MẠCH NHA
Mạch nha (Fructus Hordei germinates) là hạt hay theo thức vật học là quả chín nảy mầm phơi khô của cây lúa Đại mạch.
Tên khác: Lúa mạch, Đại mạch, Mâu mạch, Nhu mạch, Nếp mạch.
Tên khoa học: Hordeum Vulgare L. hay Hordeum satium Jess.
Thuộc họ Lúa – Poaceae (Gramineae)
Mô tả cây
Mạch nha (Đại mạch) là cây thảo hàng năm, rễ dạng sợi chùm, thân to và mọc đứng cao 50-100cm. Lá phẳng, ráp, có lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa là bông có góc cạnh gồm nhiều bông nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy. Các mày hình dải, thon hẹp thành râu. Các mày nhỏ gần bằng nhau và đều có những râu mọc đứng dài 10-20cm. Quả thon hình trái xoan có rãnh dọc.
Hình 1: Cây đại mạch (mạch nha)
Phân bố
Cây đại mạch là một loại cây ngũ cốc, mọc hàng năm. Mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 100 triệu tấn.
Dược liệu phân bố và được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Liên Xô cũ, Tây Âu và Bắc Mỹ.
Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nảy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Mới đây ta có nhập giống lúa mạch về trồng để chế biến bia nhưng chưa đủ dùng.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận dùng: Hạt lúa mạch mì đã có mầm. Mầm mọc đều, còn đủ mầm, chắc cứng, không nát, không ẩm mốc là tốt.
Hình 2: Mạch nha
Thu hái: Vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm
Chế biến: Muốn có thóc nảy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch, đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sẩy hết trấu mà dùng. Những hạt chưa nảy mầm thì không dùng.
Thành phần hóa học
Cũng như các loại ngũ cốc khác, tinh bột là thành phần chính trong hạt lúa mạch, trong mạch nha hay thóc nảy mầm còn có chất béo, protein, đường mantose, saccarose, các men amylase, maltase, vitamin B, C, lecithin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên tiêu hóa: Mạch nha có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhờ thành phần Amylase và vitamin B. Vì thế dược liệu được dùng trong điều trị ăn uống khó tiêu. Tuy nhiên khi sắc thuốc hoặc cho thuốc vào chảo sao cháy thì Amylase sẽ bị giảm tác dụng do loại enzym này không chịu được nóng.
Tác động và giúp hạ đường huyết
Điều trị viêm ruột, lỵ, đau bụng đi ngoài ở trẻ em
Thuốc lợi sữa.
Tính vị, công dụng
Tính vị, quy kinh: Tính ôn, vị ngọt. Qui vào 3 kinh Tỳ, Can và Vị.
Mạch nha có tác dụng: tiêu thực hòa trung, cắt giảm sữa (hồi nhũ).
Chủ trị: thực tích đình trệ, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ cắt sữa, vú sưng đau.
Liều thường dùng: 10 – 15g, liều cao có thể dùng đến 30 – 120g.
Cách dùng: Sắc lấy nước uống, tán thành bột hoặc kết hợp cùng với những vị thuốc khác để sử dụng.
Các bài thuốc có mạch nha
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Mạch nha được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Điều trị đầy bụng, rối loạn đường tiêu hóa, chán ăn do tỳ vị hư hàn (Bổ tỳ thang): Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật đều 10g, Thảo quả 6g, Cam thảo 3g, Can khương 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống.
Trị khó tiêu biểu hiện như trướng bụng, chán ăn, thượng vị: Mạch nha, kê nội cân, sơn tra và thần khúc với liều dùng bằng nhau. Sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.
Điều trị tắc sữa kèm đau tức vú: Dùng dịch sắc của Mạch nha một nửa thuốc sống và một nửa thuốc rán. Sử dụng 30 – 60 gram/lần x 2 lần/ngày.
Độc tính, thận trọng
Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 – 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý.
Còn một số bị nhiễm độc là do mầm bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lưu ý.
Đối với người có tích, thuốc có tác dụng tiêu hóa, nếu không có tích mà uống lâu ngày sẽ dẫn đến tiêu hao người, hại nguyên khí. Năng tiêu đạo thực tích. Khi cần sử dụng thuốc lâu ngày, người bệnh nên kết hợp dược liệu cùng với vị thuốc Bạch truật sẽ không có hại.
Kết luận
Bài viết là thông tin cơ bản về tính vị, quy kinh, liều dùng, công dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Mạch nha. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên thực hiện các bài thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

Mạch nha (Fructus Hordei germinates) là hạt hay theo thức vật học là quả chín nảy mầm phơi khô của cây lúa Đại mạch.
Tên khác: Lúa mạch, Đại mạch, Mâu mạch, Nhu mạch, Nếp mạch.
Tên khoa học: Hordeum Vulgare L. hay Hordeum satium Jess.
Thuộc họ Lúa – Poaceae (Gramineae)
Mô tả cây
Mạch nha (Đại mạch) là cây thảo hàng năm, rễ dạng sợi chùm, thân to và mọc đứng cao 50-100cm. Lá phẳng, ráp, có lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa là bông có góc cạnh gồm nhiều bông nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy. Các mày hình dải, thon hẹp thành râu. Các mày nhỏ gần bằng nhau và đều có những râu mọc đứng dài 10-20cm. Quả thon hình trái xoan có rãnh dọc.
Hình 1: Cây đại mạch (mạch nha)
Phân bố
Cây đại mạch là một loại cây ngũ cốc, mọc hàng năm. Mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 100 triệu tấn.
Dược liệu phân bố và được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Liên Xô cũ, Tây Âu và Bắc Mỹ.
Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nảy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Mới đây ta có nhập giống lúa mạch về trồng để chế biến bia nhưng chưa đủ dùng.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận dùng: Hạt lúa mạch mì đã có mầm. Mầm mọc đều, còn đủ mầm, chắc cứng, không nát, không ẩm mốc là tốt.
Hình 2: Mạch nha
Thu hái: Vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm
Chế biến: Muốn có thóc nảy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch, đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sẩy hết trấu mà dùng. Những hạt chưa nảy mầm thì không dùng.
Thành phần hóa học
Cũng như các loại ngũ cốc khác, tinh bột là thành phần chính trong hạt lúa mạch, trong mạch nha hay thóc nảy mầm còn có chất béo, protein, đường mantose, saccarose, các men amylase, maltase, vitamin B, C, lecithin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên tiêu hóa: Mạch nha có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhờ thành phần Amylase và vitamin B. Vì thế dược liệu được dùng trong điều trị ăn uống khó tiêu. Tuy nhiên khi sắc thuốc hoặc cho thuốc vào chảo sao cháy thì Amylase sẽ bị giảm tác dụng do loại enzym này không chịu được nóng.
Tác động và giúp hạ đường huyết
Điều trị viêm ruột, lỵ, đau bụng đi ngoài ở trẻ em
Thuốc lợi sữa.
Tính vị, công dụng
Tính vị, quy kinh: Tính ôn, vị ngọt. Qui vào 3 kinh Tỳ, Can và Vị.
Mạch nha có tác dụng: tiêu thực hòa trung, cắt giảm sữa (hồi nhũ).
Chủ trị: thực tích đình trệ, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ cắt sữa, vú sưng đau.
Liều thường dùng: 10 – 15g, liều cao có thể dùng đến 30 – 120g.
Cách dùng: Sắc lấy nước uống, tán thành bột hoặc kết hợp cùng với những vị thuốc khác để sử dụng.
Các bài thuốc có mạch nha
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Mạch nha được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Điều trị đầy bụng, rối loạn đường tiêu hóa, chán ăn do tỳ vị hư hàn (Bổ tỳ thang): Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật đều 10g, Thảo quả 6g, Cam thảo 3g, Can khương 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống.
Trị khó tiêu biểu hiện như trướng bụng, chán ăn, thượng vị: Mạch nha, kê nội cân, sơn tra và thần khúc với liều dùng bằng nhau. Sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.
Điều trị tắc sữa kèm đau tức vú: Dùng dịch sắc của Mạch nha một nửa thuốc sống và một nửa thuốc rán. Sử dụng 30 – 60 gram/lần x 2 lần/ngày.
Độc tính, thận trọng
Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 – 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý.
Còn một số bị nhiễm độc là do mầm bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lưu ý.
Đối với người có tích, thuốc có tác dụng tiêu hóa, nếu không có tích mà uống lâu ngày sẽ dẫn đến tiêu hao người, hại nguyên khí. Năng tiêu đạo thực tích. Khi cần sử dụng thuốc lâu ngày, người bệnh nên kết hợp dược liệu cùng với vị thuốc Bạch truật sẽ không có hại.
Kết luận
Bài viết là thông tin cơ bản về tính vị, quy kinh, liều dùng, công dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Mạch nha. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên thực hiện các bài thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết