Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) – một trong năm loại viêm gan siêu vi – gây ra. Bệnh có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính, nếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan… Tuy nhiên viêm gan B lại là căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan B qua bài tổng quan dưới đây.
Bệnh Viêm Gan B Là Gì?
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% con sẽ mang HBV.
Viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Ước tính có đến gần 1/3 dân số thế giới mắc bệnh viêm gan B và tỷ lệ mắc viêm gan B nhiều nhất là tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.
Phân Loại Bệnh Viêm Gan B
Bệnh viêm gan B có hai thể:
- Viêm gan B cấp tính: Bệnh lý ngắn này, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B và đặc biệt có thể điều trị dứt điểm. Trong một số trường hợp, viêm gan B cấp tính có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính
- Viêm gan B mạn tính: Bệnh xảy ra dài hạn khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh.
Viêm gan B cấp sau 6 tháng chuyển thành viêm gan B mạn tính có thể thuộc 1 trong 3 thể sau:
- Viêm gan B mãn thể người lành mang mầm
- Viêm gan B mãn thể ngủ yên
- Viêm gan B mạn thể hoạt động
Đặc Điểm Lây Truyền Của Virus Viêm Gan B
Viêm gan B rất dễ lây lan. Nó lây lan qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh và một số chất dịch cơ thể khác. Mặc dù virus có thể được tìm thấy trong nước bọt, nhưng nó không lây lan qua đường ăn uống và các tiếp xúc thông thường như: Chia sẻ thức ăn, nước uống; Chia sẻ muỗng, nĩa hay ly uống nước; Ôm ấp hoặc hôn hít (trừ trường hợp việc thân mật có gây ra vết thương và phơi nhiễm giữa máu với vết thương), cầm tay. Nó cũng không lây lan qua hắt hơi, ho hoặc cho con bú.
Các triệu chứng viêm gan B có thể không xuất hiện trong 3 tháng sau khi tiếp xúc và có thể kéo dài trong 2 – 12 tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn truyền nhiễm bệnh cho người khác kể cả khi không có triệu chứng. Virus có thể sống bên ngoài cơ thể trong tối đa bảy ngày.
Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc viêm gan B và nguyên nhân chủ yếu là do lây truyền từ người mẹ. Theo thống kê có tới 80 – 90% bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian 1 năm đầu đời.
Các phương thức lây truyền viêm gan B chủ yếu:
- Lây truyền viêm gan B qua đường máu
- Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con
- Lây truyền viêm gan B do quan hệ với người bị nhiễm HBV
Các Đối Tượng Có Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Viêm Gan B
Một số nhóm có nguy cơ nhiễm HBV đặc biệt cao bao gồm:
- Nhân viên y tế
- Người có quan hệ đồng giới hoặc quan hệ không an toàn
- Những người sử dụng thuốc tiêm, truyền
- Người mắc bệnh gan mạn tính
- Người mắc bệnh thận
- Người trên 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường
- Những người đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ nhiễm HBV cao
Các Triệu Chứng Của Viêm Gan B
Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.
Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng để tránh bỏ qua giai đoạn vàng điều trị và quan trọng hơn không để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Dưới đây là một số triệu chứng viêm gan B thường gặp:
Triệu chứng viêm gan B cấp tính
Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua triệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu kéo dài vài tuần, bao gồm vàng da và mắt (bệnh vàng da), nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn và đau bụng (hạ sườn bên phải). Những trường hợp nặng sẽ có triệu chứng lơ mơ, hay buồn ngủ, đãng trí và sờ thấy gan to.
Trên lâm sàng, bệnh nhân viêm gan B cấp tính có thể gặp các triệu chứng sau:
- Sốt, vàng da(1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể kéo dài đến 1-3 tháng)
- Gan to, lách to.
Triệu chứng viêm gan B mạn tính
- Phần lớn bệnh nhân viêm gan mạn tính không có triệu chứng gì. Một số người khác viêm mạn tính nặng vẫn có các triệu chứng của viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng.
- Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của viêm gan B mạn tính là gan to, lòng bàn tay son, dấu sao mạch “spider nevi”.
- Khi bệnh mạn tính lâu ngày dẫn đến biến chứng xơ gan, bệnh nhân có thể bị báng bụng, vàng da, xuất huyết tĩnh mạch thực quản và dạ dày, xuất hiện tuần hoàn bàng hệ cửa- chủ do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch lớn nổi gồ thấy trên da và toả ra từ rốn hình đầu sứa), nữ hoá tuyến vú ở nam, tinh hoàn teo nhỏ (vì suy gan làm rối loạn nồng độ hormone giới tính trong cơ thể).
Các Xét Nghiệm Cơ Bản Để Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Viêm Gan B
Ngoài các triệu chứng viêm gan B trên lâm sàng, để có thể sàng lọc và chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan B, bệnh nhân cần phải được tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng.
Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán viêm gan B
Các đối tượng được khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm sàng lọc viêm gan B:
- Đã tiếp xúc với người bị viêm gan B
- Đã đi du lịch đến một quốc gia nơi viêm gan B là phổ biến
- Đã ở tù
- Được lọc máu thận
- Đang có bầu
- Quanhệ đồng giới
Các xét nghiệm cơ bản để sàng lọc và chẩn đoán viêm gan B:
• Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan rất quan trọng ở những người bị viêm gan B hoặc bất kỳ bệnh lý ở gan nào. Nồng độ men gan trong máu tăng cao cho thấy gan bị tổn thương hoặc bị viêm. Những kết quả này cũng có thể phần nào đánh giá xem gan của bạn có gì bất thường không.
Ở bệnh nhân viêm gan B, khi tiến hành xét nghiệm chức năng gan sẽ có kết quả:
- AST, ALT tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).
- Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.
• Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B ( HBsAg)
HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả là HBsAg (+) nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B. Xét nghiệm này không phân biệt giữa nhiễm trùng mạn tính và cấp tính. Xét nghiệm này được sử dụng cùng với các xét nghiệm viêm gan B khác để xác định tình trạng nhiễm viêm gan B.
Bệnh nhân viêm gan B mạn tính có kết quả xét nghiệm HBsAg (+) > 6 tháng.
•Xét nghiệm Anti-HBs (xét nghiệm HBsAb)
Nếu cơ thể bạn có khả năng đáp ứng các miễn dịch nhằm bảo vệ và chống lại virus viêm gan B, khi đó cơ thể sẽ tạo ra được kháng thể kháng HBsAg, kháng thể này có tên gọi là Anti-HBs (hay là HBsAb).
Nếu kết quả Anti-HBs (+) chứng tỏ cơ thể bạn đã có đặc hiệu miễn dịch, không cần bổ sung tiêm vacxin ngừa virus viêm gan B nữa.
Nếu kết quả Anti-HBs âm tính, khi đó cơ thể bạn chưa có đặc hiệu miễn dịch viêm gan virus B, bạn cần được tiêm phòng vacxin bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán viêm gan B như:
• Xét nghiệm kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAg, HBcAg)
• Xét nghiệm kháng thể bề mặt viêm gan B (Anti-HBc, Anti-HBe, Anti-HBc IgM)
• Các xét nghiệm chức năng gan mật
• Định lượng virus viêm gan B (Xét nghiệm HBV-DNA)
Biến Chứng Của Bệnh Viêm Gan B Mạn Tính:
Viêm gan B mạn tính là tình trạng chức năng của gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Viêm gan B mạn tính sẽ các giai đoạn: viêm gan B dung nạp miễn dịch, giai đoạn hoạt động, giai đoạn không hoạt động. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời theo một phác đồ khoa học thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Nhiễm viêm gan D: Nhiễm viêm gan D chỉ có thể xảy ra ở những người bị viêm gan B.
- Xơ gan
- Suy gan
- Ung thư gan
- Tử vong
Giải Pháp Phòng Ngừa Viêm Gan B
Tiêm vắc-xin viêm gan B
Hiện nay, giải pháp tiêm vắc-xin viêm gan B được cho là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa mắc bệnh viêm gan B. Tiêm phòng được khuyến khích và phải mất ba mũi tiêm vắc-xin để hình thành kháng thể.
Hầu hết mọi người đều nên tiêm vắc-xin viêm gan B bởi đây là một loại vắc-xin tương đối rẻ tiền, rất an toàn mà lại có thể đem lại hiệu quả phòng ngừa viêm gan B đến 95%.
Các nhóm đối tượng sau đây cần chú ý hơn đến việc tiêm vắc-xin viêm gan B:
- Tất cả trẻ sơ sinh, tại thời điểm sinh
- Bất kỳ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên nào chưa được tiêm vắc-xin khi sinh
- Những người mắc các bệnh lây nhiễm qua quan hệ…
- Những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu, vết thương của người khác như y tá, bác sĩ…
- Người có quan hệ đồng tính nam
- Người nghiện, chích ma túy
- Gia đình có người mắc viêm gan B
- Những người đi du lịch đến các khu vực có tỷ lệ viêm gan B cao
Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B khác
Bên cạnh việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B thì để phòng ngừa viêm gan B, bạn cũng cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Quan hệ an toàn hạn chế lây nhiễm virus viêm gan B. Không quan hệ với nhiều người và tránh quan hệ bằng miệng khi có vết thương ở niêm mạc miệng.
- Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm môi…ở những cơ sở không uy tín, an toàn, dụng cụ sử dụng chưa được khử trùng đúng cách.
- Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kìm bấm móng…
- Trước khi có ý định mang bầu cả hai vợ chồng cần kiểm tra xem có bị mắc bệnh hay không, cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
Cách Điều Trị Viêm Gan B
Khi phát hiện nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, chưa có biện pháp loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Mục tiêu của việc điều trị viêm gan virus B hiện nay chỉ là ngăn chặn virus nhân lên, giảm nồng độ virus trong máu (trở về âm tính là mục tiêu cao nhất), làm giảm bớt các tổn thương tế bào gan và hạ men gan.
Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng trong điều trị viêm gan B:
Các phương pháp điều trị viêm gan B
Điều trị ngăn ngừa nhiễm viêm gan B ngay sau khi tiếp xúc
Nếu bạn biết bạn đã tiếp xúc với virus viêm gan B và chưa được tiêm vắc-xin viêm gan B, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiêm immunoglobulin (một loại kháng thể) được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi tiếp xúc với virus có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị viêm gan B. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ có thể bảo vệ bạn tránh khỏi virus viêm gan B ngắn hạn, vì vậy mà bạn cũng nên tiêm vắc-xin viêm gan B để phòng ngừa viêm gan B.
Điều trị nhiễm trùng viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính thường không cần điều trị. 90% bệnh nhân sau giai đoạn nhiễm trùng cấp tính sẽ tự khỏi bệnh mà không cần phải dùng thuốc điều trị. Bác sĩ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý và nhiều chất lỏng trong khi cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Trong trường hợp nghiêm trọng, các thuốc kháng virus hoặc nằm viện là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng.
Điều trị nhiễm viêm gan B mạn tính
Viêm gan B mạn tính cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, hầu hết những người được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mạn tính cần điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Điều trị giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ngăn ngừa truyền bệnh cho người khác. Điều trị viêm gan B mạn tính có thể bao gồm:
- Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B ( dùng đường uống): Các thuốc này có thể giúp chống lại virus và làm chậm khả năng gây hại cho gan của viêm gan virus B. Quá trình điều trị bằng thuốc kháng virus là quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc.
-
Thuốc kích thích miễn dịch: Các thuốc này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập. Hiện nay có 2 loại thuốc tiêm sau:
- IFN – α tiêm dưới da 3-5 lần/tuần
- PegIFN – α tiêm dưới da 1 lần/tuần
Liệu trình điều trị kéo dài từ 6-12 tháng. Các thuốc này có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ như: sốt, rùng mình, đau đầu, khó chịu, đau cơ, thậm chí mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, viêm gan nặng đột ngột… Vì vậy mà người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời,
- Ghép gan: Nếu gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, rất có thể bạn cần tiến hành ghép gan. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ gan bị tổn thương của bạn và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh.
Đông y trong điều trị viêm gan B
Đông y có nhiều vị thuốc có tác dụng tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị viêm gan B mà lại giúp nâng cao chức năng gan:
- Cây diệp hạ châu và cà gai leo: Đây là hai loại thuốc Đông y hiệu quả trong điều trị viêm gan B, đồng thời giúp thải độc gan.
- Cây Atiso có tác dụng lợi mật, thông mật, lợi tiểu, giảm cholesterol máu và hỗ trợ điều trị viêm gan B rất tốt.
- Ngoài ra còn có một số cây khác như bạch linh, bạch truật, ngũ vị tử, nhân trần giúp tăng cường chức năng gan.
Y học cổ truyền phương Tây cũng lưu truyền nhiều vị thảo dược quý có tác dụng cải thiện bệnh viêm gan B, đặc biệt trong số đó có cây Kế sữa. Loại thảo dược này có chứa một hoạt chất rất quý mang tên Silymarin. Theo các nhà khoa học, hợp chất này đóng vai trò giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do, đây là những phân tử không ổn định có nguồn gốc từ các sản phẩm phụ của quá trình chuyển quá các chất trong cơ thể và chúng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh, cuối cùng dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào, hỗ trợ điều trị viêm gan B rất tốt.
Chỉ riêng Kế sữa đã có công dụng tốt với lá gan như vậy, nhưng còn tuyệt vời hơn khi nó được kết hợp cùng Actiso – một thảo dược nổi tiếng về những lợi ích cho gan khác – bởi sự kết hợp này làm tăng vượt trội tác dụng của chúng với lá gan so với khi dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gan và tăng cường chức năng gan.
Trên thực tế, thị trường có nhiều sản phẩm chứa riêng biệt các thành phần Kế sữa, Actiso nhưng lại rất ít sản phẩm được kết hợp từ 2 loại thảo dược này.
Một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là Sily-GAN.
Cùng tham khảo thêm link sau để hiểu thêm về bí quyết này: https://silygan.com/
SILYGAN – Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu.
Vì vậy bệnh nhân viêm gan B, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng nên kết hợp sử dụng một số vị thảo dược này để tăng cường chứng năng gan và sức đề kháng của cơ thể, hạn chế quá trình tiến triển của viêm gan B để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Có thể nói viêm gan B là căn bệnh toàn cầu có khả năng diễn biến thành mạn tính và người bệnh phải sống chung với bệnh cả đời. Vì vậy ngay từ bây giờ, hãy chú ý đến việc phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B bằng việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B, hạn chế tiếp xúc với dịch cơ thể của người khác, quan hệ an toàn và tăng cường chức năng gan với một số thảo dược thiên nhiên. Khi sử dụng bất kì phương pháp điều trị bệnh nào, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin cũng như tình trạng bệnh của bản thân, tham khảo ý kiến của các bác sĩ để dùng thuốc được hiệu quả và an toàn nhất.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Gan
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết