ĐAU BAO TỬ NÊN UỐNG GÌ?

Đau bao tử hay đau dạ dày, được cho là triệu chứng của một bệnh, hơn là một bệnh. Việc bạn có dấu hiệu của đau dạ dày có thể là do dạ dày của bạn đang bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó. Nếu những cơ đau dạ dày kéo dài và đến thường xuyên, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, một cốc nước ấm hoặc có một số loại thức uống sau đây giúp bạn dịu cơn đau, giảm nhanh cảm giác khó chịu.

1. Một số loại trà thảo dược

Trà hoa cúc

tra-hoa-cuc-tot-cho-nguoi-dau-da-day

 Trà hoa cúc (ảnh minh họa)

Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe nhờ tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan… Bên cạnh đó trà hoa cúc còn giúp giảm cơn đau dạ dày theo nhiều cách khác nhau. Chamazulene trong trà hoa cúc giúp ngăn chặn sự giải phóng các gốc tự do liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm. Dầu hoa cúc ngăn ngừa viêm đường tiêu hóa. Hoa cúc cũng là một thuốc an thần nhẹ, và do đó làm giảm căng thẳng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau dạ dày. Bạn nên lưu ý không nên ngâm túi trà hoa cúc của bạn trong nước sôi vì nhiệt độ cao phá hủy một số hợp chất có trong trà hoa cúc.

 Trà bạc hà

tra-bac-ha

Trà bạc hà (ảnh minh họa)

Bạc hà giúp giảm hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày không có loét, chuột rút đường tiêu hóa và đau dạ dày liên quan đến các vấn đề về túi mật. Khi có cảm giác đau, bạn hãy thử pha 1 cốc trà bạc hà, ngậm 1 viên kẹo bạc hà, hay nhấm nháp chút lá bạc hà. Điều này giúp giảm cơn đau và giảm cảm giác buồn nôn.

Trà oải hương

Oải hương khuyến khích bài tiết mật giống như bạc hà, nó làm giảm đau dạ dày do các vấn đề về túi mật ngăn cản tiêu hóa chất béo. Giống như hoa cúc, hoa oải hương cũng là một loại thuốc an thần nhẹ, giúp điều trị hiệu quả cho chứng lo âu ở mức độ thấp.

Trà gừng hoặc nước soda vị gừng

tra-gung

Trà gừng (ảnh minh họa)

Gừng được sử dụng để điều trị viêm dạ dày, buồn nôn, khó tiêu và say tàu xe. Gừng thúc đẩy sự tiết nước bọt, dịch dạ dày và mật, tất cả đều cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, soda gừng cũng giúp dịu cơn đau dạ dày nhờ có chứa cacbonat.

2. Nước trái cây, rau củ

Nên sử dụng các loại nước rau củ hoặc trái cây để giúp bổ sung thêm vitamin, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn. Từ đó ngăn chặn được vi khuẩn phát triển trong dạ dày gây bệnh đau bao tử. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những nước ép của loại hoa quả có tính acid cao vì dễ làm bạn đầy bụng và tăng cơn đau.

Nước cà rốt

Nước ép cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên có tính kiềm, giúp trung hòa acid dư thừa, giảm các triệu chứng như ợ nóng. Nước ép cà rốt là thức uống an toàn, giảm trào ngược acid. Bạn có thể phối hợp thêm một chút bạc hà, hoặc gừng để tăng tác dụng.

Tinh bột nghệ

tinh-bot-nghe

Tinh bột nghệ (ảnh minh họa)

Tinh bột nghệ từ lâu đã được xem như là một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng. Bạn có thể hòa muỗng tinh bột nghệ vào nước, hoặc dùng kèm với sữa tươi, sữa chua hoặc mật ong.

Giấm táo

Giấm táo dạng bột tinh giúp cân bằng acid dạ dày, và tránh bị ợ chua, ợ nóng. Hỗn hợp gồm giấm táo, nước nóng và mật ong có thể giúp dạ dày êm ái trở lại, giảm các cơn đau quặn, xót rát dạ dày.

3. Một số loại thức uống khác

 Sữa hoặc Sữa chua uống

Sữa là thứ đồ uống rất có lợi cho sức khỏe của bạn, cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, sữa có môi trường trung tính chứ không phải là acid nên sẽ an toàn cho dạ dày. Đồng thời sữa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cung cấp dưỡng chất để dạ dày mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống từ 1 tới 2 cốc sữa mỗi ngày, bởi uống quá nhiều dễ khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu, không tốt cho dạ dày. Thay vì uống sữa lạnh, bạn hãy uống sữa ấm để an toàn cho dạ dày hơn.

Ngoài ra có thể dùng sữa chua uống. Sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi được nuôi cấy, hỗ trợ đáng kể cho hệ tiêu hóa. Bạn nên tìm mua loại sữa chua có ghi chứa lợi khuẩn trên bao bì. Bạn cũng có thể tự chuẩn bị đồ uống sữa chua bằng một ly sinh tố sữa chua và nước ép trái cây. Các loại vi khuẩn Lactobacillus có trong sữa chua cũng có thể ức chế vi khuẩn helicobacter pylori, một trong các nguyên nhân gây viêm dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày.

Trà gạo

Trà gạo hay nước cơm có thể giúp bạn loại bỏ cơn đau thượng vị. Khi nấu cơm, có một số hoạt chất giải phóng. Những hợp chất này giúp bao dạ dày, giảm các cơn đau dạ dày do viêm hoặc loét.

Nước cơm có thể làm bằng cách nấu cơm với lượng nước gấp đôi bình thường, khi cơm sôi hoặc gần chín, chiết phần nước cơm để nguội. Bạn có thể pha thêm 1 chút nước chanh hoặc mật ong nếu bạn muốn.

Nước mật ong

Theo y học cổ truyền, mật ong là một vị thuốc quý, có tác dụng kháng khuẩn, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, làm giảm tiết acid dịch vị ở những người mắc chứng đau dạ dày tá tràng. Hãy pha cho mình một cốc nước ấm, thêm một muỗng mật ong vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.

Không những vậy, bài thuốc mật ong và tinh bột nghệ được sử dụng phổ biến. Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và liền vết loét của curcumin (trong tinh bột nghệ), kết hợp với mật ong, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống lại vi khuẩn HP.

Các loại đồ uống trên đều rất dễ làm với các nguyên liệu dễ tìm. Nếu bạn đang chịu cơn đau dạ dày, bạn có thể thử các loại đồ uống trên đây để giảm cơn đau nhanh.  Qua bài viết này, BACSINET hy vọng bạn có thể có được một chế độ ăn hợp lý, cũng như một thực đơn đa dạng, giúp cải thiện bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn. Một chế độ ăn hợp lý, cũng như lối sống khỏe mạnh, tinh thần thoải mái rất cần thiết để điều trị dứt điểm chứng đau dạ dày.

 

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐAU BAO TỬ NÊN UỐNG GÌ?

Đau bao tử hay đau dạ dày, được cho là triệu chứng của một bệnh, hơn là một bệnh. Việc bạn có dấu hiệu của đau dạ dày có thể là do dạ dày của bạn đang bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó. Nếu những cơ đau dạ dày kéo dài và đến thường xuyên, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, một cốc nước ấm hoặc có một số loại thức uống sau đây giúp bạn dịu cơn đau, giảm nhanh cảm giác khó chịu.

1. Một số loại trà thảo dược

Trà hoa cúc

tra-hoa-cuc-tot-cho-nguoi-dau-da-day

 Trà hoa cúc (ảnh minh họa)

Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe nhờ tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan… Bên cạnh đó trà hoa cúc còn giúp giảm cơn đau dạ dày theo nhiều cách khác nhau. Chamazulene trong trà hoa cúc giúp ngăn chặn sự giải phóng các gốc tự do liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm. Dầu hoa cúc ngăn ngừa viêm đường tiêu hóa. Hoa cúc cũng là một thuốc an thần nhẹ, và do đó làm giảm căng thẳng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau dạ dày. Bạn nên lưu ý không nên ngâm túi trà hoa cúc của bạn trong nước sôi vì nhiệt độ cao phá hủy một số hợp chất có trong trà hoa cúc.

 Trà bạc hà

tra-bac-ha

Trà bạc hà (ảnh minh họa)

Bạc hà giúp giảm hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày không có loét, chuột rút đường tiêu hóa và đau dạ dày liên quan đến các vấn đề về túi mật. Khi có cảm giác đau, bạn hãy thử pha 1 cốc trà bạc hà, ngậm 1 viên kẹo bạc hà, hay nhấm nháp chút lá bạc hà. Điều này giúp giảm cơn đau và giảm cảm giác buồn nôn.

Trà oải hương

Oải hương khuyến khích bài tiết mật giống như bạc hà, nó làm giảm đau dạ dày do các vấn đề về túi mật ngăn cản tiêu hóa chất béo. Giống như hoa cúc, hoa oải hương cũng là một loại thuốc an thần nhẹ, giúp điều trị hiệu quả cho chứng lo âu ở mức độ thấp.

Trà gừng hoặc nước soda vị gừng

tra-gung

Trà gừng (ảnh minh họa)

Gừng được sử dụng để điều trị viêm dạ dày, buồn nôn, khó tiêu và say tàu xe. Gừng thúc đẩy sự tiết nước bọt, dịch dạ dày và mật, tất cả đều cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, soda gừng cũng giúp dịu cơn đau dạ dày nhờ có chứa cacbonat.

2. Nước trái cây, rau củ

Nên sử dụng các loại nước rau củ hoặc trái cây để giúp bổ sung thêm vitamin, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn. Từ đó ngăn chặn được vi khuẩn phát triển trong dạ dày gây bệnh đau bao tử. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những nước ép của loại hoa quả có tính acid cao vì dễ làm bạn đầy bụng và tăng cơn đau.

Nước cà rốt

Nước ép cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên có tính kiềm, giúp trung hòa acid dư thừa, giảm các triệu chứng như ợ nóng. Nước ép cà rốt là thức uống an toàn, giảm trào ngược acid. Bạn có thể phối hợp thêm một chút bạc hà, hoặc gừng để tăng tác dụng.

Tinh bột nghệ

tinh-bot-nghe

Tinh bột nghệ (ảnh minh họa)

Tinh bột nghệ từ lâu đã được xem như là một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng. Bạn có thể hòa muỗng tinh bột nghệ vào nước, hoặc dùng kèm với sữa tươi, sữa chua hoặc mật ong.

Giấm táo

Giấm táo dạng bột tinh giúp cân bằng acid dạ dày, và tránh bị ợ chua, ợ nóng. Hỗn hợp gồm giấm táo, nước nóng và mật ong có thể giúp dạ dày êm ái trở lại, giảm các cơn đau quặn, xót rát dạ dày.

3. Một số loại thức uống khác

 Sữa hoặc Sữa chua uống

Sữa là thứ đồ uống rất có lợi cho sức khỏe của bạn, cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, sữa có môi trường trung tính chứ không phải là acid nên sẽ an toàn cho dạ dày. Đồng thời sữa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cung cấp dưỡng chất để dạ dày mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống từ 1 tới 2 cốc sữa mỗi ngày, bởi uống quá nhiều dễ khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu, không tốt cho dạ dày. Thay vì uống sữa lạnh, bạn hãy uống sữa ấm để an toàn cho dạ dày hơn.

Ngoài ra có thể dùng sữa chua uống. Sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi được nuôi cấy, hỗ trợ đáng kể cho hệ tiêu hóa. Bạn nên tìm mua loại sữa chua có ghi chứa lợi khuẩn trên bao bì. Bạn cũng có thể tự chuẩn bị đồ uống sữa chua bằng một ly sinh tố sữa chua và nước ép trái cây. Các loại vi khuẩn Lactobacillus có trong sữa chua cũng có thể ức chế vi khuẩn helicobacter pylori, một trong các nguyên nhân gây viêm dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày.

Trà gạo

Trà gạo hay nước cơm có thể giúp bạn loại bỏ cơn đau thượng vị. Khi nấu cơm, có một số hoạt chất giải phóng. Những hợp chất này giúp bao dạ dày, giảm các cơn đau dạ dày do viêm hoặc loét.

Nước cơm có thể làm bằng cách nấu cơm với lượng nước gấp đôi bình thường, khi cơm sôi hoặc gần chín, chiết phần nước cơm để nguội. Bạn có thể pha thêm 1 chút nước chanh hoặc mật ong nếu bạn muốn.

Nước mật ong

Theo y học cổ truyền, mật ong là một vị thuốc quý, có tác dụng kháng khuẩn, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, làm giảm tiết acid dịch vị ở những người mắc chứng đau dạ dày tá tràng. Hãy pha cho mình một cốc nước ấm, thêm một muỗng mật ong vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.

Không những vậy, bài thuốc mật ong và tinh bột nghệ được sử dụng phổ biến. Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và liền vết loét của curcumin (trong tinh bột nghệ), kết hợp với mật ong, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống lại vi khuẩn HP.

Các loại đồ uống trên đều rất dễ làm với các nguyên liệu dễ tìm. Nếu bạn đang chịu cơn đau dạ dày, bạn có thể thử các loại đồ uống trên đây để giảm cơn đau nhanh.  Qua bài viết này, BACSINET hy vọng bạn có thể có được một chế độ ăn hợp lý, cũng như một thực đơn đa dạng, giúp cải thiện bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn. Một chế độ ăn hợp lý, cũng như lối sống khỏe mạnh, tinh thần thoải mái rất cần thiết để điều trị dứt điểm chứng đau dạ dày.

 

Bác Sĩ Chuyên Khoa II / Nguyên Vụ Trưởng VỤ YHCT – Bộ Y Tế/ Thầy thuốc ưu tú, BS.LG / Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT quốc tế Hồng Kông

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

Sending
User Review
4 (8 votes)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy các kinh tâm tỳ vị, có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, trị chứng tiêu hoá không tốt, viêm ruột, lỵ, đau bụng nôn mửa,… Hiện nay, hoàng liên được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về các thành phần, trong đó phải kể đến hoạt chất berberin, có tác dụng như kháng sinh, ức chế mạnh các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây lỵ Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh dược liệu này tiềm năng để điều trị các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh tiểu đường.

 

BẠCH TRUẬT

Bạch truật là loại thảo dược có thân rễ, vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai. Từ xưa, các vua chúa thường dùng bạch truật như vị thuốc “thần dược trường thọ” nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường sinh đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá như ăn uống chậm tiêu, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài, thần sắc nhợt nhạt…

MỘC HƯƠNG

Mộc Hương là vị thuốc từ rễ của cây mộc hương, có vị cay đắng, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, đại tràng, mật và tam tiêu và có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy…. Đặc biệt, Mộc hương là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc cổ phương kinh điển “Hương sa lục quân tử” giúp trị viêm đại tràng cấp & mạn tính mà các lương y thường dùng. Ngoài ra, mộc hương có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả.

SƠN TRA

Sơn tra là quả chín già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra với Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can, có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Các lương y thường dùng sơn tra trong các bài thuốc trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp… Các thành phần có trong sơn tra bao gồm fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, carotene; Ca, P, Fe, tannin, flavonoid...

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÀI VIẾT HAY NÊN ĐỌC

2019-10-22T11:42:43+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button