Viêm gan C là bệnh gây viêm và nhiễm trùng gan bởi virus viêm gan C (HCV). Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Người ta ước đoán từ 1-2% tổng số dân số toàn cầu, nghĩa là khoảng 100 triệu người đang bị viêm gan C. Không giống như viêm gan A và B, viêm gan C chưa có vắc-xin phòng ngừa. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm gan C trong bài viết dưới đây.
Viêm Gan C Là Gì?
Viêm gan C là một trong những bệnh truyền nhiễm về gan do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Đây là một trong năm loại viêm gan chính: Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D và viêm gan E.
Bệnh lây truyền từ người mang virus viêm gan C sang cho người lành theo 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Bệnh có sự tiến triển vô cùng lặng lẽ bởi vậy khá khó để nhận diện. Và cũng bởi sự tiến triển lặng lẽ này của bệnh mà khi phát hiện ra bệnh thường là lúc xuất hiện các biến chứng rất nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.
Bệnh viêm gan C là gì?
Đặc Điểm Lây Truyền Của Virus Viêm Gan C
Viêm gan C là căn bệnh do virus viêm gan C (HCV) lây truyền qua đường máu gây ra.
Virus viêm gan C thuộc họ Togaviridae, lõi ARN , có kích thước 50-60 nanomet với chuỗi ARN đơn, có vỏ lipoprotein bao bọc . Hiện nay đã xác định được 12 genotype khác nhau của HCV và xếp vào các typ I, II, III, IV, V, và VI khác nhau về phân bố dịch tễ học và độc lực gây bệnh. Các type II của HCV có tần suất chuyển sang xơ gan cao hơn.
Theo WHO, các cách truyền bệnh viêm gan C phổ biến nhất là:
- Sử dụng bơm kim đã bị nhiễm bệnh virus viêm gan C.
- Sử dụng hoặc tái sử dụng các thiết bị y tế như ống tiêm và kim tiêm chưa được khử trùng đúng cách.
- Nhận truyền máu từ máu hoặc các sản phẩm máu không được sàng lọc đầy đủ.
Ngoài ra, virus viêm gan C cũng có thể lây truyền qua một số con đường:
- Những người tiếp xúc với ống tiêm nhiễm máu bệnh
- Quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh
- Truyền virus giữa mẹ và con
- Sử dụng các vật dụng chăm sóc cá nhân, như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu, có tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh.
Những Đối Tượng Có Nguy Cơ Cao Mắc Viêm Gan C
Những đối tượng sau có nguy cơ rất cao nhiễm virus HCV hay mắc bệnh viêm gan C:
- Được ghép tạng
- Được điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài
- Được sinh ra từ một người mẹ bị viêm gan C
- Có người bạn tình bị nhiễm bệnh viêm gan C
- Dùng lại kim tiêm đã được dùng trước đây
Triệu Chứng Viêm Gan C
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho biết, khoảng 70-80% những người mắc bệnh viêm gan C không có triệu chứng. Một số có biểu hiện viêm gan cấp như men tăng cao, hoàng đản (vàng da, vàng mắt), rối loạn tiêu hoá. Từ khi có biểu hiện lâm sàng và sinh hoá của viêm gan cấp đến khi tìm được anti HCV khoảng 15 tuần (ngắn nhất là 4 tuần).
Nếu virus vẫn tồn tại trong máu (và gan) trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mạn tính. Tần suất chuyển sang mạn tính của viêm gan C rất cao 50-70% (trong khi HBV là 10-20%).
Người bị viêm gan C mạn tính có thể thấy mệt mỏi, khó tập trung, thấy ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, thấy lo lắng hay chán nản. Hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng, vì vậy nhiều người không biết mình mắc bệnh. Việc không có triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong gan và gây tổn thương tế bào gan.
Các Biến Chứng Của Bệnh Viêm Gan C
Theo số liệu thống kê, có khoảng 50-70% trường hợp nhiễm virus viêm gan C sẽ chuyển thành bệnh gan mạn tính nếu không đào thải được virus sau 6 tháng, 5-20% bệnh viêm gan C sẽ phát triển thành xơ gan và 1-5% còn lại bị xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan C là nguyên nhân cơ bản của 25% bệnh nhân ung thư gan.
Do vậy, viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại những biến chứng nặng nề.
Các Xét Nghiệm Viêm Gan C
Để có thể chẩn đoán rằng bạn có bị nhiễm viêm gan C hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV (Anti-HCV antibodies)
Đây là xét nghiệm sàng lọc viêm gan C, được thực hiện đầu tiên nhằm xác định sự tồn tại của kháng thể kháng virus viêm gan C trong cơ thể. Các kháng thể này là những protein mà cơ thể tạo ra khi tìm thấy virus trong máu và thường xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi bị nhiễm virus.
- Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HCV dương tính có nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao bị nhiễm virus và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn.
- Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HCV âm tính nhưng nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm cao trong vòng 6 tháng trở lại thì nên làm xét nghiệm này lần 2 để chắc chắn hơn.
Nếu xét nghiệm Anti HCV (+) dương tính – Positive người ta sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:
Định lượng HCV-RNA: Đây là xét nghiệm dùng để đo số lượng ARN virus (vật liệu di truyền của virus viêm gan) trong máu hay còn gọi là xác định tải lượng virus. Chúng thường xuất hiện 1-2 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ bạn đã bị viêm gan C.
Nếu xét nghiệm: HCV-RNA dương tính người ta tiến hành tiếp:
- Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa và chức năng gan, bao gồm: công thức máu/số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, INR, AST, ALT, albumin, bilirubin (toàn phần, trực tiếp, gián tiếp)…
- Sàng lọc xơ gan/ ung thư gan: Siêu âm gan, FIBROSCAN, Albumin, AFP (dấu ấn ung thư gan), CT-SCanner gan…
- Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: ure, creatinin
- Định type virus viêm gan C
- Xét nghiệm: IL 28B
- Nếu bệnh nhân có chỉ định điều trị bằng thuốc kích thích miễn dịch như IFN-α, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm thêm: ANA, chức năng tuyến giáp.
Điều Trị Viêm Gan C
Mục tiêu điều trị viêm gan C
Mục đích của việc điều trị viêm gan C là diệt trừ virus viêm gan C để ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến viêm gan C bao gồm viêm hoại tử, xơ hóa, xơ gan, ung thư gan và tử vong.
Điều trị viêm gan C như thế nào?
Điều trị viêm gan C như thế nào?
- Không phải ai bị nhiễm viêm gan C cũng cần điều trị. Đối với một số người, hệ thống miễn dịch của họ có thể chống lại nhiễm trùng đủ tốt để loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi chức năng gan của bạn bằng các xét nghiệm máu thường xuyên.
- Đối với những người có hệ thống miễn dịch kém hơn, ngăn ngừa viêm gan C cấp chuyển thành mạn tính, hoặc với những trường hợp viêm gan C mạn tính thì cần dùng thuốc để điều trị. Với những người có lá gan đã bị tổn thương và hủy hoại, thậm chí cần phải tiến thành ghép gan.
- Bên cạnh đó, thảo dược cũng đóng góp vai trò tích cực trong phòng ngừa và điều trị viêm gan C. Đặc biệt trong số đó có Kế sữa. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học đánh giá cao về tác dụng của Kế sữa với bệnh nhân mắc viêm gan virus C.
- Ngoài ra, với thành phần hoạt chất chính là Silymarin, Kế sữa giúp sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương, tái tạo, phục hồi và thúc đẩy phát triển các tế bào gan mới, giúp chống viêm, tiêu sỏi mật, giải độc gan và giảm bớt các triệu chứng do các về bệnh gan gây ra như mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, men gan cao…
Chỉ riêng Kế sữa đã có công dụng tốt với lá gan như vậy, nhưng còn tuyệt vời hơn khi nó được kết hợp cùng Actiso – một thảo dược nổi tiếng về những lợi ích cho gan khác – bởi sự kết hợp này làm tăng vượt trội tác dụng của chúng với lá gan so với khi dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gan và tăng cường chức năng gan.
Trên thực tế, thị trường có nhiều sản phẩm chứa riêng biệt các thành phần Kế sữa, Actiso nhưng lại rất ít sản phẩm được kết hợp từ 2 loại thảo dược này. Một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là Sily-GAN.
Cùng tham khảo thêm link sau để hiểu thêm về bí quyết này: https://silygan.com/
Khi nào thì kết thúc điều trị viêm gan C bằng thuốc
Điều trị viêm gan C sẽ kết thúc khi xác định được không phát hiện ra virus 24 tuần sau ngưng điều trị bằng xét nghiệm phân tử nhạy với ngưỡng phát hiện là 15 IU/ml (SRV24).
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Gan
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết