HY THIÊM
Sơ lược
Tên gọi Hy thiêm bắt nguồn từ việc cây được dùng đầu tiên ở nước Sở (một nước cổ của Trung Quốc), dân nước này gọi lợn là hy, cọi cỏ đắng cay có độc là thiêm. Vì khí vị của cây này như mùi lợn, do đó có tên là Hy thiêm.
Tên khác: Cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa, sơn bích, cỏ cứt heo, nhá khỉ cáy (Tày), co boóng bo (Thái).
Tê cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo.
Tên nước ngoài: Common St Paul’s wort (Anh).
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.
Tên đồng nghĩa: Siegesbeckia glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.
Họ Cúc – Asteraceae (Compositae).
Mô tả cây
Cây thảo, sống hàng năm, cao 30-90cm, phân nhiều cành nằm ngang, có lông tuyến. Lá mọc đối, hình tam giác hay hình quả trám, dài 4-10cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn, phiến lá men theo cuống, đầu nhọn, mép có răng cưa không đều và đôi khi chia 2 thùy ở phía cuống, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông.
Cụm hoa có cuống dài 1-2cm, mảnh, có lông, hình đầu có đường kính 6-7mm; 5 lá bắc ngoài to, hình thìa, có lông dính, lá bắc trong hình trái xoan ngược, đầu cụt, hoa màu vàng; 5 cái ngoài là hoa cái hình lưỡi, những hoa khác lưỡng tính, hình ống, không có mào lông; tràng có lưỡi ngắn, chia 3 thùy, ống có lông, nhị 5, có tai nhọn rất ngắn.
Quả bế, hình trứng, có 4-5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm, tròn ở đỉnh, gốc thuôn dần, nhẵn, màu đen. Mùa hoa quả tháng 4-7.
Phân bố, sinh thái
Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Có mọc và được trồng cả ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác.
Vào các tháng 4-5 hay tùy từng địa phương, hái vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ.
Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tương đối tập trung trên đất ẩm ở các bãi sông, ruộng hoang, ven đường đi. Mọc ở độ cao dưới 1500m.
Nguồn Hy Thiêm ở Việt Nam khá dồi dào. Trước năm 1990, mỗi năm ngành y tế khai thác khoảng vài trăm tấn nhưng gần đây khối lượng đang giảm dần.
Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất của hy thiêm được dùng làm thuốc.
Dược liệu có nhiều lá bánh tẻ, khô, không mọt, không vụn nát là tốt. Nếu còn thân rụng hết lá là kém chất lượng.
Dược liệu sau khi chế biến là những đoạn không đều nhau. Thân gần vuông, rỗng ở giữa, bên ngoài màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, có rãnh dọc song song và nốt sần nhỏ. Lá thường vị nát, màu lục xám, mép khía răng cưa tù, hai mặt phủ lông tơ màu trắng.
Mùi nhẹ, vị hơi đắng
Thành phần hóa học
Hy thiêm chứa nhóm melampolides, thymohydroquinon, phytol, germocranolid, melampolid…
Trong Hy thiêm có một chất đắng là daturosid (chất này thủy phân cho glucose và darutigenol), orientin, orientalid và 3,7 – dimethyl quercetin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng ức chế viêm:
– Lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thí nghiệm với chuột cống trắng. Liều tiêm dưới da gây ức chế 50% cường độ viêm cấp là 3.8g/kg chuột.
– Lá Hy thiêm cũng có tác dụng ức chế viêm mạn tính nhưng tác dụng này khá yếu.
Tác dụng trên tâm thần kinh: Hy thiêm có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của động vật thí nghiệm.
Tác dụng kháng histamine và kháng acetylcholine: Thể hiện ở tác dụng là giảm biên độ co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi 2 chất trên.
Tác dụng với chuyển hóa lipid: Trong thí nghiệm với chuột cống trắng được gây tăng lipid máu thực nghiệm, Hy thiêm gây giảm cả 3 chỉ số: mức cholesterol máu, tỷ số beta/alpha lipolrotein máu và mức lipid toàn phần trong máu.
Tác dụng trên bệnh xương khớp: Rượu và viên nén ngưu linh thiêm (bào chế từ hy thiêm, ngưu tất và khúc khắc) đã áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm đa khớp lành tính, viêm đa khớp dạng thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa đều cho tác dụng tốt.
Tác dụng với bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Viên Hy đan (bào chế từ hy thiêm, ngũ gia bì và mã tiền, trong đó hy thiêm đóng vai trò quan trong nhất) có tác dụng chống viêm, đặc biệt tốt ở giai đoạn sớm của bệnh. Thuốc cũng có tác dụng giảm đau nhưng kém hơn so với tác dụng tiêu viêm.
Tác dụng khác: Hy thiêm có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết và kháng siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet của gia cầm.
Tính vị, công dụng
Hy thiêm có vị cay đắng, tính máy, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, chỉ thống, lợi gân xương.
Hy thiêm được dùng để điều trị phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng mỏi gối, mụn nhọt lở ngứa, kinh nguyệt không đều.
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, cao mềm hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như gối hạc, cỏ xước, cốt khí củ. Còn dùng giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.
Các bài thuốc có Hy thiêm
- Chữa phong thấp (Theo Hải Thượng Lãn Ông)
Rượu chữa phong đau: Hy thiêm 80g, vỏ chân chim 100g (sao), rễ cỏ chỉ (80g (sao), rễ rung rúc 80g (sao), rễ cây bươm bướm 60g (sao), cây bấn đỏ 40g (sao), cây bần trắng 40g (sao), quy báu 40g, ô dược 40g, cỏ xước 40g, rễ bưởi bung 40g, cỏ roi ngựa 24g, câu bạc sau, cỏ nụ áo, ngò đất. Cách chế: Thái nhỏ, bọc vào 1 túi vải, bỏ vào trong hũ rượu, trát đất kín miệng, nấu trong thời gian cháy hết 1 nén hương, rồi chôn xuống đất 3 ngày đêm, uống dần ít một vào lúc đói.
- Chữa phong thấp thể nhiệt, đau lưng và các khớp, nhức xương
Hy thiêm, rửa sạch phơi khô, rưới rượu và mật vào, đổ rồi phơi, lại tẩm, đổ và phơi 9 lần. Sấy khô, tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10-15g.
- Chữa giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp, đau nhức khớp
Hy thiêm 16g, ngưu tất 16g, thổ phục linh 12g, ké đầu ngựa 12g, cành dâu 12g, cà gai leo 12g, tỳ giải 12g, lá lốt 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa tăng huyết áp
Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Uống mỗi ngày 1 thang, dạng thuốc sắc hoặc chè thuôc.
Độc tính, thận trọng
Trường hợp dùng viên Hy đan (Bào chế từ hy thiêm, ngũ gia bì và mã tiền) trị viêm khớp dạng thấp, có gây một số tác dụng phụ như cảm giác sưng đau tăng trong 3- ngày đầu điều trị, táo bón, một số trường hợp có các giác háo khát.
Liều chết 50% số động vật thí nghiệm xác định bằng đường uống trên chuột nhắt trắng theo phương pháp karber là 77,5g/kg, chứng tó hy thiêm có độc tính thấp.
Hy thiêm có tác dụng phụ gây nôn nếu dùng tươi hoặc uống nhiều.
Cần chú ý: vì mang tên “cứt lợn” nên cây dễ bị nhầm với cây cứt lợn chính – Ageratum conyzoides (loại cây có hoa màu tím nhẹ). Một số cây cũng được gọi là cứt lợn như Anisomeles ovata, Lantana camara (cây hoa ngũ sắc)
Kết luận
Cây hy thiêm là cây khá phổ biến ở nước tác, cây có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng những hiểu biết của mọi người về loại cây này còn rất hạn chế. Hy vọng những thông tin về bài viết trên đây đã giúp các bạn tìm hiểu về các tác dụng của cây hy thiêm trong đời sống. Việc sử dụng được bài thuốc từ cây thuốc này để có thể chữa khỏi các bệnh, đặc biệt về xương khớp, cần được sự hướng dẫn từ thầy thuốc.

Sơ lược
Tên gọi Hy thiêm bắt nguồn từ việc cây được dùng đầu tiên ở nước Sở (một nước cổ của Trung Quốc), dân nước này gọi lợn là hy, cọi cỏ đắng cay có độc là thiêm. Vì khí vị của cây này như mùi lợn, do đó có tên là Hy thiêm.
Tên khác: Cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa, sơn bích, cỏ cứt heo, nhá khỉ cáy (Tày), co boóng bo (Thái).
Tê cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo.
Tên nước ngoài: Common St Paul’s wort (Anh).
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.
Tên đồng nghĩa: Siegesbeckia glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.
Họ Cúc – Asteraceae (Compositae).
Mô tả cây
Cây thảo, sống hàng năm, cao 30-90cm, phân nhiều cành nằm ngang, có lông tuyến. Lá mọc đối, hình tam giác hay hình quả trám, dài 4-10cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn, phiến lá men theo cuống, đầu nhọn, mép có răng cưa không đều và đôi khi chia 2 thùy ở phía cuống, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông.
Cụm hoa có cuống dài 1-2cm, mảnh, có lông, hình đầu có đường kính 6-7mm; 5 lá bắc ngoài to, hình thìa, có lông dính, lá bắc trong hình trái xoan ngược, đầu cụt, hoa màu vàng; 5 cái ngoài là hoa cái hình lưỡi, những hoa khác lưỡng tính, hình ống, không có mào lông; tràng có lưỡi ngắn, chia 3 thùy, ống có lông, nhị 5, có tai nhọn rất ngắn.
Quả bế, hình trứng, có 4-5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm, tròn ở đỉnh, gốc thuôn dần, nhẵn, màu đen. Mùa hoa quả tháng 4-7.
Phân bố, sinh thái
Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Có mọc và được trồng cả ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác.
Vào các tháng 4-5 hay tùy từng địa phương, hái vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ.
Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tương đối tập trung trên đất ẩm ở các bãi sông, ruộng hoang, ven đường đi. Mọc ở độ cao dưới 1500m.
Nguồn Hy Thiêm ở Việt Nam khá dồi dào. Trước năm 1990, mỗi năm ngành y tế khai thác khoảng vài trăm tấn nhưng gần đây khối lượng đang giảm dần.
Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất của hy thiêm được dùng làm thuốc.
Dược liệu có nhiều lá bánh tẻ, khô, không mọt, không vụn nát là tốt. Nếu còn thân rụng hết lá là kém chất lượng.
Dược liệu sau khi chế biến là những đoạn không đều nhau. Thân gần vuông, rỗng ở giữa, bên ngoài màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, có rãnh dọc song song và nốt sần nhỏ. Lá thường vị nát, màu lục xám, mép khía răng cưa tù, hai mặt phủ lông tơ màu trắng.
Mùi nhẹ, vị hơi đắng
Thành phần hóa học
Hy thiêm chứa nhóm melampolides, thymohydroquinon, phytol, germocranolid, melampolid…
Trong Hy thiêm có một chất đắng là daturosid (chất này thủy phân cho glucose và darutigenol), orientin, orientalid và 3,7 – dimethyl quercetin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng ức chế viêm:
– Lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thí nghiệm với chuột cống trắng. Liều tiêm dưới da gây ức chế 50% cường độ viêm cấp là 3.8g/kg chuột.
– Lá Hy thiêm cũng có tác dụng ức chế viêm mạn tính nhưng tác dụng này khá yếu.
Tác dụng trên tâm thần kinh: Hy thiêm có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của động vật thí nghiệm.
Tác dụng kháng histamine và kháng acetylcholine: Thể hiện ở tác dụng là giảm biên độ co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi 2 chất trên.
Tác dụng với chuyển hóa lipid: Trong thí nghiệm với chuột cống trắng được gây tăng lipid máu thực nghiệm, Hy thiêm gây giảm cả 3 chỉ số: mức cholesterol máu, tỷ số beta/alpha lipolrotein máu và mức lipid toàn phần trong máu.
Tác dụng trên bệnh xương khớp: Rượu và viên nén ngưu linh thiêm (bào chế từ hy thiêm, ngưu tất và khúc khắc) đã áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm đa khớp lành tính, viêm đa khớp dạng thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa đều cho tác dụng tốt.
Tác dụng với bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Viên Hy đan (bào chế từ hy thiêm, ngũ gia bì và mã tiền, trong đó hy thiêm đóng vai trò quan trong nhất) có tác dụng chống viêm, đặc biệt tốt ở giai đoạn sớm của bệnh. Thuốc cũng có tác dụng giảm đau nhưng kém hơn so với tác dụng tiêu viêm.
Tác dụng khác: Hy thiêm có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết và kháng siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet của gia cầm.
Tính vị, công dụng
Hy thiêm có vị cay đắng, tính máy, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, chỉ thống, lợi gân xương.
Hy thiêm được dùng để điều trị phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng mỏi gối, mụn nhọt lở ngứa, kinh nguyệt không đều.
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, cao mềm hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như gối hạc, cỏ xước, cốt khí củ. Còn dùng giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.
Các bài thuốc có Hy thiêm
- Chữa phong thấp (Theo Hải Thượng Lãn Ông)
Rượu chữa phong đau: Hy thiêm 80g, vỏ chân chim 100g (sao), rễ cỏ chỉ (80g (sao), rễ rung rúc 80g (sao), rễ cây bươm bướm 60g (sao), cây bấn đỏ 40g (sao), cây bần trắng 40g (sao), quy báu 40g, ô dược 40g, cỏ xước 40g, rễ bưởi bung 40g, cỏ roi ngựa 24g, câu bạc sau, cỏ nụ áo, ngò đất. Cách chế: Thái nhỏ, bọc vào 1 túi vải, bỏ vào trong hũ rượu, trát đất kín miệng, nấu trong thời gian cháy hết 1 nén hương, rồi chôn xuống đất 3 ngày đêm, uống dần ít một vào lúc đói.
- Chữa phong thấp thể nhiệt, đau lưng và các khớp, nhức xương
Hy thiêm, rửa sạch phơi khô, rưới rượu và mật vào, đổ rồi phơi, lại tẩm, đổ và phơi 9 lần. Sấy khô, tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10-15g.
- Chữa giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp, đau nhức khớp
Hy thiêm 16g, ngưu tất 16g, thổ phục linh 12g, ké đầu ngựa 12g, cành dâu 12g, cà gai leo 12g, tỳ giải 12g, lá lốt 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa tăng huyết áp
Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Uống mỗi ngày 1 thang, dạng thuốc sắc hoặc chè thuôc.
Độc tính, thận trọng
Trường hợp dùng viên Hy đan (Bào chế từ hy thiêm, ngũ gia bì và mã tiền) trị viêm khớp dạng thấp, có gây một số tác dụng phụ như cảm giác sưng đau tăng trong 3- ngày đầu điều trị, táo bón, một số trường hợp có các giác háo khát.
Liều chết 50% số động vật thí nghiệm xác định bằng đường uống trên chuột nhắt trắng theo phương pháp karber là 77,5g/kg, chứng tó hy thiêm có độc tính thấp.
Hy thiêm có tác dụng phụ gây nôn nếu dùng tươi hoặc uống nhiều.
Cần chú ý: vì mang tên “cứt lợn” nên cây dễ bị nhầm với cây cứt lợn chính – Ageratum conyzoides (loại cây có hoa màu tím nhẹ). Một số cây cũng được gọi là cứt lợn như Anisomeles ovata, Lantana camara (cây hoa ngũ sắc)
Kết luận
Cây hy thiêm là cây khá phổ biến ở nước tác, cây có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng những hiểu biết của mọi người về loại cây này còn rất hạn chế. Hy vọng những thông tin về bài viết trên đây đã giúp các bạn tìm hiểu về các tác dụng của cây hy thiêm trong đời sống. Việc sử dụng được bài thuốc từ cây thuốc này để có thể chữa khỏi các bệnh, đặc biệt về xương khớp, cần được sự hướng dẫn từ thầy thuốc.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết