CAM THẢO

Sơ lược

Cam thảo là rễ và thân phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu Âu, còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, diêm cam thảo, phấn cam thảo, quốc lão.

Gọi là cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ, tức là cỏ có vị ngọt.

Tên nước ngoài: Liquorice, sweet wood (Anh); bói doux, bói sucré, racine douce, réglisse (Pháp).

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. (cam thảo nguồn gốc vùng Uran,); Glycyrrhiza glabla L. (G. glandulifera Waldst et Kit. – cam thảo châu Âu).

Họ Đậu – Fabaceae

Chữ Glycyrrhiza được giải thích là: trong chữ Hy lạp glykos là ngọt và riza là rễ, tức là rễ có vị ngọt. Uralensis là có nguồn gốc ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa châu Á và châu Âu.

Mô tả cây

Cam thảo bắc là cây thảo, sống lâu năm, cao 0.3-1m. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9-17 lá chét hình trứng, mép nguyên.

cam-thao-bac

Hình 1: Tổng quan cây Cam thảo

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, hoa màu tím nhạt hình cánh bướm.

cam-thao-bac

Hình 2: Cành lá và hoa cây cam thảo bắc

Quả như quả đậu, cong hình lưỡi liềm, dài 3-4cm, rộng khoảng 6-8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2-8 hạt nhỏ, dẹt, màu nâu hồng.

Loài cam thảo Âu khác ở chỗ là lá chét thuôn dài, hoa màu lơ nhạt, quả rất dẹt, thẳng hoặc hơi cong, ngắn và nhỏ hơn, nhẵn bóng hoặc có lông ngắn, số hạt cũng ít hơn.

Phân bố, sinh thái

Cây cam thảo bắc trước đây không có ở nước ta, cây mọc hoang nhiều ở Liên xô xũ, Trung Quốc, nhiều nước cây mọc như một loại cỏ hoang khó diệt.

Những nơi cam thảo mọc hoang là nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát. Những nơi có đất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn.

Đến năm 1958, cây được trồng thử ở một số nơi tại Việt Nam (Văn Điển, Tam Đảo, Sa Pa, Hải Dương), cây mọc khỏe vào mùa xuân hạ và thu, đến mùa đông thì lụi đi và kém phát triển, sang năm cây lại mọc tốt trở lại.

Trồng bằng hạt hoặc thân rễ, sau 4-5 năm có thể thu hoạch.

Bộ phận dùng

Rễ cam thảo phơi hay sấy khô. Có 2 dạng dùng:

Cam thảo sống

Cam thảo chích: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, them 200g nước sôi), rồi sao vàng thơm.

cam-thao-bac

Hình 3: Cam thảo thái phiến

Mô tả dược liệu

Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-100cm, đường kính 0.6-3.5cm. Bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc nâu xám có các vết sẹo của rễ con. Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc, có tinh bột. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Bột màu vàng nhạt đến màu vàng nâu.

cam-thao-bac

Hình 4: Thân rễ và bột cam thảo

Thành phần hóa học

Trong cam thảo có đường 4-6% (glucose, sacarose), tinh bột 25-30%, asparagin 2-4%, Vitamin C, chất nhựa 5% và một ít tinh dầu, chất flavonoid 1%.

Nhưng hoạt chất chính trong cam thảo là glyxyridin (glycyrrhizin) với tỉ lệ 6-14%, có khi tới 23%.

Tác dụng dược lý

Trước đây, tây y chỉ xem cam thảo như một vị thuốc phụ, có tác dụng hỗ trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống bởi vị ngọt của nó, trái lại đông y coi cam thảo có khả năng chữa rất nhiều bệnh và dùng trong hầu hết các đơn thuốc.

Ngày nay đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh được tác dụng của cam thảo.

Tác dụng giải độc: Giải độc rất mạnh với độc tố của bạch hầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng, độc tố uốn ván… Tác dụng này được cho là của glycyrrhizin.

Tác dụng trên hô hấp: Giúp giảm ho, long đờm, hay được dùng phối hợp trong các bài thuốc trị ho.

Tác dụng trên đường tiêu hóa: Tác dụng giải co thắt cơ trơn ống tiêu hóa (ứng dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích); chữa loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamine; chữa táo bón; trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa tương tự cortisol.

Tác dụng với gan: Bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính và tăng bài tiết mật. Chống viêm gan và chống dị ứng.

Tác dụng với thận: Giúp lợi tiểu.

Dùng điều trị bệnh Addison (còn được gọi là suy tuyến thượng thận nguyên phát hoặc suy thượng thận, bệnh phát sinh từ các vấn đề với tuyến thượng thận do không đủ hormone steroid cortisol): Cam thảo có tác dụng tương tự cortisol nên có thể dùng để bổ sung thay thế cortisol.

Tác dụng khác: chống oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, kháng khuẩn, và hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tính vị, công năng

Cam thảo có bị ngọt, tính bình, quy vào 12 kinh trong cơ thể. Có tác dụng bổ tỳ, vi, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Công dụng, liều dùng

Cam thảo sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.

Ngày dùng 4-20g, dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc và cao mềm.

Ngày nay, theo các nghiên cứu khoa học, cam thảo còn được dùng để chữa bệnh loét dạ dày và ruột với tác dụng giảm co thắt cơ, giảm tiết acid dạ dày; chữa bệnh Addison.

Các bài thuốc có cam thảo

  1. Chữa ho lâu ngày

Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần

  1. Chữa loét dạ dày

Cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.

  1. Đơn thuốc Kavét chữa đau dạ dày:

 Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.10g, natri bicarbonate 0.15g, magiê carbonat 0.20g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên/lần, ngày uống 2 -3 lần.

  1. Chữa ngộ độc, mụn nhọt

Dùng cao mềm cam thảo. Ngày uống 1-2 thìa cà phê.

Độc tính, thận trọng

Cam thảo có tác dụng gần như cortisol do đó là tăng sự tích nước và muối trong cơ thể, gây phù, lúc đầu phù xuất hiện ở mặt, sau toàn thân, một vài trường hợp thấy đau đầu, lao động chân tay thì thấy thở khó khăn và bị đau ở phía trên bụng. Cần phải thận trọng khi có các biểu hiện này.

Cam thảo gây kích thích tử cung trong thời kì mang thai nên có thể gây sẩy thai. Phụ nữ trong thời kì mang thai không dùng cam thảo.

Kết luận

Cam thảo là vị thuốc mang nhiều tác dụng nhưng đối với việc dùng cam thảo trong các bài thuốc Đông y, nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các thầy thuốc. Lựa chọn cơ sở uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Tránh tin vào những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc xuất xứ của những người tự xưng là “thầy lang” để tránh gặp những hậu quả không mong muốn.

 

 

 

Sơ lược

Cam thảo là rễ và thân phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu Âu, còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, diêm cam thảo, phấn cam thảo, quốc lão.

Gọi là cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ, tức là cỏ có vị ngọt.

Tên nước ngoài: Liquorice, sweet wood (Anh); bói doux, bói sucré, racine douce, réglisse (Pháp).

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. (cam thảo nguồn gốc vùng Uran,); Glycyrrhiza glabla L. (G. glandulifera Waldst et Kit. – cam thảo châu Âu).

Họ Đậu – Fabaceae

Chữ Glycyrrhiza được giải thích là: trong chữ Hy lạp glykos là ngọt và riza là rễ, tức là rễ có vị ngọt. Uralensis là có nguồn gốc ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa châu Á và châu Âu.

Mô tả cây

Cam thảo bắc là cây thảo, sống lâu năm, cao 0.3-1m. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9-17 lá chét hình trứng, mép nguyên.

cam-thao-bac

Hình 1: Tổng quan cây Cam thảo

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, hoa màu tím nhạt hình cánh bướm.

cam-thao-bac

Hình 2: Cành lá và hoa cây cam thảo bắc

Quả như quả đậu, cong hình lưỡi liềm, dài 3-4cm, rộng khoảng 6-8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2-8 hạt nhỏ, dẹt, màu nâu hồng.

Loài cam thảo Âu khác ở chỗ là lá chét thuôn dài, hoa màu lơ nhạt, quả rất dẹt, thẳng hoặc hơi cong, ngắn và nhỏ hơn, nhẵn bóng hoặc có lông ngắn, số hạt cũng ít hơn.

Phân bố, sinh thái

Cây cam thảo bắc trước đây không có ở nước ta, cây mọc hoang nhiều ở Liên xô xũ, Trung Quốc, nhiều nước cây mọc như một loại cỏ hoang khó diệt.

Những nơi cam thảo mọc hoang là nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát. Những nơi có đất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn.

Đến năm 1958, cây được trồng thử ở một số nơi tại Việt Nam (Văn Điển, Tam Đảo, Sa Pa, Hải Dương), cây mọc khỏe vào mùa xuân hạ và thu, đến mùa đông thì lụi đi và kém phát triển, sang năm cây lại mọc tốt trở lại.

Trồng bằng hạt hoặc thân rễ, sau 4-5 năm có thể thu hoạch.

Bộ phận dùng

Rễ cam thảo phơi hay sấy khô. Có 2 dạng dùng:

Cam thảo sống

Cam thảo chích: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, them 200g nước sôi), rồi sao vàng thơm.

cam-thao-bac

Hình 3: Cam thảo thái phiến

Mô tả dược liệu

Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-100cm, đường kính 0.6-3.5cm. Bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc nâu xám có các vết sẹo của rễ con. Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc, có tinh bột. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Bột màu vàng nhạt đến màu vàng nâu.

cam-thao-bac

Hình 4: Thân rễ và bột cam thảo

Thành phần hóa học

Trong cam thảo có đường 4-6% (glucose, sacarose), tinh bột 25-30%, asparagin 2-4%, Vitamin C, chất nhựa 5% và một ít tinh dầu, chất flavonoid 1%.

Nhưng hoạt chất chính trong cam thảo là glyxyridin (glycyrrhizin) với tỉ lệ 6-14%, có khi tới 23%.

Tác dụng dược lý

Trước đây, tây y chỉ xem cam thảo như một vị thuốc phụ, có tác dụng hỗ trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống bởi vị ngọt của nó, trái lại đông y coi cam thảo có khả năng chữa rất nhiều bệnh và dùng trong hầu hết các đơn thuốc.

Ngày nay đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh được tác dụng của cam thảo.

Tác dụng giải độc: Giải độc rất mạnh với độc tố của bạch hầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng, độc tố uốn ván… Tác dụng này được cho là của glycyrrhizin.

Tác dụng trên hô hấp: Giúp giảm ho, long đờm, hay được dùng phối hợp trong các bài thuốc trị ho.

Tác dụng trên đường tiêu hóa: Tác dụng giải co thắt cơ trơn ống tiêu hóa (ứng dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích); chữa loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamine; chữa táo bón; trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa tương tự cortisol.

Tác dụng với gan: Bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính và tăng bài tiết mật. Chống viêm gan và chống dị ứng.

Tác dụng với thận: Giúp lợi tiểu.

Dùng điều trị bệnh Addison (còn được gọi là suy tuyến thượng thận nguyên phát hoặc suy thượng thận, bệnh phát sinh từ các vấn đề với tuyến thượng thận do không đủ hormone steroid cortisol): Cam thảo có tác dụng tương tự cortisol nên có thể dùng để bổ sung thay thế cortisol.

Tác dụng khác: chống oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, kháng khuẩn, và hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tính vị, công năng

Cam thảo có bị ngọt, tính bình, quy vào 12 kinh trong cơ thể. Có tác dụng bổ tỳ, vi, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Công dụng, liều dùng

Cam thảo sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.

Ngày dùng 4-20g, dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc và cao mềm.

Ngày nay, theo các nghiên cứu khoa học, cam thảo còn được dùng để chữa bệnh loét dạ dày và ruột với tác dụng giảm co thắt cơ, giảm tiết acid dạ dày; chữa bệnh Addison.

Các bài thuốc có cam thảo

  1. Chữa ho lâu ngày

Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần

  1. Chữa loét dạ dày

Cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.

  1. Đơn thuốc Kavét chữa đau dạ dày:

 Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.10g, natri bicarbonate 0.15g, magiê carbonat 0.20g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên/lần, ngày uống 2 -3 lần.

  1. Chữa ngộ độc, mụn nhọt

Dùng cao mềm cam thảo. Ngày uống 1-2 thìa cà phê.

Độc tính, thận trọng

Cam thảo có tác dụng gần như cortisol do đó là tăng sự tích nước và muối trong cơ thể, gây phù, lúc đầu phù xuất hiện ở mặt, sau toàn thân, một vài trường hợp thấy đau đầu, lao động chân tay thì thấy thở khó khăn và bị đau ở phía trên bụng. Cần phải thận trọng khi có các biểu hiện này.

Cam thảo gây kích thích tử cung trong thời kì mang thai nên có thể gây sẩy thai. Phụ nữ trong thời kì mang thai không dùng cam thảo.

Kết luận

Cam thảo là vị thuốc mang nhiều tác dụng nhưng đối với việc dùng cam thảo trong các bài thuốc Đông y, nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các thầy thuốc. Lựa chọn cơ sở uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Tránh tin vào những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc xuất xứ của những người tự xưng là “thầy lang” để tránh gặp những hậu quả không mong muốn.

 

 

 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-28T05:33:47+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button