NGƯU TẤT

Sơ lược

Tên khác: Cỏ xước, Hoài ngưu tất

Tên nước ngoài: Two – toothed chaff – flower (Anh).

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.

Họ: Rau dền – Amaranthaceae

Ta dùng rễ phơi hay sấy khô – Radix Achyranthis bidentatae – của cây ngưu tất.

Sách cổ nói: vị thuốc giống đầu gối con trâu nên gọi là ngưu tất (ngưu là trâu, tất là đầu gối).

Mô tả cây

Cây thảo cao khoảng 60cm – 80cm có khi cao tới 2m. Cây sống nhiều năm. Rễ củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Thân mảnh, có cạnh, hơi vuông, phình lên ở những đốt, màu lục hoặc nâu tía. Cành thường mọc hướng lên thẳng đứng.

nguu-tat

Hình ảnh Cây Ngưu Tất

Lá mọc đối có cuống dài, hình trứng, đầu rất nhọn, gốc thuôn hẹp, mép nguyên, dài 5 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên đôi khi uốn lượn, 2 mặt nhẵn, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía, cuống lá dài 1 – 1.5cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hay ké lá thành bông, dài 2 – 5 cm. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Lá bắc dài 3 mm, lá đài 5, gần bằng nhau, nhị 5, chỉ nhị dính với nhau và dính cả với nhịp lép, nhị lép có răng rất nhỏ, bao phấn hình mác, bầu hình trứng.

hoa-nguu-tat

Hoa và cụm hoa Ngưu tất

Quả nang hình bầu dục có một hạt, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo.

Mùa hoa quả: tháng 5 -7.

Phân bố, sinh thái

Ngưu tất có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Trung quốc hoặc Nhật Bản. Cây đã được thuần hóa và trồng từ lâu đời ở những nước này.

Ngưu tất được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1960. Lúc đầu cây được trồng thuần hóa ở Sapa, sau chuyển sang Sìn Hồ (Lai Châu) rồi về trại thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trại thuốc Văn Điển (Hà Nội). Cách đây khoảng 30 năm, ngưu tất đã được trồng dưới dạng sản xuất được liệu ở vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thuốc đồng bằng Bắc Bộ. Có thể coi ngưu tất là một ví dụ điển hình về một cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, qua quá trình nghiên cứu di thực đã có thể trồng thành công cả ở vùng đồng bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều đó cho thấy ngưu tất là cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, mặc dù thời vụ trồng chủ yếu vẫn ở thời kì  có nhiệt độ thấp trong năm.

Ngưu tất là cây ưu sáng và ưu ẩm. Cây có hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Ở Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và nhân dân ở nhiều nơi đã dùng cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên ngưu tất nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Rễ ­ Radix Achyranthis Bidentatae.

re-nguu-tat

Rễ ngưu tất tươi

Rễ thu hái khi phần trên mặt đất tàn lụi vào tháng 1-2 vùng núi hoặc tháng 3-4 ở đồng bằng. Loại bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.

Có thể dùng ở dạng sống hoặc tẩm rượu hoặc muối tùy theo từng trường hợp rồi phơi hay sấy khô.

Dược liệu là rễ hình trụ tương đối thẳng, dài 20­-30 cm, đường kính 0,5­1 cm. Ðầu trên mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con.

nguu-tat

Dược liệu Ngưu tất

Thành phần hóa học

Rễ Ngưu tất có chứa khoảng 4.04% saponin toàn phần, acid oleanolic 0,096%. Rễ còn chứa ecdysteron và inokosteron. Hàm lượng ecdysteron khoảng 0,037%.

Rễ Ngưu tất chứa một saccharid là fructan mạch ngắn với mức độ trùng hợp trung bình là 8. Chất saccharid này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch (Yu Bias và cs, 1995)

Rễ còn có một peptidpolysaccharid trong đó 24,1% là peptid bao gồm glycin, serin, acid glutamic và acid aspartic. Chất peptidpolysaccharid này có tác dụng miễn dịch (Fang J. N, và cs, 1990; CZ 114: 29994k)

Betain có trong rễ với hàm lượng 0,93-1,029% đã được chứng minh là ổn định trong quá trình chế biến. Rễ khô còn có emodin và physcion.

Tác dụng dược lý

  1.   Chống viêm: Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm.
  2.   Tác dụng trên tuyến ức: Gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Tác dụng gây thu teo tuyến ức là một trong những đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch.
  3.   Tác dụng giảm cholesterol máu: Rễ Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu ở thỏ đã được gây tăng cholesterol máu bằng cách gây ức chế sự hấp thu cholesterol từ ngoài vào và ức chế sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể thỏ;
  4.   Tác dụng hạ huyết áp: Gây hạ huyết áp rõ rệt trên mèo, mức độ hạ áp từ từ, thời gian tác dụng kéo dài. Có độc tính thấp.
  5.   Điều trị thấp khớp: Ngưu tất và một số dược liệu khác đã được áp dụng để điều trị thấp khớp với kết quả là có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng. Kết quả tốt nhất và tương đối nhanh đối với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Ðối với viêm đa khớp dạng thấp, chưa có biến dạng về khớp và đối với chứng đau nhức đơn thuần, tác dụng điều trị tương đối tốt. Khi đã có biến dạng về xương, cơ, khớp, kết quả kém hơn. Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể.
  6.   Điều trị bệnh răng lợi: Điều bị bệnh viêm quanh răng, điều trị viêm cấp tính vùng niêm mạc miệng, không gây kích ứng niêm mạc, không gây viêm lợi thứ phát, không độc.

Các chế phẩm từ cao ngưu tất và saponin ngưu tất đã được áp dụng để điều trị các bệnh tăng cholesterol máu và tăng huyết áp với kết quả:

– Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được điều trị. Mức độ hạ thường từ 20 -50% so với mức được điều trị.

– Có tác dụng làm giảm huyết áp ở 83% số bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp trung bình từ 180/100mmHg giảm xuống 145/90mmHg, có tác dụng giảm huyết áp gần tương đương với alpha – methyl dopa.

– Đa số bệnh nhân điều trị với ngưu tất có cảm giác dễ chịu và đỡ rõ rệt các triệu chứng chủ quan như cảm giác nặng đầu, tức ngực, chóng mặt, mỏi mệt, giảm chí nhớ, khả năng làm việc tăng lên. Trong quá trình điều trị bằng ngưu tất, không có tác dụng phụ đáng kể.

– Chế phẩm từ cao ngưu tất đã được điều trị cho 31 bệnh nhân xơ vữa động mạnh ở tuổi 52 – 86. Thuốc đã làm giảm các chỉ số lipid như: lipid toàn phần cholesterol toàn phần, cholesterol trong thành phần beta – liprotein và những glycerid. Riêng chỉ số phospholipid không thấy có thấy đổi. Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể.

– Một bài thuốc trong có ngưu tất kết hợp với một số dược liệu khác được áp dụng cho 22 bệnh nhân cao huyết áp có tuổi, đã giữ được huyết áp ổn định, không có cơn cao huyết áp.

Tính vị, công năng

Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng hành huyết tan ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thân, cường gân cốt.

Công dụng

Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó hoặc khi đẻ rau thai không ra, sau khi đẻ ứ huyết gây đau bụng, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi.

Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.

Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc bột.

Bài thuốc có ngưu tất

Bài 1: Chữa co giật, bại liệt, phong thấp, teo cơ, xơ vữa mạch máu.

Ngưu tất 10 – 12 g, sắc uống.

Bài 2: Chữa phong thấp, thấp khớp.

Ngưu tất 12 g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 16g, lá lốt 10g. Dạng thuốc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g.

Bài 3: Chữa viêm đa khớp dạng thấp.

Ngưu tất 12g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, xuyên khung, thục địa, bạch thược, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g, tần giao 10g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Chữa bị thương máu tụ ở ngoài hay bị ngã máu ứ ở trong, lao động nhiều chân tay nhức mỏi.

Ngưu tất 100g, huyết giác 50g, sâm đại hành 30g, ngâm với 600 ml rượu 35 – 400, thi thoảng lắc đều. Sau 10 ngày, uống mỗi lần 15 ml, ngày 2 lần.

Bài 5: Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, nhức mắt, ù tai, mắt mờ, rồi loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón.

Ngưu tất 12g, hạt muống 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài 6: Chữa xơ cứng động mạch với chóng mặt ù tai.

Ngưu tất 6g, sinh địa 12.5g, gai dầu 12.5g, mạch môn, bạch thược, mẫu đơn, trắc bách diệp, keo da lừa, mỗi vị 9g, giun đất phơi khô 6g, cam thảo 4.5g, nhân sâm 3g. Sắc với 800 ml nước, còn 300 ml chia 3 lần, uống trong ngày.

Độc tính, thận trọng

Nhìn chung, ngưu tất an toàn, trong các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều đối tượng bệnh nhân, vị thuốc đều không gây tác dụng bất lợi nào cũng như không có độc tính.

Tuy nhiên phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng ngưu tất.

Kết luận

Ngưu tất có rất nhiều tác dụng, y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh như: Tê thấp, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều; còn chữa cảm mạo, phát sốt, sổ mũi; sốt rét, lỵ; viêm màng tai; quai bị, viêm thận phù thũng, đái rắt, đái buốt. Vị thuốc ít độc nhưng việc sử dụng vẫn cần được sự hướng dẫn của thầy thuốc. Để sử dụng vị thuốc hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo sự hướng dẫn từ các thầy thuốc.

 

Sơ lược

Tên khác: Cỏ xước, Hoài ngưu tất

Tên nước ngoài: Two – toothed chaff – flower (Anh).

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.

Họ: Rau dền – Amaranthaceae

Ta dùng rễ phơi hay sấy khô – Radix Achyranthis bidentatae – của cây ngưu tất.

Sách cổ nói: vị thuốc giống đầu gối con trâu nên gọi là ngưu tất (ngưu là trâu, tất là đầu gối).

Mô tả cây

Cây thảo cao khoảng 60cm – 80cm có khi cao tới 2m. Cây sống nhiều năm. Rễ củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Thân mảnh, có cạnh, hơi vuông, phình lên ở những đốt, màu lục hoặc nâu tía. Cành thường mọc hướng lên thẳng đứng.

nguu-tat

Hình ảnh Cây Ngưu Tất

Lá mọc đối có cuống dài, hình trứng, đầu rất nhọn, gốc thuôn hẹp, mép nguyên, dài 5 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên đôi khi uốn lượn, 2 mặt nhẵn, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía, cuống lá dài 1 – 1.5cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hay ké lá thành bông, dài 2 – 5 cm. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Lá bắc dài 3 mm, lá đài 5, gần bằng nhau, nhị 5, chỉ nhị dính với nhau và dính cả với nhịp lép, nhị lép có răng rất nhỏ, bao phấn hình mác, bầu hình trứng.

hoa-nguu-tat

Hoa và cụm hoa Ngưu tất

Quả nang hình bầu dục có một hạt, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo.

Mùa hoa quả: tháng 5 -7.

Phân bố, sinh thái

Ngưu tất có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Trung quốc hoặc Nhật Bản. Cây đã được thuần hóa và trồng từ lâu đời ở những nước này.

Ngưu tất được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1960. Lúc đầu cây được trồng thuần hóa ở Sapa, sau chuyển sang Sìn Hồ (Lai Châu) rồi về trại thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trại thuốc Văn Điển (Hà Nội). Cách đây khoảng 30 năm, ngưu tất đã được trồng dưới dạng sản xuất được liệu ở vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thuốc đồng bằng Bắc Bộ. Có thể coi ngưu tất là một ví dụ điển hình về một cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, qua quá trình nghiên cứu di thực đã có thể trồng thành công cả ở vùng đồng bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều đó cho thấy ngưu tất là cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, mặc dù thời vụ trồng chủ yếu vẫn ở thời kì  có nhiệt độ thấp trong năm.

Ngưu tất là cây ưu sáng và ưu ẩm. Cây có hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Ở Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và nhân dân ở nhiều nơi đã dùng cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên ngưu tất nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Rễ ­ Radix Achyranthis Bidentatae.

re-nguu-tat

Rễ ngưu tất tươi

Rễ thu hái khi phần trên mặt đất tàn lụi vào tháng 1-2 vùng núi hoặc tháng 3-4 ở đồng bằng. Loại bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.

Có thể dùng ở dạng sống hoặc tẩm rượu hoặc muối tùy theo từng trường hợp rồi phơi hay sấy khô.

Dược liệu là rễ hình trụ tương đối thẳng, dài 20­-30 cm, đường kính 0,5­1 cm. Ðầu trên mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con.

nguu-tat

Dược liệu Ngưu tất

Thành phần hóa học

Rễ Ngưu tất có chứa khoảng 4.04% saponin toàn phần, acid oleanolic 0,096%. Rễ còn chứa ecdysteron và inokosteron. Hàm lượng ecdysteron khoảng 0,037%.

Rễ Ngưu tất chứa một saccharid là fructan mạch ngắn với mức độ trùng hợp trung bình là 8. Chất saccharid này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch (Yu Bias và cs, 1995)

Rễ còn có một peptidpolysaccharid trong đó 24,1% là peptid bao gồm glycin, serin, acid glutamic và acid aspartic. Chất peptidpolysaccharid này có tác dụng miễn dịch (Fang J. N, và cs, 1990; CZ 114: 29994k)

Betain có trong rễ với hàm lượng 0,93-1,029% đã được chứng minh là ổn định trong quá trình chế biến. Rễ khô còn có emodin và physcion.

Tác dụng dược lý

  1.   Chống viêm: Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm.
  2.   Tác dụng trên tuyến ức: Gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Tác dụng gây thu teo tuyến ức là một trong những đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch.
  3.   Tác dụng giảm cholesterol máu: Rễ Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu ở thỏ đã được gây tăng cholesterol máu bằng cách gây ức chế sự hấp thu cholesterol từ ngoài vào và ức chế sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể thỏ;
  4.   Tác dụng hạ huyết áp: Gây hạ huyết áp rõ rệt trên mèo, mức độ hạ áp từ từ, thời gian tác dụng kéo dài. Có độc tính thấp.
  5.   Điều trị thấp khớp: Ngưu tất và một số dược liệu khác đã được áp dụng để điều trị thấp khớp với kết quả là có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng. Kết quả tốt nhất và tương đối nhanh đối với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Ðối với viêm đa khớp dạng thấp, chưa có biến dạng về khớp và đối với chứng đau nhức đơn thuần, tác dụng điều trị tương đối tốt. Khi đã có biến dạng về xương, cơ, khớp, kết quả kém hơn. Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể.
  6.   Điều trị bệnh răng lợi: Điều bị bệnh viêm quanh răng, điều trị viêm cấp tính vùng niêm mạc miệng, không gây kích ứng niêm mạc, không gây viêm lợi thứ phát, không độc.

Các chế phẩm từ cao ngưu tất và saponin ngưu tất đã được áp dụng để điều trị các bệnh tăng cholesterol máu và tăng huyết áp với kết quả:

– Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được điều trị. Mức độ hạ thường từ 20 -50% so với mức được điều trị.

– Có tác dụng làm giảm huyết áp ở 83% số bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp trung bình từ 180/100mmHg giảm xuống 145/90mmHg, có tác dụng giảm huyết áp gần tương đương với alpha – methyl dopa.

– Đa số bệnh nhân điều trị với ngưu tất có cảm giác dễ chịu và đỡ rõ rệt các triệu chứng chủ quan như cảm giác nặng đầu, tức ngực, chóng mặt, mỏi mệt, giảm chí nhớ, khả năng làm việc tăng lên. Trong quá trình điều trị bằng ngưu tất, không có tác dụng phụ đáng kể.

– Chế phẩm từ cao ngưu tất đã được điều trị cho 31 bệnh nhân xơ vữa động mạnh ở tuổi 52 – 86. Thuốc đã làm giảm các chỉ số lipid như: lipid toàn phần cholesterol toàn phần, cholesterol trong thành phần beta – liprotein và những glycerid. Riêng chỉ số phospholipid không thấy có thấy đổi. Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể.

– Một bài thuốc trong có ngưu tất kết hợp với một số dược liệu khác được áp dụng cho 22 bệnh nhân cao huyết áp có tuổi, đã giữ được huyết áp ổn định, không có cơn cao huyết áp.

Tính vị, công năng

Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng hành huyết tan ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thân, cường gân cốt.

Công dụng

Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó hoặc khi đẻ rau thai không ra, sau khi đẻ ứ huyết gây đau bụng, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi.

Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.

Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc bột.

Bài thuốc có ngưu tất

Bài 1: Chữa co giật, bại liệt, phong thấp, teo cơ, xơ vữa mạch máu.

Ngưu tất 10 – 12 g, sắc uống.

Bài 2: Chữa phong thấp, thấp khớp.

Ngưu tất 12 g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 16g, lá lốt 10g. Dạng thuốc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g.

Bài 3: Chữa viêm đa khớp dạng thấp.

Ngưu tất 12g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, xuyên khung, thục địa, bạch thược, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g, tần giao 10g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Chữa bị thương máu tụ ở ngoài hay bị ngã máu ứ ở trong, lao động nhiều chân tay nhức mỏi.

Ngưu tất 100g, huyết giác 50g, sâm đại hành 30g, ngâm với 600 ml rượu 35 – 400, thi thoảng lắc đều. Sau 10 ngày, uống mỗi lần 15 ml, ngày 2 lần.

Bài 5: Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, nhức mắt, ù tai, mắt mờ, rồi loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón.

Ngưu tất 12g, hạt muống 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài 6: Chữa xơ cứng động mạch với chóng mặt ù tai.

Ngưu tất 6g, sinh địa 12.5g, gai dầu 12.5g, mạch môn, bạch thược, mẫu đơn, trắc bách diệp, keo da lừa, mỗi vị 9g, giun đất phơi khô 6g, cam thảo 4.5g, nhân sâm 3g. Sắc với 800 ml nước, còn 300 ml chia 3 lần, uống trong ngày.

Độc tính, thận trọng

Nhìn chung, ngưu tất an toàn, trong các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều đối tượng bệnh nhân, vị thuốc đều không gây tác dụng bất lợi nào cũng như không có độc tính.

Tuy nhiên phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng ngưu tất.

Kết luận

Ngưu tất có rất nhiều tác dụng, y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh như: Tê thấp, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều; còn chữa cảm mạo, phát sốt, sổ mũi; sốt rét, lỵ; viêm màng tai; quai bị, viêm thận phù thũng, đái rắt, đái buốt. Vị thuốc ít độc nhưng việc sử dụng vẫn cần được sự hướng dẫn của thầy thuốc. Để sử dụng vị thuốc hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo sự hướng dẫn từ các thầy thuốc.

 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






LẮNG NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Chuyên Gia Tư Vấn

BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VIỆT NAM

Đông Y Chưa Trị Tê Buồn Chân Tay
Phòng Ngừa Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bí Quyết Chữa Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đau Vai Gáy - Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách
Thuốc Nam Chữa Trị Thoái Hoá Cột Sống

Radio Sức Khỏe

— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-25T11:55:41+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button