BẠCH LINH

Sơ lược

Bạch linh còn có tên là bạch phục linh, phục linh

Tên khoa học: Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.)

Thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae

Mô tả

Là loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông (thường gặp ở một số loài thông như Pinus massoniana Lamb., P. densiflora Steb.et Xucc., P.yunnanensis Franch.). Đặt tên là phục linh (bạch phục linh) do người xưa quan niệm rằng đó là linh khí của cây thông nấp ở dưới mặt đất. Trường hợp nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần bởi người xưa cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.

Nấm có hình khối to nhỏ không đều, to có thể nặng đến 5kg, nhỏ cũng bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu, mặt cắt lổn nhổn chứa chất bột gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử.

bach-linh-phuc-linh

Hình 1: Củ nấm phục linh – bạch linh

Phân bố, sinh thái

Vùng phân bố tự nhiên của phục Linh bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và vùng Viễn Đông Liên bang Nga.

Ở Việt Nam, năm 1997, phục linh đã được tìm thấy ở các rừng thông thuộc Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai.

Ở những vùng có bạch phục linh mọc tự nhiên thường có khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới. Đất khu rừng thông thường tơi xốp, pha cát và dễ thấm nước.

Phục linh trồng cho thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3-4 năm.

Bộ phận dùng

Thể quả của nấm có hình dạng không đều, đường kính 10-30cm hoặc hơn, nằm sâu dưới đất 20-30cm.

Bạch linh hay bạch phục linh là phần bên trong màu trắng của thể quả nấm phục linh. Ngoài ra, các phần của thể quả nấm bao gồm phục linh bì (vỏ ngoài của “củ” phục linh), Xích phục linh (lớp thứ 2 sau phần vỏ, hơi hồng hay nâu nhạt). Bột bạch linh màu trắng tro.

bach-linh-bach-phuc-linhHình 2: Dược liệu bạch linh

Thành phần hóa học

Bạch phục linh có chứa 2 nhóm hoạt chất có tác dụng dược lý đó là: Polysaccharides (đường đa) và Triterpenes

Thành phần chủ yếu là một loại đường đặc biệt của phục linh: Pachyman chiếm khoảng 75%.

Thành phần khác: Các acid hữu cơ (acid pachimic, acid eburioic, acid pinicolic), ergosterol, cholin, histidine, lecithin, histamin, cephalin và rất ít men protease.

Tác dụng dược lý

Tác dụng lợi tiểu: Nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết bạch linh có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, tương đương với Theophylin (một loại thuốc lợi tiểu) trên thỏ.

Tác dụng chống nôn: Các hợp chất triterpen phân lập từ bạch linh có tác dụng chống nôn ở ếch.

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc bạch linh có tác dụng ức chế với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng, xoắn khuẩn.

Tác dụng giảm phù: Tác dụng này đã được thử nghiệm trên người, các trường hợp phù không dùng bất kì thuốc lợi tiểu nào. Kết quả là các trường hợp được thử nghiệm đều giảm phù.

Tác dụng điều trị tiêu chảy kéo dài: Đã được thử nghiệm lâm sàng trên người với 93 ca mắc bệnh. Kết quả thu được là 79 ca khỏi, 8 ca cải thiện tốt và 6 ca không có kết quả rõ rệt. So với các thuốc tây y (pepsin và vitamin B1) thì thời gian khỏi bệnh do dùng bạch linh ngắn hơn.

Thử nghiệm lâm sàng chữa ung thư: Chiết loại đường đặc biệt của bạch linh để điều trị trên những bệnh nhân ung thư, có kèm hóa trị, xạ trị. Kết quả cho thấy đường bạch linh giúp tăng sức, tăng trọng lượng, ăn uống ngon hơn, nâng cao chức năng miễn dịch, bảo vệ tủy xương, làm giảm phản ứng phụ, cải thiện chức năng gan thận.

Tính vị, công năng

Bạch linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Trong dân gian, bạch linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng. Ngoài  ra còn làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi.

Bạch linh còn có tác dụng bổ tì vị, chữa bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn và thuốc bổ toàn thân.

Bài thuốc có bạch linh

  1. Chữa suy nhược cơ thể, kèm tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:

Bài Hương sa lục quân tử: Bạch linh, bạch truật, đảng sâm, mỗi vị 10g, chích cam thảo 3g, trần bì 5g, bán hạ (chế với gừng) 5g, mộc hương, sa nhân đều 4g. Tất cả tán thành bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 4-8g tùy tuổi.

Bài Sâm linh bạch truật tán: Bạch linh, bạch truật, đảng saam, hoài sơn, đậu ván trắng sao, hạt sen, ý dĩ mỗi vị 80g, cát cánh, sa nhân, trần bì, chích cam thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng và táo vừa đủ làm thành viên với hồ bột gạo tẻ. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 3 lần.

  1. Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu, mệt mỏi

Bài Tứ quân tử thang: Bạch linh, nhân sâm, bạch truật lượng bằng nhau 16g, cam thảo 8g. Nếu thay nhân sâm bằng đảng sâm thì lượng phải gấp đôi (32g). Sắc kỹ chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Lục quân tử thang: Như bài trên gia them trần bì và bán hạ chế, đều 10g.

Thập toàn đại bổ thang: Bạch linh, bạch truật đều 12g, đảng sâm 16g, cam thảo 8g, thục địa 20g, đương quy, bạch thược đều 12gm xuyên khung 8g, hoàng kì sao 12g, nhục quế 4-8g. Làm viên với mật ong, mỗi lần 20g, ngày 2 lần.

Kết luận

Tác dụng của Bạch phục linh khá đa dạng đối với các bệnh về tiêu hóa, đại tràng: Trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay xuất huyết đại trực tràng. Để tăng tác dụng điều trị, nhiều bài thuốc đã kết hợp Bạch linh và Bạch truật để được một bộ “đủ cả gốc lẫn ngọn”, do Bạch truật vừa giúp cầm tiêu chảy, lại ngăn được táo bón một cách hiệu quả. Người bệnh có thể tìm kiếm các bài thuốc cổ truyền có bạch linh để điều trị bệnh đại tràng, tiêu hóa, nhưng cần chú ý dùng đúng loại thuốc và những loại đã được kiểm tra chất lượng, được bộ y tế cấp phép lưu hành.

Sơ lược

Bạch linh còn có tên là bạch phục linh, phục linh

Tên khoa học: Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.)

Thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae

Mô tả

Là loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông (thường gặp ở một số loài thông như Pinus massoniana Lamb., P. densiflora Steb.et Xucc., P.yunnanensis Franch.). Đặt tên là phục linh (bạch phục linh) do người xưa quan niệm rằng đó là linh khí của cây thông nấp ở dưới mặt đất. Trường hợp nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần bởi người xưa cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.

Nấm có hình khối to nhỏ không đều, to có thể nặng đến 5kg, nhỏ cũng bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu, mặt cắt lổn nhổn chứa chất bột gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử.

bach-linh-phuc-linh

Hình 1: Củ nấm phục linh – bạch linh

Phân bố, sinh thái

Vùng phân bố tự nhiên của phục Linh bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và vùng Viễn Đông Liên bang Nga.

Ở Việt Nam, năm 1997, phục linh đã được tìm thấy ở các rừng thông thuộc Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai.

Ở những vùng có bạch phục linh mọc tự nhiên thường có khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới. Đất khu rừng thông thường tơi xốp, pha cát và dễ thấm nước.

Phục linh trồng cho thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3-4 năm.

Bộ phận dùng

Thể quả của nấm có hình dạng không đều, đường kính 10-30cm hoặc hơn, nằm sâu dưới đất 20-30cm.

Bạch linh hay bạch phục linh là phần bên trong màu trắng của thể quả nấm phục linh. Ngoài ra, các phần của thể quả nấm bao gồm phục linh bì (vỏ ngoài của “củ” phục linh), Xích phục linh (lớp thứ 2 sau phần vỏ, hơi hồng hay nâu nhạt). Bột bạch linh màu trắng tro.

bach-linh-bach-phuc-linhHình 2: Dược liệu bạch linh

Thành phần hóa học

Bạch phục linh có chứa 2 nhóm hoạt chất có tác dụng dược lý đó là: Polysaccharides (đường đa) và Triterpenes

Thành phần chủ yếu là một loại đường đặc biệt của phục linh: Pachyman chiếm khoảng 75%.

Thành phần khác: Các acid hữu cơ (acid pachimic, acid eburioic, acid pinicolic), ergosterol, cholin, histidine, lecithin, histamin, cephalin và rất ít men protease.

Tác dụng dược lý

Tác dụng lợi tiểu: Nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết bạch linh có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, tương đương với Theophylin (một loại thuốc lợi tiểu) trên thỏ.

Tác dụng chống nôn: Các hợp chất triterpen phân lập từ bạch linh có tác dụng chống nôn ở ếch.

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc bạch linh có tác dụng ức chế với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng, xoắn khuẩn.

Tác dụng giảm phù: Tác dụng này đã được thử nghiệm trên người, các trường hợp phù không dùng bất kì thuốc lợi tiểu nào. Kết quả là các trường hợp được thử nghiệm đều giảm phù.

Tác dụng điều trị tiêu chảy kéo dài: Đã được thử nghiệm lâm sàng trên người với 93 ca mắc bệnh. Kết quả thu được là 79 ca khỏi, 8 ca cải thiện tốt và 6 ca không có kết quả rõ rệt. So với các thuốc tây y (pepsin và vitamin B1) thì thời gian khỏi bệnh do dùng bạch linh ngắn hơn.

Thử nghiệm lâm sàng chữa ung thư: Chiết loại đường đặc biệt của bạch linh để điều trị trên những bệnh nhân ung thư, có kèm hóa trị, xạ trị. Kết quả cho thấy đường bạch linh giúp tăng sức, tăng trọng lượng, ăn uống ngon hơn, nâng cao chức năng miễn dịch, bảo vệ tủy xương, làm giảm phản ứng phụ, cải thiện chức năng gan thận.

Tính vị, công năng

Bạch linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Trong dân gian, bạch linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng. Ngoài  ra còn làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi.

Bạch linh còn có tác dụng bổ tì vị, chữa bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn và thuốc bổ toàn thân.

Bài thuốc có bạch linh

  1. Chữa suy nhược cơ thể, kèm tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:

Bài Hương sa lục quân tử: Bạch linh, bạch truật, đảng sâm, mỗi vị 10g, chích cam thảo 3g, trần bì 5g, bán hạ (chế với gừng) 5g, mộc hương, sa nhân đều 4g. Tất cả tán thành bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 4-8g tùy tuổi.

Bài Sâm linh bạch truật tán: Bạch linh, bạch truật, đảng saam, hoài sơn, đậu ván trắng sao, hạt sen, ý dĩ mỗi vị 80g, cát cánh, sa nhân, trần bì, chích cam thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng và táo vừa đủ làm thành viên với hồ bột gạo tẻ. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 3 lần.

  1. Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu, mệt mỏi

Bài Tứ quân tử thang: Bạch linh, nhân sâm, bạch truật lượng bằng nhau 16g, cam thảo 8g. Nếu thay nhân sâm bằng đảng sâm thì lượng phải gấp đôi (32g). Sắc kỹ chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Lục quân tử thang: Như bài trên gia them trần bì và bán hạ chế, đều 10g.

Thập toàn đại bổ thang: Bạch linh, bạch truật đều 12g, đảng sâm 16g, cam thảo 8g, thục địa 20g, đương quy, bạch thược đều 12gm xuyên khung 8g, hoàng kì sao 12g, nhục quế 4-8g. Làm viên với mật ong, mỗi lần 20g, ngày 2 lần.

Kết luận

Tác dụng của Bạch phục linh khá đa dạng đối với các bệnh về tiêu hóa, đại tràng: Trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay xuất huyết đại trực tràng. Để tăng tác dụng điều trị, nhiều bài thuốc đã kết hợp Bạch linh và Bạch truật để được một bộ “đủ cả gốc lẫn ngọn”, do Bạch truật vừa giúp cầm tiêu chảy, lại ngăn được táo bón một cách hiệu quả. Người bệnh có thể tìm kiếm các bài thuốc cổ truyền có bạch linh để điều trị bệnh đại tràng, tiêu hóa, nhưng cần chú ý dùng đúng loại thuốc và những loại đã được kiểm tra chất lượng, được bộ y tế cấp phép lưu hành.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2020-08-31T12:12:19+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button