QUẾ CHI
Sơ lược
QUẾ CHI (Quế chi tiêm) Ramulus Cinnamomi là cành con (hoặc vỏ của cành quế con) phơi hay sấy khô của các loài Quế.
Tại Việt Nam có nhiều loài quế. Việc xác định tên những loài này chưa thật chắc chắn. Trong đó có 3 loài phổ biến:
– Quế Thanh Hóa, Nghệ An: Cinnamomum loureirii Nees.
– Quế loại Trung Quốc: Cinnamomum cassia Blume.
– Quế loại Xrilanca: Cinnamomum zeylanicum Nees.
Ngoài ra một số loài khác cũng được khai thác và sử dụng
Tên khác của cây Quế: Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao).
Tên nước ngoài: Chinese cassia, Chinese cinnamon, cassia bark (Anh); Cannellier, cannellier casse, laurier case, cinnamone (Pháp).
Họ Long não – Lauraceae
Mô tả cây
Các loài quế khác nhau có độ cao khác nhau nhưng nhìn chung Quế là loài cây thân gỗ cao to.
Cây quế là cây cao to
Quế Trung Quốc
Cây to, cao 10-20m. Cành hình trụ, nhẵn, màu nâu. Lá mọc so le, dày cứng và dai, hình mác, dài 12-25cm, rộng 4-8cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu xám tro, hơi có long lúc còn non; gân 3, hình cung, nổi rõ ở mặt dưới, gân bên kéo dài đến đầu lá gân phụ nhiều, song song; cuống lá to, dài 1,5-2cm, có rãnh ở mặt trên.
Lá và hoa quế Trung Quốc
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gắn đầu cành thành chùy dài 7-15cm; bao hoa gồm 6 phiến gần bằng nhau màu trắng, dài 3mm, mặt ngoài có long nhỏ.
Quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục, có cạnh dài 1,2-1,3cm., nằm trong đài tồn tại nguyên hoặc chia thùy.
Vỏ và lá vò ra có mùi thơm.
Quế Thanh Hóa
Cây to, cao từ 12-20m, cành non có cạnh, có lông, sau nhẵn. Lá thuôn, có mũi nhọn mềm, mặt dưới phủ vảy nhỏ, gân phụ không kéo dài đến đầu lá, gân phụ mờ. Hoa trắng, bao hoa dài 3mm. Quả dài 8-10mm, đài tồn tại nhỏ.
Cây Quế Thanh Hóa
Quế Quan
Cây cao 20-25m. Cành non có 4 cạnh, hơi dẹt có lông nhỏ rải rác. Lá mọc đối hoặc gần đối. hình bầu dục, gân lá 3-5, gồ lên ở cả 2 mặt. Cụm hoa dài hơn lá. Bao hoa dài 5-6mm, màu vàng. Quả dài 1,3-1,7cm, có đài tồn tại to.
Quế quan
Phân bố, sinh thái
Quế Trung Quốc mọc rải rác khắp Việt Nam, nhiều nơi có trồng. Tại Trung Quốc chủ yếu được trồng ở Quảng Đông, Quảng Tây.
Quế Thanh Hóa mọc hoang và được trồng ở khắp các vùng rừng núi Việt Nam, có nhiều ở dãy Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với nam Quảng Nam, Quảng Ngãi. Cây quế mọc tại Thanh Hóa được cho là có tác dụng tốt nhất. Tại Vân Nam (Trung Quốc) cũng có ít cây thuộc loại này.
Quế quan chủ yếu mọc ở Xrilanca. Ở nước ta chỉ có ít quế quan, mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hóa), Cổ Bạ (Nghệ An). Tại Miền Nam, cây này mọc ở Nha Trang, Côn Đảo, Bà Rịa, Tây Ninh.
Các loại quế được trồng bằng hạt, chiết cành.
Bộ phận dùng
Với các loại Quế, bộ phận dùng chủ yếu là vỏ và cành non, ngoài ra còn dùng lá.
Chúng ta có các vị dược liệu từ cây Quế:
Quế chi: Cành non hoặc vỏ cành của cây quế phơi hoặc sấy khô.
Quế nhục: Vỏ thân được phơi khô trong bóng râm.
Tinh dầu từ cành hoặc lá
Mô tả dược liệu Quế chi
Cành hình trị tròn dài, phân nhánh nhiều, dài 30-75cm, thường cắt khúc dài 2-4cm, đường kính 0.3-1cm. Bề mặt nâu đỏ đến nâu, có đường dọc, nếp nhăn nhỏ, sẹo lá, sẹo cành, sẹo mầm hình mụn cục. Chất cứng mà gòn, dễ bẻ gãy. Thái phiến dày 2-4 mm, mặt cắt phần vỏ màu nâu, bên trong có gỗ màu vàng nhạt tới nâu vàng, ruột gần tròn. Có mùi thơm đặc biệt, ngọt, hơi cay, mùi phần vỏ khá nồng.
Thành phần hóa học
Vỏ quế nói chung chứa tinh dầu, tanin, catechin, proanthocyanin, dầu béo, chất nhựa, chất nhầy, gôm, đường, calci oxalat, 2 hợp chất có tác dụng diệt côn trùng (cinnzelanin và cinnzelanol), tinh bột, protein, chất vô cơ, coumarin…
Trong quế Việt Nam có tới 1-5% tinh dầu (các loại quế khác thường chỉ có 1-2%). Bởi vậy Quế Thanh Hóa rất có giá trị không chỉ trong nước mà đối với các nước khác.
Tác dụng dược lý
Tác dụng với xương khớp: Chữa các bệnh về xương khớp như: Đau và mỏi xương ống tay, đau thắt lưng,…
Tác dụng với tiêu hóa: Giúp tăng tiết nước bọt và dịch vị, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chất eugenol có trong quế giúp ức chế sự phát triển các vết viêm loét trong dạ dày rất tốt.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như: Mụn, vảy nến, phát ban, ngứa, viêm và nhiễm trùng da,…
Tác dụng với hệ thần kinh: Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và giảm trí nhớ.
Tim mạch, huyết áp: Giúp khí huyết lưu thông, từ đó phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch.
Kiểm soát glucose và lipid: Làm giảm lượng đường trong máu, giữ ở mức ổn định và ngăn chặn cảm giác thèm ăn đường của người bệnh. Tinh dầu quế còn có khả năng đốt cháy chất béo rất hiệu quả, giúp người dùng giảm cân nhanh chóng.
Tác dụng với Thận: Trị bệnh viêm thận mạn, tiểu ít dẫn đến chân bị phù.
Ức chế nấm, vi khuẩn: Chứa nhiều chất có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Điều trị bệnh về đường hô hấp như: Viêm họng, có đờm, ho lâu ngày, nghẹt mũi,…
Tính vị, công năng
Quế chi có tính tân, can, ôn. Quy vào kinh phế, tâm, bang quang.
Giúp giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí.
Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí ứ trệ, phì, đái không thông lợi.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Các bài thuốc có Quế chi
- Chữa cảm mạo (Quế chi thang):
Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống nóng trong ngày.
- Chữa thấp khớp mạn tính thể hàn (Trường hợp bệnh dạng tiến triển, có hoặc không sưng khớp và đau nhiều):
Quế chi 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g. thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, thiên niên kiện 12g. Sao vàng, sắc đặc, ngày uống 1 thang trong 7-10 ngày liền.
- Chữa viêm khớp dạng thấp dạng tiến triển:
Quế chi, bạch thược, thương truật, phòng phong, tri mẫu, mỗi vị 12g, gừng tươi, ma hoàng, hắc phụ chế mỗi vị 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm phế quản mạn tính:
Quế chi 12g, phục linh 16g, bạch truật 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang
- Chữa viêm khớp cấp:
Quế chi 8g, thạch cao, ngạnh mề, mỗi vị 20g, tri mẫu, hoàng bá, tang chi mỗi vị 12g, thương truật 8g. sắc uống ngày 1 thang.
Thận trọng, độc tính
Quế có tính nóng nên kiêng kỵ đối với chứng sốt cao, âm hư dương thịnh, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai không dùng.
Trừ khi có chỉ định và giám sát của bác sĩ, những người đang dùng thuốc trị đái tháo đường, hoặc biệt dược tác động lên nồng độ glucose trong máu, hoặc nồng độ insulin, không nên áp dụng quế theo liều điều trị.
Kết luận
Như chúng ta đã biết, Vỏ Quế chủ yếu dùng làm gia vị, còn trong Đông y, chủ yếu dùng vị quế chi trong các bài thuốc. Quế chi được sử dụng rộng rãi trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như cảm mạo, suy nhược cơ thể do bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, thấp khớp mãn tính thể hàn. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng chữa bệnh.

Sơ lược
QUẾ CHI (Quế chi tiêm) Ramulus Cinnamomi là cành con (hoặc vỏ của cành quế con) phơi hay sấy khô của các loài Quế.
Tại Việt Nam có nhiều loài quế. Việc xác định tên những loài này chưa thật chắc chắn. Trong đó có 3 loài phổ biến:
– Quế Thanh Hóa, Nghệ An: Cinnamomum loureirii Nees.
– Quế loại Trung Quốc: Cinnamomum cassia Blume.
– Quế loại Xrilanca: Cinnamomum zeylanicum Nees.
Ngoài ra một số loài khác cũng được khai thác và sử dụng
Tên khác của cây Quế: Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao).
Tên nước ngoài: Chinese cassia, Chinese cinnamon, cassia bark (Anh); Cannellier, cannellier casse, laurier case, cinnamone (Pháp).
Họ Long não – Lauraceae
Mô tả cây
Các loài quế khác nhau có độ cao khác nhau nhưng nhìn chung Quế là loài cây thân gỗ cao to.
Cây quế là cây cao to
Quế Trung Quốc
Cây to, cao 10-20m. Cành hình trụ, nhẵn, màu nâu. Lá mọc so le, dày cứng và dai, hình mác, dài 12-25cm, rộng 4-8cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu xám tro, hơi có long lúc còn non; gân 3, hình cung, nổi rõ ở mặt dưới, gân bên kéo dài đến đầu lá gân phụ nhiều, song song; cuống lá to, dài 1,5-2cm, có rãnh ở mặt trên.
Lá và hoa quế Trung Quốc
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gắn đầu cành thành chùy dài 7-15cm; bao hoa gồm 6 phiến gần bằng nhau màu trắng, dài 3mm, mặt ngoài có long nhỏ.
Quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục, có cạnh dài 1,2-1,3cm., nằm trong đài tồn tại nguyên hoặc chia thùy.
Vỏ và lá vò ra có mùi thơm.
Quế Thanh Hóa
Cây to, cao từ 12-20m, cành non có cạnh, có lông, sau nhẵn. Lá thuôn, có mũi nhọn mềm, mặt dưới phủ vảy nhỏ, gân phụ không kéo dài đến đầu lá, gân phụ mờ. Hoa trắng, bao hoa dài 3mm. Quả dài 8-10mm, đài tồn tại nhỏ.
Cây Quế Thanh Hóa
Quế Quan
Cây cao 20-25m. Cành non có 4 cạnh, hơi dẹt có lông nhỏ rải rác. Lá mọc đối hoặc gần đối. hình bầu dục, gân lá 3-5, gồ lên ở cả 2 mặt. Cụm hoa dài hơn lá. Bao hoa dài 5-6mm, màu vàng. Quả dài 1,3-1,7cm, có đài tồn tại to.
Quế quan
Phân bố, sinh thái
Quế Trung Quốc mọc rải rác khắp Việt Nam, nhiều nơi có trồng. Tại Trung Quốc chủ yếu được trồng ở Quảng Đông, Quảng Tây.
Quế Thanh Hóa mọc hoang và được trồng ở khắp các vùng rừng núi Việt Nam, có nhiều ở dãy Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với nam Quảng Nam, Quảng Ngãi. Cây quế mọc tại Thanh Hóa được cho là có tác dụng tốt nhất. Tại Vân Nam (Trung Quốc) cũng có ít cây thuộc loại này.
Quế quan chủ yếu mọc ở Xrilanca. Ở nước ta chỉ có ít quế quan, mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hóa), Cổ Bạ (Nghệ An). Tại Miền Nam, cây này mọc ở Nha Trang, Côn Đảo, Bà Rịa, Tây Ninh.
Các loại quế được trồng bằng hạt, chiết cành.
Bộ phận dùng
Với các loại Quế, bộ phận dùng chủ yếu là vỏ và cành non, ngoài ra còn dùng lá.
Chúng ta có các vị dược liệu từ cây Quế:
Quế chi: Cành non hoặc vỏ cành của cây quế phơi hoặc sấy khô.
Quế nhục: Vỏ thân được phơi khô trong bóng râm.
Tinh dầu từ cành hoặc lá
Mô tả dược liệu Quế chi
Cành hình trị tròn dài, phân nhánh nhiều, dài 30-75cm, thường cắt khúc dài 2-4cm, đường kính 0.3-1cm. Bề mặt nâu đỏ đến nâu, có đường dọc, nếp nhăn nhỏ, sẹo lá, sẹo cành, sẹo mầm hình mụn cục. Chất cứng mà gòn, dễ bẻ gãy. Thái phiến dày 2-4 mm, mặt cắt phần vỏ màu nâu, bên trong có gỗ màu vàng nhạt tới nâu vàng, ruột gần tròn. Có mùi thơm đặc biệt, ngọt, hơi cay, mùi phần vỏ khá nồng.
Thành phần hóa học
Vỏ quế nói chung chứa tinh dầu, tanin, catechin, proanthocyanin, dầu béo, chất nhựa, chất nhầy, gôm, đường, calci oxalat, 2 hợp chất có tác dụng diệt côn trùng (cinnzelanin và cinnzelanol), tinh bột, protein, chất vô cơ, coumarin…
Trong quế Việt Nam có tới 1-5% tinh dầu (các loại quế khác thường chỉ có 1-2%). Bởi vậy Quế Thanh Hóa rất có giá trị không chỉ trong nước mà đối với các nước khác.
Tác dụng dược lý
Tác dụng với xương khớp: Chữa các bệnh về xương khớp như: Đau và mỏi xương ống tay, đau thắt lưng,…
Tác dụng với tiêu hóa: Giúp tăng tiết nước bọt và dịch vị, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chất eugenol có trong quế giúp ức chế sự phát triển các vết viêm loét trong dạ dày rất tốt.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như: Mụn, vảy nến, phát ban, ngứa, viêm và nhiễm trùng da,…
Tác dụng với hệ thần kinh: Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và giảm trí nhớ.
Tim mạch, huyết áp: Giúp khí huyết lưu thông, từ đó phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch.
Kiểm soát glucose và lipid: Làm giảm lượng đường trong máu, giữ ở mức ổn định và ngăn chặn cảm giác thèm ăn đường của người bệnh. Tinh dầu quế còn có khả năng đốt cháy chất béo rất hiệu quả, giúp người dùng giảm cân nhanh chóng.
Tác dụng với Thận: Trị bệnh viêm thận mạn, tiểu ít dẫn đến chân bị phù.
Ức chế nấm, vi khuẩn: Chứa nhiều chất có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Điều trị bệnh về đường hô hấp như: Viêm họng, có đờm, ho lâu ngày, nghẹt mũi,…
Tính vị, công năng
Quế chi có tính tân, can, ôn. Quy vào kinh phế, tâm, bang quang.
Giúp giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí.
Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí ứ trệ, phì, đái không thông lợi.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Các bài thuốc có Quế chi
1. Chữa cảm mạo (Quế chi thang):
Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống nóng trong ngày.
2. Chữa thấp khớp mạn tính thể hàn (Trường hợp bệnh dạng tiến triển, có hoặc không sưng khớp và đau nhiều):
Quế chi 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g. thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, thiên niên kiện 12g. Sao vàng, sắc đặc, ngày uống 1 thang trong 7-10 ngày liền.
3. Chữa viêm khớp dạng thấp dạng tiến triển:
Quế chi, bạch thược, thương truật, phòng phong, tri mẫu, mỗi vị 12g, gừng tươi, ma hoàng, hắc phụ chế mỗi vị 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
4. Chữa viêm phế quản mạn tính:
Quế chi 12g, phục linh 16g, bạch truật 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang
5. Chữa viêm khớp cấp:
Quế chi 8g, thạch cao, ngạnh mề, mỗi vị 20g, tri mẫu, hoàng bá, tang chi mỗi vị 12g, thương truật 8g. sắc uống ngày 1 thang.
Thận trọng, độc tính
Quế có tính nóng nên kiêng kỵ đối với chứng sốt cao, âm hư dương thịnh, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai không dùng.
Trừ khi có chỉ định và giám sát của bác sĩ, những người đang dùng thuốc trị đái tháo đường, hoặc biệt dược tác động lên nồng độ glucose trong máu, hoặc nồng độ insulin, không nên áp dụng quế theo liều điều trị.
Kết luận
Như chúng ta đã biết, Vỏ Quế chủ yếu dùng làm gia vị, còn trong Đông y, chủ yếu dùng vị quế chi trong các bài thuốc. Quế chi được sử dụng rộng rãi trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như cảm mạo, suy nhược cơ thể do bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, thấp khớp mãn tính thể hàn. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng chữa bệnh.
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết