dược Vogalene)
– Một số thuốc khác như alizaprid (biệt dược Plitican), anzemet (biệt dược Dolasetron)…
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản
– Alginate (biệt dược Gaviscon, Topaal): tạo thành lớp gel bọt nổi trên dịch vị khi kết hợp với HCl, nhờ đó bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tác hại của acid.
– Dimethicone: tác dụng tương tự alginate.
– Sucralfat: thường được chỉ định trong các trường hợp trào ngược vừa đến nặng, tránh dùng antacid hoặc H2RA 30 phút trước hoặc sau khi uống sucralfat.
Thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay có rất nhiều các loại dược liệu có khả năng điều trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các loại thuốc từ thiên nhiên được sử dụng phổ biến như:
– Lá khôi: chứa tanin giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày
– Cúc hoa: có tác dụng sơ can, điều trị tận gốc nguyên nhân can khí uất kết của bệnh trào ngược.
– Mai mực: bột mai mực khô nghiền nát có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, đặc biệt là hút hết axit dư thừa nên tác dụng tốt với bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
– Đu đủ: chứa men proteolytic có tác dụng tiêu hủy protein, giúp phân giải protein thành acid amin, đồng thời enzyme papain trong đu đủ giúp tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột và chất béo dễ dàng hơn, giúp thức ăn được tiêu hóa hiệu quả, làm giảm triệu chứng trào ngược.
– Nghệ: hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, làm liền vết loét dạ dày thực quản.
– Gừng: có thể làm giảm các triệu chứng buồn nôn rất hiệu quả, các hợp chất trong gừng đã được chứng minh làm giảm acid dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bình Luận Bài Viết