NHỤC ĐẬU KHẤU
Sơ lược
Nhục đậu khấu còn có tên gọi khác là nhục quả, ngọc quả là nhân phơi hay sây khô của cây nhục đậu khấu.
Tên khoa học: Myristica fragran Hout.
Tên nước ngoài: Fragran nut-tree, nutmeg, macc tree (Anh); muscade (Pháp).
Mô tả cây
Nhục đậu khấu là cây nhỡ hoặc cây to, có thể cao 8-10m. Toàn thân nhẵn, cành non hình tròn, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác rộng, dài 5-15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên, cuống lá ngắn khoảng 0,7-1,2cm. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có long tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rõ.
Hình 1: Cây và lá nhục đậu khấu
Hoa khác gốc mọc thành xim ở kẽ lá, có dáng tán, màu hoa vàng trắng. Cụm hoa đực dài 1-3cm, mọc ở kẽ lá gồm 3-20 hoa; lá bắc rất nhỏ, bao hoa hình trứng, có long, chia 3 thùy (đôi khi 4); nhị xếp thành cột có đế dày; bao phấn thuôn. Cụm hoa cái mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa, lá bắc rõ, bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùy ở đầu, bầu có lông mịn, 1 ô.
Hình 2: Cành mang hoa nhục đậu khấu
Quả thường đơn độc, có cuống ngắn, quả hạch, hình cầu, màu vàng, đường kính khoảng 5-8cm, khi chín nở theo chiều cọ thành 2 mảnh, trong có một hạt có vỏ dày cứng.
Hình 3: Quả nhục đậu khấu khi chín nứt đôi
Hạt hình trứng có áo hạt có vỏ màu hồng bị rách, sau khi bóc vỏ còn lại phần nhân hạt có rãnh dọc, mờ nhạt và nếp nhăn hình mạng lưới. Nhân hạt màu trắng.
Hình 4: Quả, hạt tươi còn lớp áo hạt và hạt đã bóc vỏ của nhục đậu khấu
Hình 5: Hạt và lớp áo hạt khi khô
Bột hạt màu nâu đỏ đến nâu xám, mùi thơm hắc, vị cay đắng.
Mùa hoa quả: tháng 4-8
Hình 6: Hạt và bột hạt nhục đậu khấu
Phân bố, sinh thái
Nhục đậu khấu có nguồn gốc ở vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương. Cây được trồng ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Còn mọc ở Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc.
Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm từ 1500-3000mm. Cây sinh trưởng tốt ở vùng thấp, không thích hợp với vùng núi trên 750m, rụng lá vào mùa khô. Khi quả chín lấy hạt tươi gieo ngay.
Trồng cây sau 6-7 năm có quả. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần. Nhục đậu khấu có thể cho thu hoạch kéo dài lên đến 70-80 năm.
Bộ phận dùng, chế biến
Bộ phận dùng là nhân hạt và áo hạt phơi khô.
Sau khi thu hái quả, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô. Hạt đem sấy ở 80ᵒC đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân.
Thành phần hóa học
Nhục đậu khấu có chứa 14,6 -24,2 % tinh bột, 7,5% protein, khoảng 40% chất béo đặc gọi là bơ nhục đậu khấu, 8-25% tinh dầu, 3-4% chất nhựa, 1,7% chất vô cơ, calci, phosphor, sắt và 14,3% nước.
Bơ nhục đậu khấu có chứa 70-75% Myristin, 2-3% tinh dầu.
Tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kích thích rồi ức chế
Dùng liều thấp nhục đậu khấu có tác dụng tăng bài tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt, kích thích nhu động ruột, gây ăn ngon. Liều cai, sau một thời gian kích thích ngắn sẽ có hiện tượng mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ.
- Chữa tiêu chảy
Thử trên 25 trẻ em bị tiêu chảy, cho dùng bài thuốc gồm: nhục đậu khấu, quả của cây cuminum cyminum l., nụ đinh hương, và borax lượng bằng nhau. Dùng 100mg/kg/ngày. Sau 7 ngày 80% khỏi, còn lại khỏi vào tuần thứ 2 (Ấn Độ).
- Chữa sỏi thận
Thử nghiệm lâm sàng tại Ấn Độ, bài thuốc làm thành viên nang 500mg với hàm lượng 100mg nhục đậu khấu để chữa sỏi thận. Mỗi ngày uống 1 viên nang. Kết quả là sỏi tam trong 15 ngày, không thấy có tác dụng phụ.
- Tác dụng kháng khuẩn
Khoa Khoa học Dược phẩm, Đại học Guru Jambheshwar, Hisar, Haryana, Ấn Độ cho kết quả: Tất cả các thành phần phân lập từ hạt nhục đậu khấu thể hiện hoạt động kháng khuẩn tốt.
- Ức chế sự phát triển, chuyển hóa của khối u
Nhục đậu khấu ức chế hiệu quả sự phát triển và chuyển hóa ung thư bằng cách ức chế hoạt động của LDH, một loại enzyme chính chịu trách nhiệm điều chỉnh quá trình chuyển hóa ung thư (kết quả nghiên cứu của: Khoa Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Keimyung, Daegu, Hàn Quốc).
Tính vị, công năng
Nhục đậu khấu có vị cay, đắng, hơi chát, mùi thơm, tính ấm, có độc, vào 3 kinh tì, vị, đại tràng, có tác dụng ôn tì, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực.
Công dụng
Nhục đậu khấu được dùng để chữa các bệnh đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy mất trương lực, đau bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém, buồn nôn, nôn.
Dạng dùng thông thường là thuốc bột hoặc thuốc viên, ngày uống 0,25-0,50g, có thể đến 2g nếu bị tiêu chảy nặng.
Các bài thuốc có nhục đậu khấu
- Chữa kém ăn, ăn uống không tiêu
Nhục đậu khấu 0,50g, nhục quế 0,50g, đinh hương 0,20g tất cả tán thành bột, trộn với đường sữa 1g. Chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.
- Thuốc giúp sự tiêu hóa, kém ăn, nôn mửa, đau bụng
Quế tán thành bột 100g, nhục đậu khấu tán thành bột 80g, đinh hương tán thành bột 40g, sa nhân 30g tán bột, canxi cacbonat bột 250g, đường 500g tán nhỏ. Tất cả trộn đều. Ngày dùng 0,50 đến 4g bột này.
Thận trọng, độc tính
Nhục đậu khấu nếu dùng ở liều cao có thể gây độc: Dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn có hiện tượng mệt mỏi, ngủ gà. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra ở Anh và Mỹ, trường hợp nặng nhất có thể gây tử vong.
Những người nhiệt tả, nhiệt lỵ và bệnh mới phát không dùng nhục đậu khấu.
Kết luận
Nhục đậu khấu là vị thuốc có nhiều tác dụng với hệ tiêu hóa, tác dụng của nhục đậu khấu hiện vẫn đang là để tài nghiên cứu của y học hiện đại. Nhục đậu khấu cũng là cái tên khá lạ lẫm với nhiều người. Qua bài viết lần này, hy vọng các bạn đã hiểu được nhục đậu khấu là gì, cũng như công dụng của nó đối với sức khỏe con người. Việc sử dụng nhục đậu khấu cần được sự hướng dẫn từ các bác sỹ, dược sỹ, người bệnh không nên tự ý mua vị thuốc này về chế biến bởi dễ gây quá liều, ngộ độc.

Sơ lược
Nhục đậu khấu còn có tên gọi khác là nhục quả, ngọc quả là nhân phơi hay sây khô của cây nhục đậu khấu.
Tên khoa học: Myristica fragran Hout.
Tên nước ngoài: Fragran nut-tree, nutmeg, macc tree (Anh); muscade (Pháp).
Mô tả cây
Nhục đậu khấu là cây nhỡ hoặc cây to, có thể cao 8-10m. Toàn thân nhẵn, cành non hình tròn, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiến lá hình mác rộng, dài 5-15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên, cuống lá ngắn khoảng 0,7-1,2cm. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có long tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rõ.
Hình 1: Cây và lá nhục đậu khấu
Hoa khác gốc mọc thành xim ở kẽ lá, có dáng tán, màu hoa vàng trắng. Cụm hoa đực dài 1-3cm, mọc ở kẽ lá gồm 3-20 hoa; lá bắc rất nhỏ, bao hoa hình trứng, có long, chia 3 thùy (đôi khi 4); nhị xếp thành cột có đế dày; bao phấn thuôn. Cụm hoa cái mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa, lá bắc rõ, bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùy ở đầu, bầu có lông mịn, 1 ô.
Hình 2: Cành mang hoa nhục đậu khấu
Quả thường đơn độc, có cuống ngắn, quả hạch, hình cầu, màu vàng, đường kính khoảng 5-8cm, khi chín nở theo chiều cọ thành 2 mảnh, trong có một hạt có vỏ dày cứng.
Hình 3: Quả nhục đậu khấu khi chín nứt đôi
Hạt hình trứng có áo hạt có vỏ màu hồng bị rách, sau khi bóc vỏ còn lại phần nhân hạt có rãnh dọc, mờ nhạt và nếp nhăn hình mạng lưới. Nhân hạt màu trắng.
Hình 4: Quả, hạt tươi còn lớp áo hạt và hạt đã bóc vỏ của nhục đậu khấu
Hình 5: Hạt và lớp áo hạt khi khô
Bột hạt màu nâu đỏ đến nâu xám, mùi thơm hắc, vị cay đắng.
Mùa hoa quả: tháng 4-8
Hình 6: Hạt và bột hạt nhục đậu khấu
Phân bố, sinh thái
Nhục đậu khấu có nguồn gốc ở vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương. Cây được trồng ở miền Nam Việt Nam và Campuchia. Còn mọc ở Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc.
Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm từ 1500-3000mm. Cây sinh trưởng tốt ở vùng thấp, không thích hợp với vùng núi trên 750m, rụng lá vào mùa khô. Khi quả chín lấy hạt tươi gieo ngay.
Trồng cây sau 6-7 năm có quả. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần. Nhục đậu khấu có thể cho thu hoạch kéo dài lên đến 70-80 năm.
Bộ phận dùng, chế biến
Bộ phận dùng là nhân hạt và áo hạt phơi khô.
Sau khi thu hái quả, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô. Hạt đem sấy ở 80ᵒC đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân.
Thành phần hóa học
Nhục đậu khấu có chứa 14,6 -24,2 % tinh bột, 7,5% protein, khoảng 40% chất béo đặc gọi là bơ nhục đậu khấu, 8-25% tinh dầu, 3-4% chất nhựa, 1,7% chất vô cơ, calci, phosphor, sắt và 14,3% nước.
Bơ nhục đậu khấu có chứa 70-75% Myristin, 2-3% tinh dầu.
Tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kích thích rồi ức chế
Dùng liều thấp nhục đậu khấu có tác dụng tăng bài tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt, kích thích nhu động ruột, gây ăn ngon. Liều cai, sau một thời gian kích thích ngắn sẽ có hiện tượng mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ.
- Chữa tiêu chảy
Thử trên 25 trẻ em bị tiêu chảy, cho dùng bài thuốc gồm: nhục đậu khấu, quả của cây cuminum cyminum l., nụ đinh hương, và borax lượng bằng nhau. Dùng 100mg/kg/ngày. Sau 7 ngày 80% khỏi, còn lại khỏi vào tuần thứ 2 (Ấn Độ).
- Chữa sỏi thận
Thử nghiệm lâm sàng tại Ấn Độ, bài thuốc làm thành viên nang 500mg với hàm lượng 100mg nhục đậu khấu để chữa sỏi thận. Mỗi ngày uống 1 viên nang. Kết quả là sỏi tam trong 15 ngày, không thấy có tác dụng phụ.
- Tác dụng kháng khuẩn
Khoa Khoa học Dược phẩm, Đại học Guru Jambheshwar, Hisar, Haryana, Ấn Độ cho kết quả: Tất cả các thành phần phân lập từ hạt nhục đậu khấu thể hiện hoạt động kháng khuẩn tốt.
- Ức chế sự phát triển, chuyển hóa của khối u
Nhục đậu khấu ức chế hiệu quả sự phát triển và chuyển hóa ung thư bằng cách ức chế hoạt động của LDH, một loại enzyme chính chịu trách nhiệm điều chỉnh quá trình chuyển hóa ung thư (kết quả nghiên cứu của: Khoa Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Keimyung, Daegu, Hàn Quốc).
Tính vị, công năng
Nhục đậu khấu có vị cay, đắng, hơi chát, mùi thơm, tính ấm, có độc, vào 3 kinh tì, vị, đại tràng, có tác dụng ôn tì, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực.
Công dụng
Nhục đậu khấu được dùng để chữa các bệnh đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy mất trương lực, đau bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém, buồn nôn, nôn.
Dạng dùng thông thường là thuốc bột hoặc thuốc viên, ngày uống 0,25-0,50g, có thể đến 2g nếu bị tiêu chảy nặng.
Các bài thuốc có nhục đậu khấu
- Chữa kém ăn, ăn uống không tiêu
Nhục đậu khấu 0,50g, nhục quế 0,50g, đinh hương 0,20g tất cả tán thành bột, trộn với đường sữa 1g. Chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.
- Thuốc giúp sự tiêu hóa, kém ăn, nôn mửa, đau bụng
Quế tán thành bột 100g, nhục đậu khấu tán thành bột 80g, đinh hương tán thành bột 40g, sa nhân 30g tán bột, canxi cacbonat bột 250g, đường 500g tán nhỏ. Tất cả trộn đều. Ngày dùng 0,50 đến 4g bột này.
Thận trọng, độc tính
Nhục đậu khấu nếu dùng ở liều cao có thể gây độc: Dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn có hiện tượng mệt mỏi, ngủ gà. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra ở Anh và Mỹ, trường hợp nặng nhất có thể gây tử vong.
Những người nhiệt tả, nhiệt lỵ và bệnh mới phát không dùng nhục đậu khấu.
Kết luận
Nhục đậu khấu là vị thuốc có nhiều tác dụng với hệ tiêu hóa, tác dụng của nhục đậu khấu hiện vẫn đang là để tài nghiên cứu của y học hiện đại. Nhục đậu khấu cũng là cái tên khá lạ lẫm với nhiều người. Qua bài viết lần này, hy vọng các bạn đã hiểu được nhục đậu khấu là gì, cũng như công dụng của nó đối với sức khỏe con người. Việc sử dụng nhục đậu khấu cần được sự hướng dẫn từ các bác sỹ, dược sỹ, người bệnh không nên tự ý mua vị thuốc này về chế biến bởi dễ gây quá liều, ngộ độc.
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết