DÂY GẮM
Sơ lược
Dây gắm hay Cây gắm còn có một số tên gọi khác bao gồm: Dây sót, dây mấu, gắm núi, gấm, dây gấm lót, vương tôn, Bắn thàn muối (Thái), muồi (Tày), k’lọt (K’ho). Vàng múi nhây (Dao).
Tên nước ngoài: Joint – fir (Anh)
Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr.,
Tên đồng nghĩa: Gnetum scandens Roxb., Gnetum edule Kurz., Gnetum latifolium Parl.
Thuộc họ Dây gắm – Gnetaceae.
Mô tả cây
Cây gắm là một loại dây mọc leo trên các cây to, dài 10-12m, thường xanh. Thân to và rất nhiều mấu, cành phình lên ở những đốt; vỏ màu nâu đen, đôi khi rốc ra từng mảnh.
Lá mọc đối, hình trứng thuôn, dày và nhẵn, mặt trên dẫm bóng, mặt dưới nhạt, đầu lá nhọn, dài đến 30cm, rộng 10cm.
Hoa đực và hoa cái khác gốc, cụm hoa đực (nón đực) dài 8cm, mọc ở các mấu của cành, phân nhánh 2 lần;
Cụm hoa cái của cây gắm
Cụm hoa cái (nón cái) mọc thành chùm phân nhánh 2-3 lần với những vòng lá noãn thưa, mỗi vòng 5-7 lá noãn.
Cụm hoa cái của cây gắm
Quả hạch hình bầu dục, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, có cuống ngắn, vỏ nhẵn bóng, trên có phủ một lớp như sáp, khi chín màu vàng đỏ, ở đầu hơi có mũi; hạt to.
Mùa hoa: tháng 6-8; mùa quả: tháng 10-12.
Phân bố, sinh thái
Dây Gắm thường phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, một số loài ở nhiệt đới châu Phi và Nam Mỹ.
Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi; độ cao tới 1000m. Nguồn dược liệu từ cây Gắm ở Việt Nam khá dồi dào.
Gắm thường mọc ở kiểu rừng kín thường xanh ẩm. Những cây lớn có thể dài tới 20m. Cây mọc từ hạt, ngoài ra thì phần gốc còn lại sau khi bị chặt cũng có khả năng tái sinh cây chồi khỏe. Thời kì cây còn nhỏ ưa ẩm và ưa bóng.
Bộ phận dùng
Các bộ phận của cây Gắm có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu được dùng làm thuốc là thân và rễ cây, thu hái quanh năm.
Dược liệu sau khi thu hái thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Thành phần hóa học
Thân Gắm chứa 6 chất là I, II, III, IV, 2,3 – diphenyl – pyrol và N, N’ – dimethylethanolamin.
Dây gắm còn có dl-demethylcoclaurin.
Từ dịch chiết Ethanol của loài dây gắm G. montanum thu tại Yên Bái, đã xác định có 4 hợp chất thuộc nhóm stibenoid gồm gnetifolin A, trans-pinosylvin, cis-resveratrol và gnetifolin E.
Đã có nghiên cứu xác định được trong dây gắm còn có các chất: daucosterol, axit ursolic và acid tetracosanoic, esveratrol, gnetol, 4 ‘, 5,7-trihydroxy-3’-methoxyflavone, beta –sitosterol.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên viêm dây thần kinh: Dây gắm có tác dụng ức chế viêm dây thần kinh, nghiên cứu đưa ra rằng, Gắm có tác dụng này là do thành phần resveratrol.
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Dây gắm có tác dụng ức chế Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh).
Tác dụng chống co thắt phế quản: Tiêm chất chiết xuất từ Dây gắm cho chuột thí nghiệm với liều 0,1mg/kg thể trọng thấy có tác dụng chống co thắt phế quản (bình suyễn). Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy nước sắc Dây gắm có tác dụng chống khó thở (bình suyễn) và giảm ho nhẹ. Tác dụng bình suyễn do hoạt chất dl-demethylcoclaurin hydrchlorid quyết định.
Tác dụng với bệnh gút: Theo đề tài “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của Cao Dây Gắm” (Đặng Thị Như Hoa, Nguyễn Nhược Kim – Bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái, Đại Học Y Hà Nội) cho kết quả của Cao dây gắm với bệnh gút:
– Giảm triệu chứng sưng nhức, nóng ran ở các khớp mà không cần phải dùng thuốc giảm đau, hạn chế lệ thuộc thuốc giảm đau.
– Giảm chỉ số acid uric máu.
– Bồi bổ, tăng cường chức năng gan, thận giúp thận khỏe hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ đào thải acid uric qua thận.
– Tăng khả năng đào thải acid uric theo đúng cơ chế sinh học.
– Các hoạt chất trong Cao Gắm tác động hòa tan các tinh thể Urat thành phân tử nhỏ để đào thải trở lại máu qua các mao mạch và cuối cùng thải ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu
Tính vị, công năng
Dây gắm có vị đắng, tính ôn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tan ứ.
Tác dụng chữa phong thấp đau nhức xương, rối loạn kinh nguyệt, rắn cắn. Nhân dân còn dùng dây gắm sắc nước uống làm thuốc giải độc, ngộ độc và chữa sốt, sốt rét.
Liều dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ở Trung Quốc, rễ gắm được dùng chữa bệnh hạc tật phong (bệnh sưng đau đầu gối).
Các bài thuốc có dây gắm
- Chữa tê thấp, đau nhức gân xương
Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, vỏ thân ngũ gia bì chân chim mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ sâm nam, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm gửi cây dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40 g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa mỗi thứ 20g. Thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu, uống mỗi ngày một chén.
- Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Rễ gắm 20g, ích mẫu 20g, lá đuôi lươn 15g, nhân trần hoặc bồ bồ 15g, bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam 15g, nghệ đen 10g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Kết luận
Gắm là loại cây mọc hoang, vỏ thân có sợi dai, thường sử dụng làm chạc, bện thừng, đan túi, đan lưới hay làm nguyên liệu cho ngành dệt. Lá có thể sử dụng như rau ăn. Hạt có thể rang lên ăn, ép lấy dầu hay ủ men chế thành rượu; Dịch có thể sử dụng làm nước giải khát. Rễ được dùng chủ yếu làm thuốc. Nhìn chung tất cả các bộ phận của cây, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tiếc rằng, tiềm năng của loài cây quý này vẫn chưa được khai thác triệt để, cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa về tác dụng của Gắm.

Sơ lược
Dây gắm hay Cây gắm còn có một số tên gọi khác bao gồm: Dây sót, dây mấu, gắm núi, gấm, dây gấm lót, vương tôn, Bắn thàn muối (Thái), muồi (Tày), k’lọt (K’ho). Vàng múi nhây (Dao).
Tên nước ngoài: Joint – fir (Anh)
Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr.,
Tên đồng nghĩa: Gnetum scandens Roxb., Gnetum edule Kurz., Gnetum latifolium Parl.
Thuộc họ Dây gắm – Gnetaceae.
Mô tả cây
Cây gắm là một loại dây mọc leo trên các cây to, dài 10-12m, thường xanh. Thân to và rất nhiều mấu, cành phình lên ở những đốt; vỏ màu nâu đen, đôi khi rốc ra từng mảnh.
Lá mọc đối, hình trứng thuôn, dày và nhẵn, mặt trên dẫm bóng, mặt dưới nhạt, đầu lá nhọn, dài đến 30cm, rộng 10cm.
Hoa đực và hoa cái khác gốc, cụm hoa đực (nón đực) dài 8cm, mọc ở các mấu của cành, phân nhánh 2 lần;
Cụm hoa cái của cây gắm
Cụm hoa cái (nón cái) mọc thành chùm phân nhánh 2-3 lần với những vòng lá noãn thưa, mỗi vòng 5-7 lá noãn.
Cụm hoa cái của cây gắm
Quả hạch hình bầu dục, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, có cuống ngắn, vỏ nhẵn bóng, trên có phủ một lớp như sáp, khi chín màu vàng đỏ, ở đầu hơi có mũi; hạt to.
Mùa hoa: tháng 6-8; mùa quả: tháng 10-12.
Phân bố, sinh thái
Dây Gắm thường phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, một số loài ở nhiệt đới châu Phi và Nam Mỹ.
Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi; độ cao tới 1000m. Nguồn dược liệu từ cây Gắm ở Việt Nam khá dồi dào.
Gắm thường mọc ở kiểu rừng kín thường xanh ẩm. Những cây lớn có thể dài tới 20m. Cây mọc từ hạt, ngoài ra thì phần gốc còn lại sau khi bị chặt cũng có khả năng tái sinh cây chồi khỏe. Thời kì cây còn nhỏ ưa ẩm và ưa bóng.
Bộ phận dùng
Các bộ phận của cây Gắm có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu được dùng làm thuốc là thân và rễ cây, thu hái quanh năm.
Dược liệu sau khi thu hái thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Thành phần hóa học
Thân Gắm chứa 6 chất là I, II, III, IV, 2,3 – diphenyl – pyrol và N, N’ – dimethylethanolamin.
Dây gắm còn có dl-demethylcoclaurin.
Từ dịch chiết Ethanol của loài dây gắm G. montanum thu tại Yên Bái, đã xác định có 4 hợp chất thuộc nhóm stibenoid gồm gnetifolin A, trans-pinosylvin, cis-resveratrol và gnetifolin E.
Đã có nghiên cứu xác định được trong dây gắm còn có các chất: daucosterol, axit ursolic và acid tetracosanoic, esveratrol, gnetol, 4 ‘, 5,7-trihydroxy-3’-methoxyflavone, beta –sitosterol.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên viêm dây thần kinh: Dây gắm có tác dụng ức chế viêm dây thần kinh, nghiên cứu đưa ra rằng, Gắm có tác dụng này là do thành phần resveratrol.
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Dây gắm có tác dụng ức chế Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh).
Tác dụng chống co thắt phế quản: Tiêm chất chiết xuất từ Dây gắm cho chuột thí nghiệm với liều 0,1mg/kg thể trọng thấy có tác dụng chống co thắt phế quản (bình suyễn). Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy nước sắc Dây gắm có tác dụng chống khó thở (bình suyễn) và giảm ho nhẹ. Tác dụng bình suyễn do hoạt chất dl-demethylcoclaurin hydrchlorid quyết định.
Tác dụng với bệnh gút: Theo đề tài “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của Cao Dây Gắm” (Đặng Thị Như Hoa, Nguyễn Nhược Kim – Bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái, Đại Học Y Hà Nội) cho kết quả của Cao dây gắm với bệnh gút:
– Giảm triệu chứng sưng nhức, nóng ran ở các khớp mà không cần phải dùng thuốc giảm đau, hạn chế lệ thuộc thuốc giảm đau.
– Giảm chỉ số acid uric máu.
– Bồi bổ, tăng cường chức năng gan, thận giúp thận khỏe hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ đào thải acid uric qua thận.
– Tăng khả năng đào thải acid uric theo đúng cơ chế sinh học.
– Các hoạt chất trong Cao Gắm tác động hòa tan các tinh thể Urat thành phân tử nhỏ để đào thải trở lại máu qua các mao mạch và cuối cùng thải ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu
Tính vị, công năng
Dây gắm có vị đắng, tính ôn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tan ứ.
Tác dụng chữa phong thấp đau nhức xương, rối loạn kinh nguyệt, rắn cắn. Nhân dân còn dùng dây gắm sắc nước uống làm thuốc giải độc, ngộ độc và chữa sốt, sốt rét.
Liều dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ở Trung Quốc, rễ gắm được dùng chữa bệnh hạc tật phong (bệnh sưng đau đầu gối).
Các bài thuốc có dây gắm
- Chữa tê thấp, đau nhức gân xương
Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, vỏ thân ngũ gia bì chân chim mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ sâm nam, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm gửi cây dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40 g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa mỗi thứ 20g. Thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu, uống mỗi ngày một chén.
- Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Rễ gắm 20g, ích mẫu 20g, lá đuôi lươn 15g, nhân trần hoặc bồ bồ 15g, bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam 15g, nghệ đen 10g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Kết luận
Gắm là loại cây mọc hoang, vỏ thân có sợi dai, thường sử dụng làm chạc, bện thừng, đan túi, đan lưới hay làm nguyên liệu cho ngành dệt. Lá có thể sử dụng như rau ăn. Hạt có thể rang lên ăn, ép lấy dầu hay ủ men chế thành rượu; Dịch có thể sử dụng làm nước giải khát. Rễ được dùng chủ yếu làm thuốc. Nhìn chung tất cả các bộ phận của cây, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tiếc rằng, tiềm năng của loài cây quý này vẫn chưa được khai thác triệt để, cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa về tác dụng của Gắm.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết