HOÀI SƠN
Sơ lược
Hoài sơn còn có tên gọi là sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ, mần chèn (tày), Mán dịn, co mắn kép (Thái)
Tên nước ngoài: Yam (Anh), Igname (Pháp)
Tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. (Dioscorea oppositifolia Lour.)
Thuộc họ Củ nâu – Dioscoreaceae
Hoài sơn hay sơn dược (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài cạo vỏ sơ bộ chế biến sấy khô.
Mô tả cây
Hoài sơn là loại cây dây leo quấn, rễ củ. Rễ của Hoài sơn ăn sâu vào lòng đất đến hàng mét rồi phình to ra, củ có thể dài 1m, đường kính 2-10cm với nhiều rễ con, vỏ màu nâu xám còn ruột mềm có màu trắng.
Thân cây nhẵn, hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”.
Hình 1: Dái cây hoài sơn (thiên hoài)
Lá đơn mọc đối hoặc so le, hình tim, đôi khi là hình mũi tên dài 10cm rộng 8cm, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cuống lá dài 1.5-3.5cm.
Hình 2: cây và lá củ mài (hoài sơn)
Hoa đực, hoa cái khác gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng. Bao hoa có 6 phiến dài, nhị 6. Cụm hoa đực dài 40cm, cụm hoa cái cong, dài 20cm.
Hình 3: Cụm hoa hoài sơn
Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Khi quả khô, cây không còn lá; hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn
Hình 4: Quả, hạt hoài sơn
Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Hoài sơn – Củ mài (sơn dược) mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc.
Cái tên “sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi).
Ở các tỉnh đồng bằng loài cây này cũng được người dân đưa về trồng quanh vườn làm bóng mát và lấy củ chế biến dược liệu.
Bộ phận dùng, chế biến
Củ là bộ phận được dùng làm thuốc, thời gian thu hái củ mài là vào mùa đông, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm củ mài có chất lượng tốt nhất.
Hình 5: Củ hoài sơn (củ mài)
Củ đào về đem rửa sạch. Gọt vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong 2 ngày 2 đêm, lấy ra phơi khô là được. Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ hỏng.
Hình 6: Dược liệu hoài sơn
Ngày nay diêm sinh được khuyến cáo không nên dùng trong chế biến dược liệu vậy nên cách chế biến hoài sơn cũng đơn giản hơn nhiều.
Thành phần hóa học
Có khá nhiều nghiên cứu và thành phần hóa học của hoài sơn, tổng hợp từ các nghiên cứu thì thành phần trong hoài sơn bao gồm: Tinh bột chiếm lượng lớn nhất với 63.25%. 0.45% chất béo, 6.75% chất đạm (có Muxin là một loại đạm nhớt), allantoin, acid amin arginine, cholin, saponin có nhân sterol, men maltase, vitamin C, các nguyên tố vi lượng.
Tác dụng dược lý
Bồi bổ cơ thể: Muxin trong hoài sơn có tính bồi bổ, nâng cao sức khỏe
Thủy phân đường: Men tồn tại trong hoài sơn ở nhiệt độ 45-55°C có khả năng thủy phân đường rất lớn.
Tác dụng trên tiêu hóa: Nước sắc hoài sơn có tác dụng ức chế co thắt ruột do adrenalin gây nên, hồi phục nhu động đều đặn của ruột trên động vật thí nghiệm.
Tác dụng với viêm loét: Nước sắc hoài sơn bằng đường uống có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng ở gia súc.
Điều trị đái tháo đường: Ở Nhật Bản đã có trường hợp dùng hoài sơn chữa khỏi bệnh đái tháo đường đã dùng insulin không khỏi.
Tính vị, công năng
Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khái.
Dùng chữa tiêu chảy lâu ngày, tiêu khát, phế hư ho hen, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, bệnh tiểu đường, viêm ruột kinh niên.
Liều dùng ngày uống 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Bài thuốc có hoài sơn
1.Trị chứng tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư, dùng bài:
Sâm Linh Bạch truật tán: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Sơn dược, Chích Cam thảo, mỗi thứ 80g, sao Biển đậu 60g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Sa nhân mỗi thứ 40g, Trần bì 30g, tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 – 12g (trẻ em bớt lượng), với nước sôi nguội, hoặc làm thuốc thang sắc uống.
2.Trị viêm phế quản mạn tính: do Tỳ phế hư sinh ho đờm nhiều, trong lỏng, người gầy mệt mỏi, ăn kém hoặc lao phổi thể phế âm hư, dùng bài:
Nhất vị thự dự ẩm: Sơn dược sống lượng từ 100 đến 200g tùy lớn bé sắc uống trong ngày như nước uống.
Hòa phế ẩm: Hoài sơn 16g, Đảng sâm 16g, Mạch môn, Phục linh, Bách hợp mỗi thứ 12g, Bắc Hạnh nhân, Chích Cam thảo, Thổ bối mẫu mỗi thưs 10g, sắc uống. Có thể dùng Xuyên Bối mẫu 8g, tán bột hòa nước uống.
3.Thuốc bổ trong những bệnh về dạ dày và ruột
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, phục linh 6g, trần bì 5g, nước 400ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
4.Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em có kèm tiêu chảy
Hoài sơn 100g, phòng đảng sâm 50g, ý dĩ 100g, bạch truật 50g, mạch nha 100g, hạt cau 25g, vỏ quýt 25g. Tất cả sao vàng, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày ăn 16-20g bột.
Thận trọng
Vì vị thuốc quá bổ, người trung niên và người già béo phì không nên dùng
Kết luận
Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn còn là một vị thuốc rất quý, được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ lưu truyền hàng ngàn năm.

Sơ lược
Hoài sơn còn có tên gọi là sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ, mần chèn (tày), Mán dịn, co mắn kép (Thái)
Tên nước ngoài: Yam (Anh), Igname (Pháp)
Tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. (Dioscorea oppositifolia Lour.)
Thuộc họ Củ nâu – Dioscoreaceae
Hoài sơn hay sơn dược (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài cạo vỏ sơ bộ chế biến sấy khô.
Mô tả cây
Hoài sơn là loại cây dây leo quấn, rễ củ. Rễ của Hoài sơn ăn sâu vào lòng đất đến hàng mét rồi phình to ra, củ có thể dài 1m, đường kính 2-10cm với nhiều rễ con, vỏ màu nâu xám còn ruột mềm có màu trắng.
Thân cây nhẵn, hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”.
Hình 1: Dái cây hoài sơn (thiên hoài)
Lá đơn mọc đối hoặc so le, hình tim, đôi khi là hình mũi tên dài 10cm rộng 8cm, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cuống lá dài 1.5-3.5cm.
Hình 2: cây và lá củ mài (hoài sơn)
Hoa đực, hoa cái khác gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng. Bao hoa có 6 phiến dài, nhị 6. Cụm hoa đực dài 40cm, cụm hoa cái cong, dài 20cm.
Hình 3: Cụm hoa hoài sơn
Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Khi quả khô, cây không còn lá; hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn
Hình 4: Quả, hạt hoài sơn
Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Hoài sơn – Củ mài (sơn dược) mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc.
Cái tên “sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi).
Ở các tỉnh đồng bằng loài cây này cũng được người dân đưa về trồng quanh vườn làm bóng mát và lấy củ chế biến dược liệu.
Bộ phận dùng, chế biến
Củ là bộ phận được dùng làm thuốc, thời gian thu hái củ mài là vào mùa đông, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm củ mài có chất lượng tốt nhất.
Hình 5: Củ hoài sơn (củ mài)
Củ đào về đem rửa sạch. Gọt vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong 2 ngày 2 đêm, lấy ra phơi khô là được. Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ hỏng.
Hình 6: Dược liệu hoài sơn
Ngày nay diêm sinh được khuyến cáo không nên dùng trong chế biến dược liệu vậy nên cách chế biến hoài sơn cũng đơn giản hơn nhiều.
Thành phần hóa học
Có khá nhiều nghiên cứu và thành phần hóa học của hoài sơn, tổng hợp từ các nghiên cứu thì thành phần trong hoài sơn bao gồm: Tinh bột chiếm lượng lớn nhất với 63.25%. 0.45% chất béo, 6.75% chất đạm (có Muxin là một loại đạm nhớt), allantoin, acid amin arginine, cholin, saponin có nhân sterol, men maltase, vitamin C, các nguyên tố vi lượng.
Tác dụng dược lý
Bồi bổ cơ thể: Muxin trong hoài sơn có tính bồi bổ, nâng cao sức khỏe
Thủy phân đường: Men tồn tại trong hoài sơn ở nhiệt độ 45-55°C có khả năng thủy phân đường rất lớn.
Tác dụng trên tiêu hóa: Nước sắc hoài sơn có tác dụng ức chế co thắt ruột do adrenalin gây nên, hồi phục nhu động đều đặn của ruột trên động vật thí nghiệm.
Tác dụng với viêm loét: Nước sắc hoài sơn bằng đường uống có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng ở gia súc.
Điều trị đái tháo đường: Ở Nhật Bản đã có trường hợp dùng hoài sơn chữa khỏi bệnh đái tháo đường đã dùng insulin không khỏi.
Tính vị, công năng
Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khái.
Dùng chữa tiêu chảy lâu ngày, tiêu khát, phế hư ho hen, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, bệnh tiểu đường, viêm ruột kinh niên.
Liều dùng ngày uống 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Bài thuốc có hoài sơn
1.Trị chứng tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư, dùng bài:
Sâm Linh Bạch truật tán: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Sơn dược, Chích Cam thảo, mỗi thứ 80g, sao Biển đậu 60g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Sa nhân mỗi thứ 40g, Trần bì 30g, tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 – 12g (trẻ em bớt lượng), với nước sôi nguội, hoặc làm thuốc thang sắc uống.
2.Trị viêm phế quản mạn tính: do Tỳ phế hư sinh ho đờm nhiều, trong lỏng, người gầy mệt mỏi, ăn kém hoặc lao phổi thể phế âm hư, dùng bài:
Nhất vị thự dự ẩm: Sơn dược sống lượng từ 100 đến 200g tùy lớn bé sắc uống trong ngày như nước uống.
Hòa phế ẩm: Hoài sơn 16g, Đảng sâm 16g, Mạch môn, Phục linh, Bách hợp mỗi thứ 12g, Bắc Hạnh nhân, Chích Cam thảo, Thổ bối mẫu mỗi thưs 10g, sắc uống. Có thể dùng Xuyên Bối mẫu 8g, tán bột hòa nước uống.
3.Thuốc bổ trong những bệnh về dạ dày và ruột
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, phục linh 6g, trần bì 5g, nước 400ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
4.Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em có kèm tiêu chảy
Hoài sơn 100g, phòng đảng sâm 50g, ý dĩ 100g, bạch truật 50g, mạch nha 100g, hạt cau 25g, vỏ quýt 25g. Tất cả sao vàng, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày ăn 16-20g bột.
Thận trọng
Vì vị thuốc quá bổ, người trung niên và người già béo phì không nên dùng
Kết luận
Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn còn là một vị thuốc rất quý, được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ lưu truyền hàng ngàn năm.
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết