ĐỘC HOẠT
Sơ lược
Độc hoạt còn có tên là Hương độc hoạt, mao đương quy.
Tên khoa học: Angelica pubescens Maxim.
Họ Hoa tán – Apiaceae (Umbelliferace).
Mô tả cây
Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-2m, có khi hơn. Thân mọc thẳng đứng, nhẵn, không có lông, hình trụ, có rãnh dọc, màu lục hoặc tím nhạt. Lá phía gốc kép 2-3 lần lông chim, dài 15-40cm, lá chét nguyên hình bầu dục hoặc hình trứng hoặc xẻ thùy không đều, mép khía răng tù không nhọn, gân lá có lông thưa và mịn, cuống lá to, có bẹ, lá phía trên ít xẻ hơn.
Cây độc hoạt
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn màu vàng nâu, lá bắc 1-2 cái, lá bắc nhỏ hình kim, hoa nhỏ, 15-30 cái ở mỗi tán, màu trắng.
Cụm Hoa độc hoạt màu trắng
Quả bế, hình trụ, hình trứng hoặc bầu dục tròn, dẹt, có sống dọc, có dìa ở hai bên.
Qủa độc hoạt khi non và khi già
Mùa hoa: tháng 6-9, mùa quả tháng 10-12
Phân bố, sinh thái
Độc hoạt xuất xứ từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam. Đầu những năm 70, cây được nhập vào Việt Nam và trồng ở Sa pa, sau đó đưa ra sản xuất ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Là cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới, khi được trồng ở Việt Nam, độc hoạt tỏ ra thích nghi cao với điều kiện khí hậu của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15ᵒC.
Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây Độc hoạt.
Rễ độc hoạt phơi khô
Khi cây già, một số lá ngả màu vàng là có thể thu hoạch. Khi thu, đào lấy củ, rửa sạch, phơi hay sấy khô, bảo quản nơi khô ráo.
Mô tả dược liệu
Rễ cái hình trụ, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới phân 2-3 nhánh hoặc hơn, dài 10cm đến 30cm. Đầu rễ phình ra, hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường kính 1,5cm đến 3cm, đỉnh trên còn sót lại gốc thân, mặt ngoài màu nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc, với các lỗ vỏ hơi lồi ngang và còn dấu tích của sẹo. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu trắng xám, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác, gỗ màu vàng xám đến vàng nâu. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hang, nếm hơi tê lưỡi.
Độc hoạt thái phiến
Thành phần hóa học
Rễ độc hoạt chứa nhiều coumarin: Osthol, bergapten, glabralacton, angelol, psoralen, xanthotoxin, isopimpinelin…
Ngoài ra còn phát hiện thấy columbianadin, columbianetin acetat trong độc hoạt.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên não thỏ: Độc hoạt làm giảm tính hưng phấn và tăng quá trình ức chế vỏ não.
Tác dụng giảm đau: Độc hoạt có tác dụng giảm đau ở mức vừa phải.
Tác dụng trên phản xạ tủy sống của ếch: Độc hoạt là chậm quá trình dẫn truyền phản xạ. Sau khi dùng độc hoạt được 10 phút, một nửa số ếch bị mất phản xạ tủy sống, sau 20 phút, 2/3 số êch bị mất phản xạ, sau 30 phút thì tất cả số ếch bị mất phản xạ. Nhưng sau 60 phút, phản xạ của ếch được phục hồi dần. tác dụng làm giảm phản xạ được xác định là một trong những nguyên nhân để độc hoạt có tác dụng giảm đau.
Tác dụng trên huyết áp: Với liều độc hoạt 1,2-2,4g/kg, huyết áp thỏ giảm khoảng 12-14%.
Tác dụng chống viêm: Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng dextran, độc hoạt có tác dụng chống viêm cấp khá rõ. Chất Osthol trong độc hoạt có tác dụng chống viêm mạnh.
Tính vị, quy kinh
Độc hoạt có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi âm. Quy vào các kinh thận, can, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Khu phong trừ thấp, thông tý, chỉ thống (giảm đau).
Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, đau đầu.
Dùng chữa phong thấp, đau khớp, lưng gối đau nhức, chân tay tê cứng, co quắp. Còn chữa cảm gió, đau đầu, đau răng.
Liều dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có Độc hoạt
1. Chữa thấp khớp, đau lưng, đau mình, các khớp đau nhức
Bài Độc hoạt thang có 12 vị: Độc hỏa 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, bạch thược 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1 g, phụ tử 1g, dâu đen 5g. Sắc uống trong ngày.
– Bài Độc hoạt tang ký sinh thang có 15 vị: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, cam thảo 6g, tần giao 10g, tế tân 6g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, quế chi 8g, ngưu tất 12g, xuyên khung 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, ý dĩ hoặc phục linh 12g. Sắc uống chia làm 3 ngày.
2. Chữa trúng phong, cấm khẩu, răng cắn chắt, cứng đơ:
Độc hoạt 20g, xuyên khung, xương bồ mỗi vị 10g. Sắc uống
3. Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau mình
Độc hoạt 8g, ma hoàng 4g, xuyên khung 4g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, sắc uống. Nếu táo bón thêm đại hoàng 4g.
Độc tính, thận trọng
Đã dùng độc hoạt với liều 100g/kg cho chuột nhắt trắng uống. Không có con nào chết chứng tỏ Độc hoạt dùng khá an toàn
Lưu ý: Những người âm hư hỏa vượng huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.
Kết luận
Độc hoạt được xếp vào các vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi”. Dân gian thường dùng Độc hoạt chủ yếu cho các trường hợp đau nhức khắp cơ thể như đau nhức đầu, đau mỏi cơ, đau nhức các khớp xương. Độc hoạt nhìn chung là ít độc, tuy nhiên để việc sử dụng được an toàn và hiệu quả, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc đã nêu trên mà cần được sự hướng dẫn từ thầy thuốc.

Sơ lược
Độc hoạt còn có tên là Hương độc hoạt, mao đương quy.
Tên khoa học: Angelica pubescens Maxim.
Họ Hoa tán – Apiaceae (Umbelliferace).
Mô tả cây
Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-2m, có khi hơn. Thân mọc thẳng đứng, nhẵn, không có lông, hình trụ, có rãnh dọc, màu lục hoặc tím nhạt. Lá phía gốc kép 2-3 lần lông chim, dài 15-40cm, lá chét nguyên hình bầu dục hoặc hình trứng hoặc xẻ thùy không đều, mép khía răng tù không nhọn, gân lá có lông thưa và mịn, cuống lá to, có bẹ, lá phía trên ít xẻ hơn.
Cây độc hoạt
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn màu vàng nâu, lá bắc 1-2 cái, lá bắc nhỏ hình kim, hoa nhỏ, 15-30 cái ở mỗi tán, màu trắng.
Cụm Hoa độc hoạt màu trắng
Quả bế, hình trụ, hình trứng hoặc bầu dục tròn, dẹt, có sống dọc, có dìa ở hai bên.
Qủa độc hoạt khi non và khi già
Mùa hoa: tháng 6-9, mùa quả tháng 10-12
Phân bố, sinh thái
Độc hoạt xuất xứ từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam. Đầu những năm 70, cây được nhập vào Việt Nam và trồng ở Sa pa, sau đó đưa ra sản xuất ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Là cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới, khi được trồng ở Việt Nam, độc hoạt tỏ ra thích nghi cao với điều kiện khí hậu của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15ᵒC.
Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây Độc hoạt.
Rễ độc hoạt phơi khô
Khi cây già, một số lá ngả màu vàng là có thể thu hoạch. Khi thu, đào lấy củ, rửa sạch, phơi hay sấy khô, bảo quản nơi khô ráo.
Mô tả dược liệu
Rễ cái hình trụ, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới phân 2-3 nhánh hoặc hơn, dài 10cm đến 30cm. Đầu rễ phình ra, hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường kính 1,5cm đến 3cm, đỉnh trên còn sót lại gốc thân, mặt ngoài màu nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc, với các lỗ vỏ hơi lồi ngang và còn dấu tích của sẹo. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu trắng xám, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác, gỗ màu vàng xám đến vàng nâu. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hang, nếm hơi tê lưỡi.
Độc hoạt thái phiến
Thành phần hóa học
Rễ độc hoạt chứa nhiều coumarin: Osthol, bergapten, glabralacton, angelol, psoralen, xanthotoxin, isopimpinelin…
Ngoài ra còn phát hiện thấy columbianadin, columbianetin acetat trong độc hoạt.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên não thỏ: Độc hoạt làm giảm tính hưng phấn và tăng quá trình ức chế vỏ não.
Tác dụng giảm đau: Độc hoạt có tác dụng giảm đau ở mức vừa phải.
Tác dụng trên phản xạ tủy sống của ếch: Độc hoạt là chậm quá trình dẫn truyền phản xạ. Sau khi dùng độc hoạt được 10 phút, một nửa số ếch bị mất phản xạ tủy sống, sau 20 phút, 2/3 số êch bị mất phản xạ, sau 30 phút thì tất cả số ếch bị mất phản xạ. Nhưng sau 60 phút, phản xạ của ếch được phục hồi dần. tác dụng làm giảm phản xạ được xác định là một trong những nguyên nhân để độc hoạt có tác dụng giảm đau.
Tác dụng trên huyết áp: Với liều độc hoạt 1,2-2,4g/kg, huyết áp thỏ giảm khoảng 12-14%.
Tác dụng chống viêm: Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng dextran, độc hoạt có tác dụng chống viêm cấp khá rõ. Chất Osthol trong độc hoạt có tác dụng chống viêm mạnh.
Tính vị, quy kinh
Độc hoạt có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi âm. Quy vào các kinh thận, can, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Khu phong trừ thấp, thông tý, chỉ thống (giảm đau).
Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, đau đầu.
Dùng chữa phong thấp, đau khớp, lưng gối đau nhức, chân tay tê cứng, co quắp. Còn chữa cảm gió, đau đầu, đau răng.
Liều dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc có Độc hoạt
1. Chữa thấp khớp, đau lưng, đau mình, các khớp đau nhức
Bài Độc hoạt thang có 12 vị: Độc hỏa 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, bạch thược 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1 g, phụ tử 1g, dâu đen 5g. Sắc uống trong ngày.
– Bài Độc hoạt tang ký sinh thang có 15 vị: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, cam thảo 6g, tần giao 10g, tế tân 6g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, quế chi 8g, ngưu tất 12g, xuyên khung 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, ý dĩ hoặc phục linh 12g. Sắc uống chia làm 3 ngày.
2. Chữa trúng phong, cấm khẩu, răng cắn chắt, cứng đơ:
Độc hoạt 20g, xuyên khung, xương bồ mỗi vị 10g. Sắc uống
3. Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau mình
Độc hoạt 8g, ma hoàng 4g, xuyên khung 4g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, sắc uống. Nếu táo bón thêm đại hoàng 4g.
Độc tính, thận trọng
Đã dùng độc hoạt với liều 100g/kg cho chuột nhắt trắng uống. Không có con nào chết chứng tỏ Độc hoạt dùng khá an toàn
Lưu ý: Những người âm hư hỏa vượng huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.
Kết luận
Độc hoạt được xếp vào các vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi”. Dân gian thường dùng Độc hoạt chủ yếu cho các trường hợp đau nhức khắp cơ thể như đau nhức đầu, đau mỏi cơ, đau nhức các khớp xương. Độc hoạt nhìn chung là ít độc, tuy nhiên để việc sử dụng được an toàn và hiệu quả, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc đã nêu trên mà cần được sự hướng dẫn từ thầy thuốc.
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết