VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ
Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh đặc trưng bởi những tổn thương viêm và loét ở niêm mạc của dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Trong đó thường gặp là các vết loét ở tá tràng chiếm đến 95%. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường có các triệu chứng: đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư và xuất huyết tiêu hóa. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó ăn uống không điều độ và căng thẳng stress được coi là những nguyên nhân hàng đầu. Chính vì vậy thay đổi chế độ ăn là rất quan trọng, viêm loét dạ dày nên ăn gì và viêm loét dạ dày không nên ăn gì là những kiến thức mà người bệnh cần phải biết rõ nếu muốn khỏi bệnh.
Ảnh: Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày đặc trưng bởi những tổn thương viêm loét, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều càng làm cho bệnh nặng hơn.
Theo nguyên tắc, người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn những đồ ăn có tính chất nhanh làm lành vết loét, trung hòa được lượng dịch vị acid. Không nên ăn những đồ ăn gây kích ứng, làm tăng dịch tiết dịch vị
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
- Người bị viêm loét dạ dày nên ăn những thức ăn có tác dụng hút thấm dịch vị của dạ dày, đồng thời có thể bọc lại các vết loét không gây kích ứng như bánh mỳ, bỏng ngô mềm,bỏng gạo, bánh quy..Khi bị đau do viêm loét dạ dày nếu được ăn những thức ăn này, cơn đau sẽ giảm đáng kể.
- Những thức ăn mềm, dễ tiêu giàu tinh bột như cháo, khoai lang, khoai sọ luộc nhừ,… là những thức ăn mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn.
- Các loại rau xanh: Trong rau xanh có nhiều Vitamin giúp cải thiện tình trạng viêm loét như: vitamin A, E, K, B,… các loại rau màu xanh đậm sẽ phù hợp cho bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày, có thể kể đến: bắp cải xanh, cải xoăn, rau bina,…
- Chuối là một loại quả mà bệnh viêm loét dạ dày HP nên ăn. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng trong chuối có chứa thành phần có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP đồng thời làm tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày HP nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Thực phẩm giàu protein: bệnh nhân vị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn các loại thực phẩm chứa protein nhưng ít chất béo như: thịt nạc, cá, sữa chua, đậu nành,…
-
Những thực phẩm có chứa tinh chất làm lành vết loét được coi là một trong những phương pháp thực dưỡng chữa viêm loét dạ dày tá tràng như: nghệ, mật ong,…
Ảnh: Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
Ảnh: Viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm này
Khi bị viêm loét dạ dày, chức năng của dạ dày bị giảm sút, bên cạnh một số thực phẩm mà bệnh viêm loét dạ dày nên ăn để giúp phục hổi niêm mạc dạ dày tốt hơn thì vẫn có nhiều thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn để tránh kích ứng làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Các loại thức ăn có tính acid: Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng những trái cây có tính acid như: cam, chanh, cà chua, một số loại nước ép trái cây vì gây kích thích dạ dày, làm nặng thêm các vết loét.
- Các đồ ăn chiên rán, cay nóng: Những thức ăn này sẽ làm cho vết loét dạ dày lan rộng hơn, chính vì vậy những người bị viêm loét dạ dày không nên ăn
- Rượu bia, các chất kích thích (cà phê, chè,…) và đồ uống có cồn: những chất này làm tăng tiết acid dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày
- Không nên ăn các loại rau nhiều xơ gây cọ xát có thể làm tổn thương niêm mạc: rau bí đỏ, rau muống, măng khô,…
- Các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, cổ cánh, chân gà, vịt,… là loại thức ăn mà bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm loét dạ dày tránh ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói hoặc quá no. Hạn chế bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ gây khó tiêu. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ tránh ăn vội, nhai rối
Bài Viết Liên Quan
Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh đặc trưng bởi những tổn thương viêm và loét ở niêm mạc của dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Trong đó thường gặp là các vết loét ở tá tràng chiếm đến 95%. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường có các triệu chứng: đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư và xuất huyết tiêu hóa. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó ăn uống không điều độ và căng thẳng stress được coi là những nguyên nhân hàng đầu. Chính vì vậy thay đổi chế độ ăn là rất quan trọng, viêm loét dạ dày nên ăn gì và viêm loét dạ dày không nên ăn gì là những kiến thức mà người bệnh cần phải biết rõ nếu muốn khỏi bệnh.
Ảnh: Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày đặc trưng bởi những tổn thương viêm loét, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều càng làm cho bệnh nặng hơn.
Theo nguyên tắc, người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn những đồ ăn có tính chất nhanh làm lành vết loét, trung hòa được lượng dịch vị acid. Không nên ăn những đồ ăn gây kích ứng, làm tăng dịch tiết dịch vị
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
- Người bị viêm loét dạ dày nên ăn những thức ăn có tác dụng hút thấm dịch vị của dạ dày, đồng thời có thể bọc lại các vết loét không gây kích ứng như bánh mỳ, bỏng ngô mềm,bỏng gạo, bánh quy..Khi bị đau do viêm loét dạ dày nếu được ăn những thức ăn này, cơn đau sẽ giảm đáng kể.
- Những thức ăn mềm, dễ tiêu giàu tinh bột như cháo, khoai lang, khoai sọ luộc nhừ,… là những thức ăn mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn.
- Các loại rau xanh: Trong rau xanh có nhiều Vitamin giúp cải thiện tình trạng viêm loét như: vitamin A, E, K, B,… các loại rau màu xanh đậm sẽ phù hợp cho bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày, có thể kể đến: bắp cải xanh, cải xoăn, rau bina,…
- Chuối là một loại quả mà bệnh viêm loét dạ dày HP nên ăn. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng trong chuối có chứa thành phần có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP đồng thời làm tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày HP nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Thực phẩm giàu protein: bệnh nhân vị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn các loại thực phẩm chứa protein nhưng ít chất béo như: thịt nạc, cá, sữa chua, đậu nành,…
- Những thực phẩm có chứa tinh chất làm lành vết loét được coi là một trong những phương pháp thực dưỡng chữa viêm loét dạ dày tá tràng như: nghệ, mật ong,…
Ảnh: Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
Ảnh: Viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm này
Khi bị viêm loét dạ dày, chức năng của dạ dày bị giảm sút, bên cạnh một số thực phẩm mà bệnh viêm loét dạ dày nên ăn để giúp phục hổi niêm mạc dạ dày tốt hơn thì vẫn có nhiều thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn để tránh kích ứng làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Các loại thức ăn có tính acid: Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng những trái cây có tính acid như: cam, chanh, cà chua, một số loại nước ép trái cây vì gây kích thích dạ dày, làm nặng thêm các vết loét.
- Các đồ ăn chiên rán, cay nóng: Những thức ăn này sẽ làm cho vết loét dạ dày lan rộng hơn, chính vì vậy những người bị viêm loét dạ dày không nên ăn
- Rượu bia, các chất kích thích (cà phê, chè,…) và đồ uống có cồn: những chất này làm tăng tiết acid dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày
- Không nên ăn các loại rau nhiều xơ gây cọ xát có thể làm tổn thương niêm mạc: rau bí đỏ, rau muống, măng khô,…
- Các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, cổ cánh, chân gà, vịt,… là loại thức ăn mà bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm loét dạ dày tránh ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói hoặc quá no. Hạn chế bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ gây khó tiêu. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ tránh ăn vội, nhai rối
Bình Luận Bài Viết