PHÒNG PHONG
Sơ lược
Phòng phong theo như tên gọi là một thảo dược rất hay được dùng để chữa các chứng bệnh do gió gây ra (Phong là gió, phòng là phòng bị).
Cây Phòng phong còn được gọi là Phòng phong bắc.
Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolf.
Tên khoa học đồng nghĩa: Saposhnikovia divaricata (Turcz.) Schischk; Ledebouriella divaricata (Turcz.) Hiroe.
Thuộc họ Hoa tán – Apiaceae
Mô tả cây
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.5-0.8m. Rễ hình trụ dài, đầu rễ có nhiều xơ. Lá mọc so le, xẻ rất sâu, phiến lá xẻ lông chim 2-3 lần trông giống lá ngải cứu, có cuống dài, phần gốc phát triển thành bẹ ôm lấy thân, bẹ có vân dọc, hai mặt nhẵn.
Cây, lá, hoa phòng phong
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán kép, phân nhánh thành 5-7 tán nhỏ có cuống không bằng nhau, mỗi tán nhỏ có 4-9 hoa nhỏ màu trắng.
Quả kép gồm 2 phin quả, hai quả dính nhau trông như hình chuông; trên lưng quả có sống chạy dọc, giữa sống có một ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa 2 phần quả có 1 ống tinh dầu.
Phân bố, sinh thái
Phòng phong là cây mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam (Trung Quốc). Cây chưa thấy mọc ở nước ta vì vậy chủ yếu phải nhập vị thuốc này ở Trung Quốc.
Là loại cây thảo ưa ẩm và ưa sáng. Căn cứ vào xuất xứ và vùng trồng, người ta cho rằng phòng phong thích nghi với điều kiện khí hậu ở vùng ôn đới ẩm hoặc vùng cận nhiệt đới. Phần trên mặt đất của cây có thể lụi hàng năm vào mùa đông lạnh. Cây ra hoa quả nhiều và trồng được bằng hạt.
Bộ phận dùng
Rễ phòng phong là bộ phận được dùng để làm thuốc, thu hoạch vào mùa thu, cắt bỏ phần trên rồi phơi hay sấy khô.
Rễ củ tươi phòng phong
Mô tả dược liệu
Rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngoèo, dài 15cm đến 30cm, đường kính 0,5cm đến 2cm. Mặt ngoài màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngoài thường bong tróc ra, nhiều nốt bì không trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung, đôi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi có màu nâu, dài 2-3cm. Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy không đều, vỏ ngoài màu nâu có vết nứt, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.
Dược liệu phòng phong
Dược liệu sau khi thái lát, các lát hình tròn hoặc hình elip. Bên ngoài nâu xám có các nếp nhăn dọc, sần sùi, đôi khi có các u lồi.
Thành phần hóa học
Trong Phòng phong người ta đã thấy có 13 chất coumarin, chromon và polyacetylen, chủ yếu là khellaeton dieste.
Các nhà nghiên cứu đã chiết và phân lập từ phòng phong được 5 hợp chất là: umbelliferon, silinidin, anomalin, nodakenin và acid ferulic.
Tác dụng dược lý
Tác dụng hạ sốt: Nước sắc phòng phong có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ bị sốt.
Tác dụng đối kháng với histamine và acetylcholine: Thể hiện qua tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập chuột lang gây bởi histamine và và acetylcholine.
Tác dụng kháng virus herpes: Trong thử nghiệm lâm sàng trên 46 người bị bệnh Herpes mạn tính và có rối loạn chức năng hệ miễn dịch được cho uống bài thuốc gồm phòng phong và 7 dược liệu khác (bài thuốc Hoàn hỏa long) trong 10 ngày, kết quả là đã chữa khỏi bệnh ở giai đoạn cấp tính với thời gian điều trị ngắn hơn và làm giảm tái phát so với nhóm đối chứng.
Tác dụng tăng cường miễn dịch: Phòng phong làm bệnh nhân (ở thí nghiệm với tác dụng kháng virus herpes) phục hồi khỏi tình trạng suy giảm miễn dịch, đặc biệt làm tăng các chỉ số miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Tác dụng giảm đau: Phòng phong thường kết hợp với bạch chỉ, xuyên khung hoặc một số vị khác có tác dụng giảm đau rất tốt.
Tính vị, công năng
Phòng phong có vị cay, ngọt, tính ấm, vào 5 kinh: can, phế, tỳ, vị, bàng quang, có tác dụng tán phong, trừ thấp.
Công dụng
Phòng phong được dùng điều trị ngoại cảm, nhức đầu, choáng váng, mắt mờ, phong thấp, đau khớp, mụn lở.
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có phòng phong
- Chữa nhức nửa đầu
Phòng phong, bạch chỉ, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, hòa với mật, viên bằng táo, mỗi lần ngậm 1 viên.
- Chữa đau dây thần kinh hông
Phòng phong 8, độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, đảng sâm, phục linh, bạch thược, đương quy, thục địa, đại táo mỗi vị 12g; đỗ trọng, cam thảo mỗi vị 8g, tế tân, quế chi mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau vai gáy
Phòng phong 8g, đại táo 12g, ma hoàng, quế chi, bạch chỉ mỗi vị 8g, cam thảo 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm khớp dạng thấp đã có đợt tiến triển cấp
Phòng phong 12g, kim ngân hoa 16g, bạch thược, tri mẫu, bạch truật, liên kiều, mỗi vị 12g; quế chi, ma hoàng, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kỵ
Người âm hư hỏa vượng, không có phong tà không nên dùng.

Sơ lược
Phòng phong theo như tên gọi là một thảo dược rất hay được dùng để chữa các chứng bệnh do gió gây ra (Phong là gió, phòng là phòng bị).
Cây Phòng phong còn được gọi là Phòng phong bắc.
Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolf.
Tên khoa học đồng nghĩa: Saposhnikovia divaricata (Turcz.) Schischk; Ledebouriella divaricata (Turcz.) Hiroe.
Thuộc họ Hoa tán – Apiaceae
Mô tả cây
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.5-0.8m. Rễ hình trụ dài, đầu rễ có nhiều xơ. Lá mọc so le, xẻ rất sâu, phiến lá xẻ lông chim 2-3 lần trông giống lá ngải cứu, có cuống dài, phần gốc phát triển thành bẹ ôm lấy thân, bẹ có vân dọc, hai mặt nhẵn.
Cây, lá, hoa phòng phong
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán kép, phân nhánh thành 5-7 tán nhỏ có cuống không bằng nhau, mỗi tán nhỏ có 4-9 hoa nhỏ màu trắng.
Quả kép gồm 2 phin quả, hai quả dính nhau trông như hình chuông; trên lưng quả có sống chạy dọc, giữa sống có một ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa 2 phần quả có 1 ống tinh dầu.
Phân bố, sinh thái
Phòng phong là cây mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam (Trung Quốc). Cây chưa thấy mọc ở nước ta vì vậy chủ yếu phải nhập vị thuốc này ở Trung Quốc.
Là loại cây thảo ưa ẩm và ưa sáng. Căn cứ vào xuất xứ và vùng trồng, người ta cho rằng phòng phong thích nghi với điều kiện khí hậu ở vùng ôn đới ẩm hoặc vùng cận nhiệt đới. Phần trên mặt đất của cây có thể lụi hàng năm vào mùa đông lạnh. Cây ra hoa quả nhiều và trồng được bằng hạt.
Bộ phận dùng
Rễ phòng phong là bộ phận được dùng để làm thuốc, thu hoạch vào mùa thu, cắt bỏ phần trên rồi phơi hay sấy khô.
Rễ củ tươi phòng phong
Mô tả dược liệu
Rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngoèo, dài 15cm đến 30cm, đường kính 0,5cm đến 2cm. Mặt ngoài màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngoài thường bong tróc ra, nhiều nốt bì không trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung, đôi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi có màu nâu, dài 2-3cm. Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy không đều, vỏ ngoài màu nâu có vết nứt, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.
Dược liệu phòng phong
Dược liệu sau khi thái lát, các lát hình tròn hoặc hình elip. Bên ngoài nâu xám có các nếp nhăn dọc, sần sùi, đôi khi có các u lồi.
Thành phần hóa học
Trong Phòng phong người ta đã thấy có 13 chất coumarin, chromon và polyacetylen, chủ yếu là khellaeton dieste.
Các nhà nghiên cứu đã chiết và phân lập từ phòng phong được 5 hợp chất là: umbelliferon, silinidin, anomalin, nodakenin và acid ferulic.
Tác dụng dược lý
Tác dụng hạ sốt: Nước sắc phòng phong có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ bị sốt.
Tác dụng đối kháng với histamine và acetylcholine: Thể hiện qua tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập chuột lang gây bởi histamine và và acetylcholine.
Tác dụng kháng virus herpes: Trong thử nghiệm lâm sàng trên 46 người bị bệnh Herpes mạn tính và có rối loạn chức năng hệ miễn dịch được cho uống bài thuốc gồm phòng phong và 7 dược liệu khác (bài thuốc Hoàn hỏa long) trong 10 ngày, kết quả là đã chữa khỏi bệnh ở giai đoạn cấp tính với thời gian điều trị ngắn hơn và làm giảm tái phát so với nhóm đối chứng.
Tác dụng tăng cường miễn dịch: Phòng phong làm bệnh nhân (ở thí nghiệm với tác dụng kháng virus herpes) phục hồi khỏi tình trạng suy giảm miễn dịch, đặc biệt làm tăng các chỉ số miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Tác dụng giảm đau: Phòng phong thường kết hợp với bạch chỉ, xuyên khung hoặc một số vị khác có tác dụng giảm đau rất tốt.
Tính vị, công năng
Phòng phong có vị cay, ngọt, tính ấm, vào 5 kinh: can, phế, tỳ, vị, bàng quang, có tác dụng tán phong, trừ thấp.
Công dụng
Phòng phong được dùng điều trị ngoại cảm, nhức đầu, choáng váng, mắt mờ, phong thấp, đau khớp, mụn lở.
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có phòng phong
- Chữa nhức nửa đầu
Phòng phong, bạch chỉ, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, hòa với mật, viên bằng táo, mỗi lần ngậm 1 viên.
- Chữa đau dây thần kinh hông
Phòng phong 8, độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, đảng sâm, phục linh, bạch thược, đương quy, thục địa, đại táo mỗi vị 12g; đỗ trọng, cam thảo mỗi vị 8g, tế tân, quế chi mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau vai gáy
Phòng phong 8g, đại táo 12g, ma hoàng, quế chi, bạch chỉ mỗi vị 8g, cam thảo 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm khớp dạng thấp đã có đợt tiến triển cấp
Phòng phong 12g, kim ngân hoa 16g, bạch thược, tri mẫu, bạch truật, liên kiều, mỗi vị 12g; quế chi, ma hoàng, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kỵ
Người âm hư hỏa vượng, không có phong tà không nên dùng.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết