SA NHÂN

Sơ lược về vị thuốc sa nhân

Sa nhân là quả gần chín phơi hay sấy khô của một số loài cây sa nhân. Người ta còn phân biệt xác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bỏ lớp vỏ ngoài. Vì hạt trông giống như hạt sỏi, do đó cò tên sa nhân, sa nghĩa là cát, sỏi.

Sa nhân được chia thành 2 loại là Sa nhân trắng và sa nhân tím.

Sa nhân trắng: Amomum Villosum Lour

Tên khác: súc sa mật, Dương xuân sa, xuân sa, sa nhân, mé tré bà.

Sa nhân tím: Amomum Longiligulare T.L. Wu

Tên khác: Mé tré bà, co nènh (Thái), mác nẻng (tày) , sa ngần (Dao)

Tên nước ngoài: Malabar cardamom, tavoy cardamom (Anh); amome à ligule (Pháp)

Sa nhân thuộc họ Gừng – Zingiberaceae

Mô tả cây

Sa nhân là một loại cỏ có thể cao 1-3m. Thân rễ mọc bò, chằng chịt trên mặt đất. Lá không cuống mọc so le, dài 30-40cm, rộng 5-9cm, gốc tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, lá màu xanh thẫm, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt.

than-la-sa-nhan

Hình 1: Cây sa nhân

Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm ở gốc, từ rễ nảy ra một mầm, ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc 3-6 chùm hoa, mỗi chùm 4-6 hoa. Lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong có hai răng nhỏ, đài dài 1,5-2cm, có 3 răng, tràng dài 2-2,5cm, chia 3 thùy, thùy giữa hình khum, hai thùy bên nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, đường kình 1,6-2cm, có sọc đỏ tía ở giữa phiến, mép nguyên, đầu cánh môi chia hai thùy nhỏ gập ra phía sau, chỉ nhị dài bằng bao phấn, bầu gần hình cầu, có lông mịn.

hoa-qua-sa-nhan

Hình 2: Hoa và quả sa nhân

Quả là một nang 3 ngăn, đậu vào tháng 5, chin vào tháng 7-8 dương lịch, hình trứng, to nhất bằng đầu ngón tay giữa, dài 1,5-2cm, đường kính 1-1,5cm. mặt ngoài có vỏ gai rất đều, không có cái cao cái thấp, kẽ cao cũng đều nhau, chia 3 ô. Hạt dính theo lối đính, phôi trung trụ. Mùa hoa tháng 4-5.

qua-sa-nhan

Hình 3: Quả sa nhân

Loài Amomum Villosum Lour. Còn chia làm 2 thứ:

A Villosum Lour. var. villosum T.L. Wu ex Senjen Chen là loại sa nhân vỏ đỏ. Vỏ có màu đỏ nâu từ non đến già, khi chín khó tách vỏ thành 3 mảnh.

A Villosum Lour. var. xanthioides (Wall.) T.L. Wu ex Senjen Chen là loài sa nhân vỏ xanh. Quả non màu xanh lục, khi chín màu vàng lục. Vỏ quả dễ tách thành 3 mảnh.

Phân bố, sinh thái

Sa nhân mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta, miền Bắc cũng như miền trung. Còn mọc ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ. Hàng năm trước đây, toàn Việt Nam xuất khoảng 250-400 tấn.

Sa nhân ưa đất tốt, ẩm, mát, không bị ngập úng, có bóng cây.

Cây được nhân giống bằng mầm rễ vào mùa xuân. Cây không cần chăm bón nhiều, ít sâu bệnh. Khi cây mọc, thỉnh thoảng làm cỏ và đảm bảo đủ ẩm thường xuyên nhưng không để úng. Cây trồng đến năm thứ 2 mới ra hoa.

Bộ phận dùng,

Quả sa nhân thu hái lúc gần chín, bóc vỏ lấy hạt, phơi khô.

qua-kho-sa-nhan

Hình 4: Quả khô, hạt sa nhân

Mô tả dược liệu

Quả sa nhân đã bóc vỏ, hình bầu dục hay hình trứng, dài 1,5-2cm; đường kính 0,8-1.5mm. Màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có 3 gờ (vách ngăn). Mỗi ngăn chứa nhiều hạt. Bên ngoài mỗi hạt có 1 màng mỏng.

vi-thuoc-sa-nhan

Hình 5: Dược liệu sa nhân (quả khô đã bóc vỏ)

Hạt màu nâu sẫm, cứng nhăn nheo, đường kính 2-3cm. Cắt ngang thấy vỏ hạt có màu nâu sẫm, hình khối nhiều mặt, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ trắng ngà. Mùi thơm, vị hơi cay.

Một số cách chế biến sa nhân

  Sa nhân sao: Để cả quả, hay bóc vỏ lấy hạt, sao vàng đến khi có mùi thơm

  Sa nhân chích muối: Sa nhân trắng 10kg, muối 1,5kg, nước vừa đủ. Hòa muối vào nước, khuấy cho tan, đổ sa nhân vào ngâm 30 phút cho ngấm hết muối, rồi sao cho khô vàng.

  Sa nhân chích gừng: Sa nhân 10kg, gừng tươi 1kg. Rửa sạch gừng, cắt lát, giã nát vắt lấy nước cốt. Thêm nước giã tiếp làm nhiều lần để vắt kiệt dịch gừng rồi tẩm đều vào sa nhân. Khi dược liệu hút hết dịch gừng, sao cho khô.

Thành phần hóa học

Sa nhân có khoảng 2-3% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là D. Camphor, D. bornyl acetat, Borneol, D. limonene, camphen. Và một lượng nhỏ pinen và myrcen.

Một số nguyên tố vi lượng là Zn, Cu, Co.

Ngoài ra, năm 1958, hệ dược Viện y học Bắc Kinh có nghiên cứu thấy trong loài sa nhân Amomum villosum Lour. có saponin với tỉ lệ 0,69%.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu sa nhân có tác dụng ức chế các vi khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm. Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Diplococcus pneumonia, Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi.

Tác dụng trị viêm loét dạ dày: Trong một thử nghiệm lâm sàng, sa nhân có hiệu quả điều trị rõ rệt trên viêm loét dạ dày – tá tràng (Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam – Tập II).

Các nghiên cứu khoa học

Sa nhân điều trị viêm ruột

  Nghiên cứu của Đại học Khoa học Dược phẩm, Đại học Y học cổ truyền Vân Nam, Côn Minh, Trung Quốc kết luận: Tinh dầu sa nhân là giảm đáng kể tình trạng viêm ruột ở chuột, cơ chế có thể liên quan đến sự ức chế các tế bào gây viêm cytokine, ngăn chặn sự phát triển và tiến triển của viêm niêm mạc ruột.

  Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, tinh dầu sa nhân còn giúp duy trì sự cân bằng của vi sinh đường ruột.

Có thể thấy, cơ chế điều trị bệnh viêm ruột của sa nhân là toàn diện, vừa giúp trị nguyên nhân, đồng thời giúp phục hồi hệ vi sinh và niêm mạc ruột.

Sa nhân giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Tinh dầu sa nhân ức chế tổng hợp lipid một cách hiệu quả, điều hòa và làm giảm tích lũy mỡ trong các mô gan vì vậy giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (một nghiên cứu khác của Đại học Khoa học Dược phẩm, Đại học Y học cổ truyền Vân Nam, Côn Minh, Trung Quốc về việc sử dụng tinh dầu sa nhân trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu)

Tính vị, công dụng

Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thực, an thai.

Sa nhân là vị thuốc kích thích tiêu hóa và giúp tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn ọc, động thai, kiết lị thuộc hàn.

Ngày dùng 3-6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Ngày nay, ngoài công dụng như trên, sa nhân còn được dùng làm gia vị.

Một số bài thuốc có sa nhân

  1.   Chữa tiêu chảy cấp tính

Sa nhân 8g, hoắc hương 12g, vỏ vối 10g, vỏ rụt, trần bì, hương phụ, hạt vải mỗi vị 8g. Tán bột làm viên, uống ngày 10g, hay sắc uống ngày một thang.

  1.   Chữa tiêu chảy mạn tính

Sa nhân 8g, bố chính sâm, củ mài, ý dĩ sao, mỗi vị 12g, trần bì 8g, gừng khô vỏ rụt, mỗi vị 6g, sắc uống, ngày 1 thang.

  1.   Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Sa nhân 8g, hương phụ 10g, điền hồ sách, khổ luyện tử mỗi vị 8g, trầm hương, chích cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang

  1.   Chữa chứng tăng cholesterol máu

Sa nhân 8gm phòng đảng sâm, dây câu đằng, củ chóc (chế) mỗi vị 15g, củ tóc tiên, thạch cao, bạc hà, lá tre non mỗi vị 10g. Làm thành viên hoàn, ngày uống 20-30g

Chú ý khi dùng sa nhân

Sa nhân có thể gây nên một vài tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên hết sức cẩn trọng, nếu có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên lưu ý, không nên sắc thuốc quá lâu sẽ gây mất tính hiệu quả. Đồng thời, trường hợp người bị hư nhiệt, tốt nhất không nên dùng sa nhân trị bệnh.

Kết luận

Như vậy có thể thấy, sa nhân có tác dụng kích thích và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời cải thiện triệu chứng đầy hoặc đau bụng, dùng cho các bệnh viêm đại tràng, đau dạ dày. Tuy nhiên, các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây thảo dược tự nhiên này đến nay vẫn chưa được giới khoa học nghiên cứu và chứng minh về tính hiệu quả, độ an toàn. Do đó, để dự phòng những rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng. Người bệnh cũng có thể dùng những bài thuốc đông y đã được bào chế dưới dạng viên sẽ mang lại hiệu quả và an toàn hơn là tự ý sắc thuốc.

 

Sơ lược về vị thuốc sa nhân

Sa nhân là quả gần chín phơi hay sấy khô của một số loài cây sa nhân. Người ta còn phân biệt xác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bỏ lớp vỏ ngoài. Vì hạt trông giống như hạt sỏi, do đó cò tên sa nhân, sa nghĩa là cát, sỏi.

Sa nhân được chia thành 2 loại là Sa nhân trắng và sa nhân tím.

Sa nhân trắng: Amomum Villosum Lour

Tên khác: súc sa mật, Dương xuân sa, xuân sa, sa nhân, mé tré bà.

Sa nhân tím: Amomum Longiligulare T.L. Wu

Tên khác: Mé tré bà, co nènh (Thái), mác nẻng (tày) , sa ngần (Dao)

Tên nước ngoài: Malabar cardamom, tavoy cardamom (Anh); amome à ligule (Pháp)

Sa nhân thuộc họ Gừng – Zingiberaceae

Mô tả cây

Sa nhân là một loại cỏ có thể cao 1-3m. Thân rễ mọc bò, chằng chịt trên mặt đất. Lá không cuống mọc so le, dài 30-40cm, rộng 5-9cm, gốc tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, lá màu xanh thẫm, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt.

than-la-sa-nhan

Hình 1: Cây sa nhân

Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm ở gốc, từ rễ nảy ra một mầm, ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc 3-6 chùm hoa, mỗi chùm 4-6 hoa. Lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong có hai răng nhỏ, đài dài 1,5-2cm, có 3 răng, tràng dài 2-2,5cm, chia 3 thùy, thùy giữa hình khum, hai thùy bên nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, đường kình 1,6-2cm, có sọc đỏ tía ở giữa phiến, mép nguyên, đầu cánh môi chia hai thùy nhỏ gập ra phía sau, chỉ nhị dài bằng bao phấn, bầu gần hình cầu, có lông mịn.

hoa-qua-sa-nhan

Hình 2: Hoa và quả sa nhân

Quả là một nang 3 ngăn, đậu vào tháng 5, chin vào tháng 7-8 dương lịch, hình trứng, to nhất bằng đầu ngón tay giữa, dài 1,5-2cm, đường kính 1-1,5cm. mặt ngoài có vỏ gai rất đều, không có cái cao cái thấp, kẽ cao cũng đều nhau, chia 3 ô. Hạt dính theo lối đính, phôi trung trụ. Mùa hoa tháng 4-5.

qua-sa-nhan

Hình 3: Quả sa nhân

Loài Amomum Villosum Lour. Còn chia làm 2 thứ:

A Villosum Lour. var. villosum T.L. Wu ex Senjen Chen là loại sa nhân vỏ đỏ. Vỏ có màu đỏ nâu từ non đến già, khi chín khó tách vỏ thành 3 mảnh.

A Villosum Lour. var. xanthioides (Wall.) T.L. Wu ex Senjen Chen là loài sa nhân vỏ xanh. Quả non màu xanh lục, khi chín màu vàng lục. Vỏ quả dễ tách thành 3 mảnh.

Phân bố, sinh thái

Sa nhân mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta, miền Bắc cũng như miền trung. Còn mọc ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ. Hàng năm trước đây, toàn Việt Nam xuất khoảng 250-400 tấn.

Sa nhân ưa đất tốt, ẩm, mát, không bị ngập úng, có bóng cây.

Cây được nhân giống bằng mầm rễ vào mùa xuân. Cây không cần chăm bón nhiều, ít sâu bệnh. Khi cây mọc, thỉnh thoảng làm cỏ và đảm bảo đủ ẩm thường xuyên nhưng không để úng. Cây trồng đến năm thứ 2 mới ra hoa.

Bộ phận dùng,

Quả sa nhân thu hái lúc gần chín, bóc vỏ lấy hạt, phơi khô.

qua-kho-sa-nhan

Hình 4: Quả khô, hạt sa nhân

Mô tả dược liệu

Quả sa nhân đã bóc vỏ, hình bầu dục hay hình trứng, dài 1,5-2cm; đường kính 0,8-1.5mm. Màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có 3 gờ (vách ngăn). Mỗi ngăn chứa nhiều hạt. Bên ngoài mỗi hạt có 1 màng mỏng.

vi-thuoc-sa-nhan

Hình 5: Dược liệu sa nhân (quả khô đã bóc vỏ)

Hạt màu nâu sẫm, cứng nhăn nheo, đường kính 2-3cm. Cắt ngang thấy vỏ hạt có màu nâu sẫm, hình khối nhiều mặt, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ trắng ngà. Mùi thơm, vị hơi cay.

Một số cách chế biến sa nhân

  Sa nhân sao: Để cả quả, hay bóc vỏ lấy hạt, sao vàng đến khi có mùi thơm

  Sa nhân chích muối: Sa nhân trắng 10kg, muối 1,5kg, nước vừa đủ. Hòa muối vào nước, khuấy cho tan, đổ sa nhân vào ngâm 30 phút cho ngấm hết muối, rồi sao cho khô vàng.

  Sa nhân chích gừng: Sa nhân 10kg, gừng tươi 1kg. Rửa sạch gừng, cắt lát, giã nát vắt lấy nước cốt. Thêm nước giã tiếp làm nhiều lần để vắt kiệt dịch gừng rồi tẩm đều vào sa nhân. Khi dược liệu hút hết dịch gừng, sao cho khô.

Thành phần hóa học

Sa nhân có khoảng 2-3% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là D. Camphor, D. bornyl acetat, Borneol, D. limonene, camphen. Và một lượng nhỏ pinen và myrcen.

Một số nguyên tố vi lượng là Zn, Cu, Co.

Ngoài ra, năm 1958, hệ dược Viện y học Bắc Kinh có nghiên cứu thấy trong loài sa nhân Amomum villosum Lour. có saponin với tỉ lệ 0,69%.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu sa nhân có tác dụng ức chế các vi khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm. Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Diplococcus pneumonia, Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi.

Tác dụng trị viêm loét dạ dày: Trong một thử nghiệm lâm sàng, sa nhân có hiệu quả điều trị rõ rệt trên viêm loét dạ dày – tá tràng (Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam – Tập II).

Các nghiên cứu khoa học

Sa nhân điều trị viêm ruột

  Nghiên cứu của Đại học Khoa học Dược phẩm, Đại học Y học cổ truyền Vân Nam, Côn Minh, Trung Quốc kết luận: Tinh dầu sa nhân là giảm đáng kể tình trạng viêm ruột ở chuột, cơ chế có thể liên quan đến sự ức chế các tế bào gây viêm cytokine, ngăn chặn sự phát triển và tiến triển của viêm niêm mạc ruột.

  Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, tinh dầu sa nhân còn giúp duy trì sự cân bằng của vi sinh đường ruột.

Có thể thấy, cơ chế điều trị bệnh viêm ruột của sa nhân là toàn diện, vừa giúp trị nguyên nhân, đồng thời giúp phục hồi hệ vi sinh và niêm mạc ruột.

Sa nhân giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Tinh dầu sa nhân ức chế tổng hợp lipid một cách hiệu quả, điều hòa và làm giảm tích lũy mỡ trong các mô gan vì vậy giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (một nghiên cứu khác của Đại học Khoa học Dược phẩm, Đại học Y học cổ truyền Vân Nam, Côn Minh, Trung Quốc về việc sử dụng tinh dầu sa nhân trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu)

Tính vị, công dụng

Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thực, an thai.

Sa nhân là vị thuốc kích thích tiêu hóa và giúp tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn ọc, động thai, kiết lị thuộc hàn.

Ngày dùng 3-6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Ngày nay, ngoài công dụng như trên, sa nhân còn được dùng làm gia vị.

Một số bài thuốc có sa nhân

  1.   Chữa tiêu chảy cấp tính

Sa nhân 8g, hoắc hương 12g, vỏ vối 10g, vỏ rụt, trần bì, hương phụ, hạt vải mỗi vị 8g. Tán bột làm viên, uống ngày 10g, hay sắc uống ngày một thang.

  1.   Chữa tiêu chảy mạn tính

Sa nhân 8g, bố chính sâm, củ mài, ý dĩ sao, mỗi vị 12g, trần bì 8g, gừng khô vỏ rụt, mỗi vị 6g, sắc uống, ngày 1 thang.

  1.   Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Sa nhân 8g, hương phụ 10g, điền hồ sách, khổ luyện tử mỗi vị 8g, trầm hương, chích cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang

  1.   Chữa chứng tăng cholesterol máu

Sa nhân 8gm phòng đảng sâm, dây câu đằng, củ chóc (chế) mỗi vị 15g, củ tóc tiên, thạch cao, bạc hà, lá tre non mỗi vị 10g. Làm thành viên hoàn, ngày uống 20-30g

Chú ý khi dùng sa nhân

Sa nhân có thể gây nên một vài tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên hết sức cẩn trọng, nếu có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên lưu ý, không nên sắc thuốc quá lâu sẽ gây mất tính hiệu quả. Đồng thời, trường hợp người bị hư nhiệt, tốt nhất không nên dùng sa nhân trị bệnh.

Kết luận

Như vậy có thể thấy, sa nhân có tác dụng kích thích và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời cải thiện triệu chứng đầy hoặc đau bụng, dùng cho các bệnh viêm đại tràng, đau dạ dày. Tuy nhiên, các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây thảo dược tự nhiên này đến nay vẫn chưa được giới khoa học nghiên cứu và chứng minh về tính hiệu quả, độ an toàn. Do đó, để dự phòng những rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng. Người bệnh cũng có thể dùng những bài thuốc đông y đã được bào chế dưới dạng viên sẽ mang lại hiệu quả và an toàn hơn là tự ý sắc thuốc.

 

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN 

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2019-10-28T04:18:12+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button