THẦN KHÚC

Sơ lược

Thần khúc còn gọi là Lục thần khúc, Tiêu thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc.

Tên khoa học: Massa Medicinalis Fermentata.

Thần khúc là một vị thuốc rất phổ biến để chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu.

Thần khúc không phải do 1 cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo cho lên men chế thành.

than-khuc

Dược liệu Thần khúc

Lúc đầu, thần khúc chỉ gồm 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày tháng ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch); những ngày này theo mê tính cũ là những ngày các thần hội hợp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần=ông thần).

Nguồn gốc, chế biến

Qua 400-500 năm lịch sử từ khi thần khúc được ghi trong các sách cổ đến nay công thức và cách chế biến có nhiều thay đổi cho từng trường hợp thích hợp. Do cách chế biến khác nhau, có thể có kết quả điều trị khác nhau.

Lúc đầu chỉ có 4 – 6 vị nhưng đến nay có công thức có đến 30 – 50 vị. Phần nhiều là những vị thuốc có tinh dầu. Các vị thuốc ấy phối hợp với bột mì, hay bột lúa mạch, cám, ủ cho lên mốc, cuối cùng phơi khô.

Có thể biết được các công thức sau:

Công thức đầu tiên (Tế dân yếu thuật): lúa mạch 100 lít (60 lít sao, 30 lít nấu chín, 10 lít để sống). Sau đem tán thành bột. Thuốc có: Lá dâu 5 phần, cây Ké đầu ngựa 1 phần, cây Ngải cứu 1 phần, Ngô thù du hoặc cây Nghể 1 phần. Các vị nấu đặc vắt lấy nước, trộn với bột lúa mạch cho đều nắm thành bánh hoặc ép thành khuôn.

Thần khúc (Bản thảo cương mục): Bột mì 60kg, Thanh cao ép lấy nước 3 lít, bột Xích tiểu đậu, Hạnh nhân giã nát, đều 3 lít, Thương nhĩ tử, cây Nghể đều 3 lít ép lấy nước. Các nước thuốc trộn đều, trộn với bột mì, ủ kín cho lên meo, khi có mốc vàng đem phơi mà dùng.

Thần khúc (Quốc doanh dược liệu Việt nam đang sản xuất và lưu hành): Gồm 22 vị thuốc tán bột, trộn với hồ nếp rồi đóng bánh 40g một, phơi khô ngay không cho lên mốc. Cân lượng các vị thuốc như sau: thanh hao 1.000g, hương nhu 1.000g, hương phụ 1.000g, thương nhĩ thảo 1.000g, sơn tra 1.000g, ô dược 1.000g, thiên niên kiện 800g, quế 800g, hậu phác 800g, trần bì 800g, bán hạ chế 700g, bạc hà, sa nhân, bạch đàn hương, tô diệp, kinh giới, thảo đậu khấu mỗi vị 600g, mạch nha, địa liên mỗi vị 200g.

Thành phần hóa học

Do công thức chế biến không thống nhất cho nên thành phần hóa học rất thay đổi

Một số thành phần có trong thần khúc gồm các tinh dầu, glucosid, chất béo , amylase, protein, Vitamin B và men lipase (men phân giải lipid).

Tính vị, công dụng và liều dùng

Tính vị: Vị ngọt, cay, tính ôn.

Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị.

Thần khúc là một vị thuốc nhân dân. Sách cổ ghi về thần khúc như sau: vị cay, ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, dưỡng vị, dùng chữa các bệnh cảm mạo trong bốn mùa, cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy Thần khúc là thuốc kích thích tiết dịch tiêu hóa, vì thế có tác dụng trợ tiêu hóa.

Ngày dùng 9-18g, có thể tới 40g dưới hình thức thuốc sắc hoặc thuốc bột, có khi sao lên mới dùng. Có khi kê lẫn với các vị thuốc khác coi thần khúc là một vị thuốc.

Thuốc thường hay dùng cùng với Mạch nha, Sơn tra gọi là ” Tiêu tam tiên”.

Đơn thuốc có thần khúc

  1.     Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, đi lỵ

Thần khúc, thương truật, trần bì, hậu phác, mạch nha mỗi vị 14g. Các vị tán nhỏ. Ngày 3-6g chia làm 2 hoặc 3 lần uống.

  1.     Chữa bệnh ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa

Sơn tra, mạch nha, thần khúc, mỗi vị 4g. Sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày, (đơn thuốc kinh nghiệm nhân dân)

  1.     Trị tiêu chảy do tỳ hư ( tiêu chảy kéo dài)

Thần khúc 10g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Mạch nha 12g sắc uống.

Chú ý

Tỳ âm hư vị hỏa thịnh không nên dùng thuốc vì có thể gây sẩy thai, phụ nữ có thai nên ít dùng.

Sơ lược

Thần khúc còn gọi là Lục thần khúc, Tiêu thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc.

Tên khoa học: Massa Medicinalis Fermentata.

Thần khúc là một vị thuốc rất phổ biến để chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu.

Thần khúc không phải do 1 cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo cho lên men chế thành.

than-khuc

Dược liệu Thần khúc

Lúc đầu, thần khúc chỉ gồm 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày tháng ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch); những ngày này theo mê tính cũ là những ngày các thần hội hợp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần=ông thần).

Nguồn gốc, chế biến

Qua 400-500 năm lịch sử từ khi thần khúc được ghi trong các sách cổ đến nay công thức và cách chế biến có nhiều thay đổi cho từng trường hợp thích hợp. Do cách chế biến khác nhau, có thể có kết quả điều trị khác nhau.

Lúc đầu chỉ có 4 – 6 vị nhưng đến nay có công thức có đến 30 – 50 vị. Phần nhiều là những vị thuốc có tinh dầu. Các vị thuốc ấy phối hợp với bột mì, hay bột lúa mạch, cám, ủ cho lên mốc, cuối cùng phơi khô.

Có thể biết được các công thức sau:

Công thức đầu tiên (Tế dân yếu thuật): lúa mạch 100 lít (60 lít sao, 30 lít nấu chín, 10 lít để sống). Sau đem tán thành bột. Thuốc có: Lá dâu 5 phần, cây Ké đầu ngựa 1 phần, cây Ngải cứu 1 phần, Ngô thù du hoặc cây Nghể 1 phần. Các vị nấu đặc vắt lấy nước, trộn với bột lúa mạch cho đều nắm thành bánh hoặc ép thành khuôn.

Thần khúc (Bản thảo cương mục): Bột mì 60kg, Thanh cao ép lấy nước 3 lít, bột Xích tiểu đậu, Hạnh nhân giã nát, đều 3 lít, Thương nhĩ tử, cây Nghể đều 3 lít ép lấy nước. Các nước thuốc trộn đều, trộn với bột mì, ủ kín cho lên meo, khi có mốc vàng đem phơi mà dùng.

Thần khúc (Quốc doanh dược liệu Việt nam đang sản xuất và lưu hành): Gồm 22 vị thuốc tán bột, trộn với hồ nếp rồi đóng bánh 40g một, phơi khô ngay không cho lên mốc. Cân lượng các vị thuốc như sau: thanh hao 1.000g, hương nhu 1.000g, hương phụ 1.000g, thương nhĩ thảo 1.000g, sơn tra 1.000g, ô dược 1.000g, thiên niên kiện 800g, quế 800g, hậu phác 800g, trần bì 800g, bán hạ chế 700g, bạc hà, sa nhân, bạch đàn hương, tô diệp, kinh giới, thảo đậu khấu mỗi vị 600g, mạch nha, địa liên mỗi vị 200g.

Thành phần hóa học

Do công thức chế biến không thống nhất cho nên thành phần hóa học rất thay đổi

Một số thành phần có trong thần khúc gồm các tinh dầu, glucosid, chất béo , amylase, protein, Vitamin B và men lipase (men phân giải lipid).

Tính vị, công dụng và liều dùng

Tính vị: Vị ngọt, cay, tính ôn.

Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị.

Thần khúc là một vị thuốc nhân dân. Sách cổ ghi về thần khúc như sau: vị cay, ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, dưỡng vị, dùng chữa các bệnh cảm mạo trong bốn mùa, cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy Thần khúc là thuốc kích thích tiết dịch tiêu hóa, vì thế có tác dụng trợ tiêu hóa.

Ngày dùng 9-18g, có thể tới 40g dưới hình thức thuốc sắc hoặc thuốc bột, có khi sao lên mới dùng. Có khi kê lẫn với các vị thuốc khác coi thần khúc là một vị thuốc.

Thuốc thường hay dùng cùng với Mạch nha, Sơn tra gọi là ” Tiêu tam tiên”.

Đơn thuốc có thần khúc

  1.     Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, đi lỵ

Thần khúc, thương truật, trần bì, hậu phác, mạch nha mỗi vị 14g. Các vị tán nhỏ. Ngày 3-6g chia làm 2 hoặc 3 lần uống.

  1.     Chữa bệnh ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa

Sơn tra, mạch nha, thần khúc, mỗi vị 4g. Sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày, (đơn thuốc kinh nghiệm nhân dân)

  1.     Trị tiêu chảy do tỳ hư ( tiêu chảy kéo dài)

Thần khúc 10g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Mạch nha 12g sắc uống.

Chú ý

Tỳ âm hư vị hỏa thịnh không nên dùng thuốc vì có thể gây sẩy thai, phụ nữ có thai nên ít dùng.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-28T08:03:27+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button