CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Đau dạ dày là bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, có thể kéo dài trong vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ, làm ảnh hưởng đến chất cuộc sống. Vậy hiện nay có những loại thuốc nào được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, và lựa chọn nhóm thuốc nào cho phù hợp? Qua bài viết này, BACSINET xin cung cấp một số thông tin về các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Để điều trị bệnh, bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn thuốc phù hợp để có hiệu quả, cũng như an toàn cho người sử dụng. Có 3 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bao gồm: do dùng thuốc (các thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs), do lối sống sinh hoạt (uống rượu bia, căng thẳng); và do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Hiện nay, có 3 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày.
1. Các thuốc kháng acid (antacid)
Nhóm thuốc kháng acid bao gồm Natri bicacbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie (dihydroxit, cacbonat, trisillicat), Nhôm hydroxit
Tác dụng của nhóm kháng acid bao gồm:
- Trung hòa acid dạ dày, do đó giảm đau và buồn nôn;
- Giảm lượng acid chuyển vào tá tràng sau bữa ăn;
- Bất hoạt enzyme pepsin thủy phân protein do tăng pH dạ dày trên 4-5;
- Có thể làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới và giảm áp lực thực quản.
Trên thị trường, nhiều chế phẩm thuộc nhóm thuốc kháng acid. Việc lựa chọn chế phẩm nào phù hợp phụ thuộc vào người bệnh, thường là do ảnh hưởng trên thói quen đại tiện. Nhìn chung, nhóm thuốc kháng acid nên uống trước hoặc sau 1 giờ trước bữa ăn, giúp tăng thời gian tiếp xúc của các antacid và acid dịch vị, và cho phép các antacid bao khắp dạ dày khi chưa có thức ăn.
Bạn nên lưu ý rằng các muối magie và nhôm trong các thuốc antacid có thể liên kết với các thuốc khác khi dùng cùng, làm giảm hấp thu thuốc. Do đó nên dùng thuốc khác trước khi dùng thuốc kháng acid.
2. Thuốc chống tăng tiết dịch vị
Thuốc chống tăng tiết dịch vị gồm hai loại chính, gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamine H2.
Thuốc kháng thụ thể histamine H2
Là các thuốc có cấu trúc gần giống histamine, nên cạnh tranh tác dụng của histamine ở thụ thể H2 ở vách dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản. Các thuốc kháng thụ thể histamine H2 bao gồm cimetidine, ranitidine, famotidine… Trong đó, cimetidine và ranitidine là 2 hoạt chất phổ biến nhất. Thời gian tác dụng của các thuốc ức chế thụ thể histamine H2 thường ngắn, cần uống nhiều lần trong ngày.
- Cimetine hấp thu tốt và ít bị chuyển hóa qua gan. Một số tác dụng phụ của cimetidine đã được báo cáo bao gồm: tiêu chảy, ngứa, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, đau cơ, lẫn ở người già. Ngoài ra, cimetidine có thể gây chứng vú to ở nam, và ảnh hưởng đến đời sống tình dục, nhưng các tác dụng này có thể trở về bình thường khi không dùng thuốc nữa.
- Ranitidine có sinh khả dụng kém, và có tác dụng phụ nhỏ tương tự cimetidine. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị giảm sinh lý hay bị chứng vú to khi dùng cimetidine, có thể đổi sang ranitidine.
Thuốc ức chế bơm proton
Loại thuốc này thâm nhập vào bào tương của tế bào viền tiết dịch vị ở thành của dạ dày, ức chế kênh H+/K+-adenosine vận chuyển proton ra ngoài lòng dạ dày, ức chế sự hình thành HCl. Ưu điểm của thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chống tiết H+ mạnh và kéo dài do thuốc được tích lũy trong tế bào, thời gian bán thải có thể kéo dài đến 48h.
Nhóm thuốc này không bên trong môi trường acid, và được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột. Do đó, bạn nên uống nguyên viên thuốc, không được bẻ. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.
Các thuốc ức chế bơm proton bao gồm omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole và rabeprazole… Điểm khác nhau đáng kể của các thuốc này liên quan đến tương tác với các thuốc khác. Ví dụ, pantoprazole không có tương tác thuốc nào có ý nghĩa trên mặt lâm sàng, tuy nhiên omeprazole ức chế hệ enzyme chuyển hóa ở gan (CYP450).
3. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc tương tự của prostaglandin (Misoprostol)
Misoprostol là chất tổng hợp tương tự prostaglandin E1, có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị, gây giãn mạch ở vùng dưới niêm mạc và kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó thuốc được sử dụng để làm lành các vết loét dạ dày và tá tràng, bao gồm cả vết loét do tác dụng phụ của NSAIDs; điều trị dự phòng loét dạ dày và tá tràng do trị liệu với NSAIDs.
Tác dụng trong phần mềm, phần mềm, phần thưởng, phần thưởng, phần thưởng, phần thưởng của bạn Tên tuổi của bạn có thể sử dụng misoprostol cho người Thái Lan.
Phượng chelat của Bismuth
Chất keo trikali dicitrato bismuth kết tủa ở pH thấp, tạo thành 1 lớp màng trên bề mặt niêm mạc và chỗ loét. Lớp bao này giúp
– Bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid và pepsin;
– Kích thích sản sinh chất nhầy;
– Tạo phức với pepsin;
– Tiêu diệt vi khuẩn H.pylori.
Do vậy mà làm liền nhanh vết loét. Nên hòa với nước và uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
Sucralfate
Sucralfate được sử dụng trong điều trị các vết loét dạ dày và tá tràng lành tính, và viêm dạ dày mạn tính. Thuốc tác dụng tại chỗ và có rất ít tác dụng toàn thân. Trong môi trường acid, thuốc sucralfate là một chất kết dính có khả năng kháng acid bao vết loét.
Đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP, cần được điều trị bằng kháng sinh theo nguyên tắc phối hợp 1 thuốc ức chế bơm proton với ít nhất 2 loại kháng sinh, ví dụ:
Lansoprazole 30 mg x 2 lần/ngày Trong vòng 1 tuần
Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày |
Nếu bệnh nhân dị ứng với amoxicillin hoặc penicillin, có thể thay Metronidazole 400mg x 2 lần/ngày
Bạn nên lưu ý rằng, một số nhóm thuốc đau dạ dày làm thay đổi pH dạ dày, do đó có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong được ruột, dẫn đến một số tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Các thuốc chữa viêm loét dạ dày được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối đa và hạn chế tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân cũng như chẩn đoán xác định bệnh.
Bài Viết Liên Quan
Đau dạ dày là bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, có thể kéo dài trong vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ, làm ảnh hưởng đến chất cuộc sống. Vậy hiện nay có những loại thuốc nào được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, và lựa chọn nhóm thuốc nào cho phù hợp? Qua bài viết này, BACSINET xin cung cấp một số thông tin về các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Để điều trị bệnh, bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn thuốc phù hợp để có hiệu quả, cũng như an toàn cho người sử dụng. Có 3 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bao gồm: do dùng thuốc (các thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs), do lối sống sinh hoạt (uống rượu bia, căng thẳng); và do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Hiện nay, có 3 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày.
1. Các thuốc kháng acid (antacid)
Nhóm thuốc kháng acid bao gồm Natri bicacbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie (dihydroxit, cacbonat, trisillicat), Nhôm hydroxit
Tác dụng của nhóm kháng acid bao gồm:
- Trung hòa acid dạ dày, do đó giảm đau và buồn nôn;
- Giảm lượng acid chuyển vào tá tràng sau bữa ăn;
- Bất hoạt enzyme pepsin thủy phân protein do tăng pH dạ dày trên 4-5;
- Có thể làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới và giảm áp lực thực quản.
Trên thị trường, nhiều chế phẩm thuộc nhóm thuốc kháng acid. Việc lựa chọn chế phẩm nào phù hợp phụ thuộc vào người bệnh, thường là do ảnh hưởng trên thói quen đại tiện. Nhìn chung, nhóm thuốc kháng acid nên uống trước hoặc sau 1 giờ trước bữa ăn, giúp tăng thời gian tiếp xúc của các antacid và acid dịch vị, và cho phép các antacid bao khắp dạ dày khi chưa có thức ăn.
Bạn nên lưu ý rằng các muối magie và nhôm trong các thuốc antacid có thể liên kết với các thuốc khác khi dùng cùng, làm giảm hấp thu thuốc. Do đó nên dùng thuốc khác trước khi dùng thuốc kháng acid.
2. Thuốc chống tăng tiết dịch vị
Thuốc chống tăng tiết dịch vị gồm hai loại chính, gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamine H2.
Thuốc kháng thụ thể histamine H2
Là các thuốc có cấu trúc gần giống histamine, nên cạnh tranh tác dụng của histamine ở thụ thể H2 ở vách dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản. Các thuốc kháng thụ thể histamine H2 bao gồm cimetidine, ranitidine, famotidine… Trong đó, cimetidine và ranitidine là 2 hoạt chất phổ biến nhất. Thời gian tác dụng của các thuốc ức chế thụ thể histamine H2 thường ngắn, cần uống nhiều lần trong ngày.
- Cimetine hấp thu tốt và ít bị chuyển hóa qua gan. Một số tác dụng phụ của cimetidine đã được báo cáo bao gồm: tiêu chảy, ngứa, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, đau cơ, lẫn ở người già. Ngoài ra, cimetidine có thể gây chứng vú to ở nam, và ảnh hưởng đến đời sống tình dục, nhưng các tác dụng này có thể trở về bình thường khi không dùng thuốc nữa.
- Ranitidine có sinh khả dụng kém, và có tác dụng phụ nhỏ tương tự cimetidine. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị giảm sinh lý hay bị chứng vú to khi dùng cimetidine, có thể đổi sang ranitidine.
Thuốc ức chế bơm proton
Loại thuốc này thâm nhập vào bào tương của tế bào viền tiết dịch vị ở thành của dạ dày, ức chế kênh H+/K+-adenosine vận chuyển proton ra ngoài lòng dạ dày, ức chế sự hình thành HCl. Ưu điểm của thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chống tiết H+ mạnh và kéo dài do thuốc được tích lũy trong tế bào, thời gian bán thải có thể kéo dài đến 48h.
Nhóm thuốc này không bên trong môi trường acid, và được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột. Do đó, bạn nên uống nguyên viên thuốc, không được bẻ. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.
Các thuốc ức chế bơm proton bao gồm omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole và rabeprazole… Điểm khác nhau đáng kể của các thuốc này liên quan đến tương tác với các thuốc khác. Ví dụ, pantoprazole không có tương tác thuốc nào có ý nghĩa trên mặt lâm sàng, tuy nhiên omeprazole ức chế hệ enzyme chuyển hóa ở gan (CYP450).
3. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc tương tự của prostaglandin (Misoprostol)
Misoprostol là chất tổng hợp tương tự prostaglandin E1, có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị, gây giãn mạch ở vùng dưới niêm mạc và kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó thuốc được sử dụng để làm lành các vết loét dạ dày và tá tràng, bao gồm cả vết loét do tác dụng phụ của NSAIDs; điều trị dự phòng loét dạ dày và tá tràng do trị liệu với NSAIDs.
Tác dụng trong phần mềm, phần mềm, phần thưởng, phần thưởng, phần thưởng, phần thưởng của bạn Tên tuổi của bạn có thể sử dụng misoprostol cho người Thái Lan.
Phượng chelat của Bismuth
Chất keo trikali dicitrato bismuth kết tủa ở pH thấp, tạo thành 1 lớp màng trên bề mặt niêm mạc và chỗ loét. Lớp bao này giúp
– Bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid và pepsin;
– Kích thích sản sinh chất nhầy;
– Tạo phức với pepsin;
– Tiêu diệt vi khuẩn H.pylori.
Do vậy mà làm liền nhanh vết loét. Nên hòa với nước và uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
Sucralfate
Sucralfate được sử dụng trong điều trị các vết loét dạ dày và tá tràng lành tính, và viêm dạ dày mạn tính. Thuốc tác dụng tại chỗ và có rất ít tác dụng toàn thân. Trong môi trường acid, thuốc sucralfate là một chất kết dính có khả năng kháng acid bao vết loét.
Đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP, cần được điều trị bằng kháng sinh theo nguyên tắc phối hợp 1 thuốc ức chế bơm proton với ít nhất 2 loại kháng sinh, ví dụ:
Lansoprazole 30 mg x 2 lần/ngày Trong vòng 1 tuần
Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày |
Nếu bệnh nhân dị ứng với amoxicillin hoặc penicillin, có thể thay Metronidazole 400mg x 2 lần/ngày
Bạn nên lưu ý rằng, một số nhóm thuốc đau dạ dày làm thay đổi pH dạ dày, do đó có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong được ruột, dẫn đến một số tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Các thuốc chữa viêm loét dạ dày được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối đa và hạn chế tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân cũng như chẩn đoán xác định bệnh.
Bình Luận Bài Viết