BA KÍCH
Sơ lược
Tên khác: ba kích thiên, dây ruột gà, chẩu phóng xì, thau tày cáy (tày), chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái), cháy kiằng dòi (Dao).
Tên nước ngoài: Medicinal indian mulberry (Anh)
Tên khoa học: Morinda officinalis How.
Họ Cà phê – Rubiaceae
Mô tả cây
Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét. Rễ hình trụ, mập, vặn vẹo. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, dày và cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn, lúc non có lông dày hơn ở mặt dưới, thường tập trung ở các gân và mép lá, màu xanh lục, sau già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kèm mỏng, ôm sát vào thân.
Cây, lá và cụm hoa Ba kích
Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm; hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng; đài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều; tràng hàn liền ở phía dưới thành ống ngắn; nhị 4; bầu dưới.
Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín màu đỏ, mang đài tồn tại ở đỉnh.
Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 7-10.
Phân bố, sinh thái
Ba kích có phân bố ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam… của Trung Quốc. Ở Việt Nam, mới chỉ thấy cây phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện nhưng không đáng kể.
Ba kích là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn non. Trong tự nhiên thường thấy ba kích trong các kiểu rừng thứ sinh hoặc rừng xen tre nứa. Độ cao phân bố phổ biến thường dưới 300m, trên các loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ và hơi chua.
Bộ phận dùng, thu hái chế biến
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ của cây ba kích (Radix Morindae).
Rễ thu hái vào mùa đông khi trời nắng ráo, đào về, rửa sạch, phơi nắng 5-7 ngày cho khô hoặc đem đồ hay hấp khoảng ½ giờ rồi phơi hay sấy khô, khi gần khô dùng dùi gỗ đập nhẹ cho bẹp rồi phơi nắng tiếp cho thật khô, đem xông lưu huỳnh để chống mốc rồi lựa theo cỡ to nhỏ, cắt từng đoạn dài 15-20cm, bó từng bó nhỏ theo mỗi loại đựng vào bao tải hoặc bao vải, ngoài bọc thêm một lớp polyethylen dán kín.
Mô tả dược liệu
Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3cm trở lên, đường kính 0,3cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu. Vị hơi ngọt và hơi chát.
Bột có màu nâu nhạt, vị hơi chát, mùi thơm dịu.
Thành phần hóa học
Rễ ba kích chứa các anthraglucosid: tertoquinon, alizarin-1-methyl ether, rubiadin, lucidin…
Chứa các iridoid glucoside: saperulosid, monotropein, morindolid, acid deacetyl asperulosidic, acid asperulosidic.
Các sterol: oxositosterol, β-sitiosterol…
Các chất vô cơ: K, Na, Mg, Al, Fe, P, Na, Ba, Zn, Cu Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, W, Li, Mo, Be.
Ngoài ra còn có Lacton, đường, nhựa, acid hữu cơ, ít tinh dầu.
Rễ tươi có chứa cả Vitamin C.
Tác dụng dược lý
Tác dụng tăng lực: Thử nghiệm trên chuột với liều Ba kích 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột thí nghiệm.
Tác dụng chống độc: Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng cách tiêm amoni clorua cho chuột nhắt trắng, ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố độc hại.
Tác dụng chống viêm: Ba kích dùng với liều 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt trên chuột cống trắng được gây phù chân bằng kaolin.
Tác dụng trên hệ nội tiết: Tuy ba kích không có tác dụng giống androgen nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.
Tăng cường sinh lý nam giới: Qua điều trị thử nghiệm cho thấy, đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, tuy không làm tăng đòi hỏi tình dục nhưng ba kích làm tăng sức dẻo dai. Ba kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có trạng thái vô sinh tương đối nhẹ và suy nhược thể lực.
Tác dụng trên khớp xương: Với những bệnh nhân đau mỏi các khớp, sau khi dùng ba kích dài ngày thì các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.
Ngoài ra, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp.
Tính vị, công dụng
Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy vào kinh thận.
Có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp.
Ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, ba kích còn chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp.
Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều 5-12g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Bài thuốc có ba kích
- Trị bệnh tăng huyết áp
Ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 phần uống trong ngày. Thời gian điều trị 3 tháng.
- Trị thận hư, dương ủy, di tinh
Ba kích, thục địa mỗi thứ 25g, sơn thù du, kim anh tử mỗi thứ 12g. Sắc nước uống.
- Trị thận hư di niệu, đái nhiều lần
Ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g. Sắc hoặc tán bột sống.
- Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh
Ba kích, tục đoạn, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12 g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc nước uống hoặc tán bột uống với canh.
- Trị thoát vị, bìu sưng đau
Ba kích, hạt quýt mỗi thứ 12g, tiểu hồi hương 3,7g sắc nước uống.
Độc tính, thận trọng
Độc tính cấp: Trên chuột nhắt trắng bằng đường uống, ba kích có LD50 (liều cần thiết để giết chết một nửa số cá thể được dùng làm thí nghiệm) là 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độc tính rất thấp.
Kiêng kị: đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không nên dùng ba kích.

BA KÍCH
Sơ lược
Tên khác: ba kích thiên, dây ruột gà, chẩu phóng xì, thau tày cáy (tày), chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái), cháy kiằng dòi (Dao).
Tên nước ngoài: Medicinal indian mulberry (Anh)
Tên khoa học: Morinda officinalis How.
Họ Cà phê – Rubiaceae
Mô tả cây
Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét. Rễ hình trụ, mập, vặn vẹo. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, dày và cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn, lúc non có lông dày hơn ở mặt dưới, thường tập trung ở các gân và mép lá, màu xanh lục, sau già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kèm mỏng, ôm sát vào thân.
Cây, lá và cụm hoa Ba kích
Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm; hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng; đài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều; tràng hàn liền ở phía dưới thành ống ngắn; nhị 4; bầu dưới.
Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín màu đỏ, mang đài tồn tại ở đỉnh.
Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 7-10.
Phân bố, sinh thái
Ba kích có phân bố ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam… của Trung Quốc. Ở Việt Nam, mới chỉ thấy cây phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện nhưng không đáng kể.
Ba kích là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn non. Trong tự nhiên thường thấy ba kích trong các kiểu rừng thứ sinh hoặc rừng xen tre nứa. Độ cao phân bố phổ biến thường dưới 300m, trên các loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ và hơi chua.
Bộ phận dùng, thu hái chế biến
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ của cây ba kích (Radix Morindae).
Rễ thu hái vào mùa đông khi trời nắng ráo, đào về, rửa sạch, phơi nắng 5-7 ngày cho khô hoặc đem đồ hay hấp khoảng ½ giờ rồi phơi hay sấy khô, khi gần khô dùng dùi gỗ đập nhẹ cho bẹp rồi phơi nắng tiếp cho thật khô, đem xông lưu huỳnh để chống mốc rồi lựa theo cỡ to nhỏ, cắt từng đoạn dài 15-20cm, bó từng bó nhỏ theo mỗi loại đựng vào bao tải hoặc bao vải, ngoài bọc thêm một lớp polyethylen dán kín.
Mô tả dược liệu
Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3cm trở lên, đường kính 0,3cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu. Vị hơi ngọt và hơi chát.
Bột có màu nâu nhạt, vị hơi chát, mùi thơm dịu.
Thành phần hóa học
Rễ ba kích chứa các anthraglucosid: tertoquinon, alizarin-1-methyl ether, rubiadin, lucidin…
Chứa các iridoid glucoside: saperulosid, monotropein, morindolid, acid deacetyl asperulosidic, acid asperulosidic.
Các sterol: oxositosterol, β-sitiosterol…
Các chất vô cơ: K, Na, Mg, Al, Fe, P, Na, Ba, Zn, Cu Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, W, Li, Mo, Be.
Ngoài ra còn có Lacton, đường, nhựa, acid hữu cơ, ít tinh dầu.
Rễ tươi có chứa cả Vitamin C.
Tác dụng dược lý
Tác dụng tăng lực: Thử nghiệm trên chuột với liều Ba kích 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột thí nghiệm.
Tác dụng chống độc: Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng cách tiêm amoni clorua cho chuột nhắt trắng, ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố độc hại.
Tác dụng chống viêm: Ba kích dùng với liều 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt trên chuột cống trắng được gây phù chân bằng kaolin.
Tác dụng trên hệ nội tiết: Tuy ba kích không có tác dụng giống androgen nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.
Tăng cường sinh lý nam giới: Qua điều trị thử nghiệm cho thấy, đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, tuy không làm tăng đòi hỏi tình dục nhưng ba kích làm tăng sức dẻo dai. Ba kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có trạng thái vô sinh tương đối nhẹ và suy nhược thể lực.
Tác dụng trên khớp xương: Với những bệnh nhân đau mỏi các khớp, sau khi dùng ba kích dài ngày thì các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.
Ngoài ra, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp.
Tính vị, công dụng
Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy vào kinh thận.
Có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp.
Ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, ba kích còn chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp.
Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều 5-12g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Bài thuốc có ba kích
- Trị bệnh tăng huyết áp
Ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 phần uống trong ngày. Thời gian điều trị 3 tháng.
- Trị thận hư, dương ủy, di tinh
Ba kích, thục địa mỗi thứ 25g, sơn thù du, kim anh tử mỗi thứ 12g. Sắc nước uống.
- Trị thận hư di niệu, đái nhiều lần
Ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g. Sắc hoặc tán bột sống.
- Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh
Ba kích, tục đoạn, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12 g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc nước uống hoặc tán bột uống với canh.
- Trị thoát vị, bìu sưng đau
Ba kích, hạt quýt mỗi thứ 12g, tiểu hồi hương 3,7g sắc nước uống.
Độc tính, thận trọng
Độc tính cấp: Trên chuột nhắt trắng bằng đường uống, ba kích có LD50 (liều cần thiết để giết chết một nửa số cá thể được dùng làm thí nghiệm) là 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độc tính rất thấp.
Kiêng kị: đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không nên dùng ba kích.
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết