MỘC HƯƠNG
Sơ lược
Mộc hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, còn gọi là Vân Mộc hương, quảng mộc hương.
Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke.
Họ Cúc – Asteraceae
Mô tả
Cây quảng mộc hương hay vân mộc hương là một cây sống lâu năm, rễ to mẫm, đường kính có thể đạt tới hơn 5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt.
Hình 1: Cây mộc hương
Lá rất đa dạng. Phía gốc có là hình 3 cạnh tròn, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, cuống dài 10-30cm có rìa, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng, hai mặt đều có long, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên kích thước lá càng nhỏ dần, mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hay có khi như ôm lấy thân cây.
Hình 2: Thân và lá mộc hương
Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong queo, màu nâu nhạt, có những đốm màu tím.
Hình 3: Cụm hoa Mộc hương
Mùa hoa vào các tháng 7-9, mùa quả vào các tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Vân mộc hương có nguồn gốc ở vùng núi phía bắc Ấn Độ và Nepal. Cây mọc tự nhiên ở các thung lũng và sườn núi, ở độ cao 1500-3300m. Từ thế kỉ 13, cây được nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản.
Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 70 và được trồng ở Sa Pa, sau đó phát triển ở Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu),Phó Bảng (Hà Nam). Đến năm 1978, cây được trồng ở Đà Lạt.
Vân mộc hương là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện khí hậu mát và ẩm. Nhiệt độ tốt cho cây là 14-20ºC. Về mùa đông, cây có thể tồn tại ở mức dưới 0ºC. Cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, hè, ra hoa nhiều vào cuối thu. Về mùa đông, phần trên mặt đất có thể bị tàn lụi.
Bộ phận dùng
Rễ, thu hoạch vào mùa thu – đông, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con và gốc, thân, cảo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 5-15cm, phơi trong râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Để làm thuốc thang, rửa sạch dược liệu, lấy khăn ướt ủ khoảng 2-3 giờ cho mềm, bảo mỏng, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Mô tả dược liệu
Rễ hình trị tròn hoặc hình chùy, dài 5-15cm, đường kính 0,5cm đến 5cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết tích của rễ con. Thể chất hơi cứng, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Mùi thơm hắc đặc biệt.
Hình 4: Rễ củ Mộc hương
Bột màu vàng nâu, vị hơi cay đắng.
Thành phần hóa học
Trong mộc hương có khoảng 1-2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa saussurin (alcaloid) và khoảng 18% inulin.
Thành phần chủ yếu trong tin dầu là aplotaxen và 𝞫 costen, costus lacton, dihydrocostus lacton, acid đặc biệt của vân mộc hương là Costus acid, rượu costola, một ít camphen và phelandren.
Rễ còn có 20 acid amin và cholamin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn: Cao rễ mộc hương có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonnei và Pseudomonas aeruginosa. Cao chiết với cồn cao độ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cao chiết với cồn thấp độ. Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh đặc biệt với liên cầu và tụ cầu khuẩn.
Tác dụng trên ruột, dạ dày, đại tràng:
- Tinh dầu mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn. Cao toàn phần tinh dầu đã khử lacton và dihyrocostunolid đều ức chế sự co thắt hồi tràng.
- Vân mộc hương cũng có tác dụng chống loét dạ dày rõ rết trên động vật thí nghiệm, trong đó phân đoạn costunoid có tác dụng mạnh nhất.
- Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhiều bài thuốc có vân mộc hương phối hợp với các dược liệu khác đã thể hiện tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em và người lớn, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng thể phân nát có máu,.
Tác dụng trên hô hấp:
- Saussurin là alcaloid là giãn cơ trơn, đặc biệt với cơ trơn phế quản và làm dịu cơn hen. Và cũng có tác dụng ức chế chung trên những cơ trơn khác.
- Tinh dầu mộc hương được hấp thụ qua đường tiêu hóa, bài tiết một phần qua phổi có tác dụng long đờm.
Tác dụng trên mật:
- Cao aceton mộc hương có tác dụng lợi mật tốt, trong đó costunoid cũng có tác dụng tốt nhất.
- Mộc hương kết hợp với một số dược liệu khác trong bài thuốc trị sỏi mật có tác dụng bào mòn sỏi mật và tác dụng lợi mật.
Tác dụng an thần:
Những thành phần bay hơi trong tinh dầu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
Tăng tuần hoàn:
Tiêm tinh dầu cho động vật thí nghiệm có tác dụng gây giãn mạch ở vùng nội tạng và kích thích tuần hoàn.
Tác dụng khác:
Điều trị các bệnh như suy nhược thần kinh, đái tháo đường, lợi tiểu, chống hoại tử do ức chế yếu tố gây hoại tử TNF – 𝞪
Tính vị, công năng, liều dùng
Mộc hương có vị đắng, cay, tính ấm, vào ba kinh: Phế, can, tỳ. Có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hòa vị, lợi tiêu hóa, lợi tiểu, an thai, trừ đờm.
Được dùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc. Còn dùng làm thuốc gây trung tiện, chữa ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai, chữa sốt rét cơn.
Liều dùng: Ngày dùng 3-6g, mài với ít nước hoặc tán thành bột để uống, hoặc 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc có mộc hương
-
Chữa tiêu chảy
Mỗi viên chứa bột mộc hương 50mg, gelotanin 70mg. Mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần.
-
Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn
Mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8h. Tán nhỏ làm viên ngày uống 4-8g.
-
Chữa lỵ cấp tính
Mộ hương 8g, hoàng liên 20g, khổ sâm, bạch thược mỗi vị 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên hoàn. Ngày uống 10-20g
-
Chữa lỵ mạn tính
Mộc hương, hoàng liên, lượng bằng nhau, tán bột làm viêm. Uống ngày 3g.
-
Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài
Mộc hương 6g, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đảng sâm mỗi vị 12g, phụ tử chế 8g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi vị 6g, xuyên tiêu, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa viêm đại tràng mạn tính do amip
Mộc hương 8g, bạch truật, phòng đảng sâm, ý dĩ mỗi vị 12g, hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung, mỗi vị 8g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g, xuyên khung 10g, a giao, táo nhân mỗi vị 8g, ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng mộc hương
Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh không nên uống dài ngày.
Người âm hư, tân dịch bất túc, chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng
Trên thị trường sử dụng Mộc hương nam là vỏ cây Rụt (Ilex sp.), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae). Một số tỉnh miền núi nước ta (Hà Giang, Lào Cai…) dùng cây Thổ mộc hương (Inula helenium L.) cần chú ý phân biệt.
Kết luận
Mộc Hương được sử dụng nhiều trong Đông Y và trong dân gian chủ yếu dùng để điều trị các bệnh của hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và một số chứng bệnh của đường hô hấp một cách rất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Dù vậy, nhưng các bài thuốc trên khi sử dụng cần được bắt mạch kê đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có giấy phép hành nghề. Tùy theo thực trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc cho liệu trình điều trị. Hoặc người bệnh cũng có thể mua thuốc đông y có mộc hương đã được cấp phép lưu hành ở dạng thuốc theo đúng chỉ định của bệnh.

Sơ lược
Mộc hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, còn gọi là Vân Mộc hương, quảng mộc hương.
Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke.
Họ Cúc – Asteraceae
Mô tả
Cây quảng mộc hương hay vân mộc hương là một cây sống lâu năm, rễ to mẫm, đường kính có thể đạt tới hơn 5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt.
Hình 1: Cây mộc hương
Lá rất đa dạng. Phía gốc có là hình 3 cạnh tròn, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, cuống dài 10-30cm có rìa, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng, hai mặt đều có long, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên kích thước lá càng nhỏ dần, mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hay có khi như ôm lấy thân cây.
Hình 2: Thân và lá mộc hương
Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong queo, màu nâu nhạt, có những đốm màu tím.
Hình 3: Cụm hoa Mộc hương
Mùa hoa vào các tháng 7-9, mùa quả vào các tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Vân mộc hương có nguồn gốc ở vùng núi phía bắc Ấn Độ và Nepal. Cây mọc tự nhiên ở các thung lũng và sườn núi, ở độ cao 1500-3300m. Từ thế kỉ 13, cây được nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản.
Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 70 và được trồng ở Sa Pa, sau đó phát triển ở Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu),Phó Bảng (Hà Nam). Đến năm 1978, cây được trồng ở Đà Lạt.
Vân mộc hương là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện khí hậu mát và ẩm. Nhiệt độ tốt cho cây là 14-20ºC. Về mùa đông, cây có thể tồn tại ở mức dưới 0ºC. Cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, hè, ra hoa nhiều vào cuối thu. Về mùa đông, phần trên mặt đất có thể bị tàn lụi.
Bộ phận dùng
Rễ, thu hoạch vào mùa thu – đông, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con và gốc, thân, cảo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 5-15cm, phơi trong râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Để làm thuốc thang, rửa sạch dược liệu, lấy khăn ướt ủ khoảng 2-3 giờ cho mềm, bảo mỏng, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Mô tả dược liệu
Rễ hình trị tròn hoặc hình chùy, dài 5-15cm, đường kính 0,5cm đến 5cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết tích của rễ con. Thể chất hơi cứng, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Mùi thơm hắc đặc biệt.
Hình 4: Rễ củ Mộc hương
Bột màu vàng nâu, vị hơi cay đắng.
Thành phần hóa học
Trong mộc hương có khoảng 1-2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa saussurin (alcaloid) và khoảng 18% inulin.
Thành phần chủ yếu trong tin dầu là aplotaxen và 𝞫 costen, costus lacton, dihydrocostus lacton, acid đặc biệt của vân mộc hương là Costus acid, rượu costola, một ít camphen và phelandren.
Rễ còn có 20 acid amin và cholamin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn: Cao rễ mộc hương có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonnei và Pseudomonas aeruginosa. Cao chiết với cồn cao độ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cao chiết với cồn thấp độ. Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh đặc biệt với liên cầu và tụ cầu khuẩn.
Tác dụng trên ruột, dạ dày, đại tràng:
- Tinh dầu mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn. Cao toàn phần tinh dầu đã khử lacton và dihyrocostunolid đều ức chế sự co thắt hồi tràng.
- Vân mộc hương cũng có tác dụng chống loét dạ dày rõ rết trên động vật thí nghiệm, trong đó phân đoạn costunoid có tác dụng mạnh nhất.
- Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhiều bài thuốc có vân mộc hương phối hợp với các dược liệu khác đã thể hiện tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em và người lớn, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng thể phân nát có máu,.
Tác dụng trên hô hấp:
- Saussurin là alcaloid là giãn cơ trơn, đặc biệt với cơ trơn phế quản và làm dịu cơn hen. Và cũng có tác dụng ức chế chung trên những cơ trơn khác.
- Tinh dầu mộc hương được hấp thụ qua đường tiêu hóa, bài tiết một phần qua phổi có tác dụng long đờm.
Tác dụng trên mật:
- Cao aceton mộc hương có tác dụng lợi mật tốt, trong đó costunoid cũng có tác dụng tốt nhất.
- Mộc hương kết hợp với một số dược liệu khác trong bài thuốc trị sỏi mật có tác dụng bào mòn sỏi mật và tác dụng lợi mật.
Tác dụng an thần:
Những thành phần bay hơi trong tinh dầu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
Tăng tuần hoàn:
Tiêm tinh dầu cho động vật thí nghiệm có tác dụng gây giãn mạch ở vùng nội tạng và kích thích tuần hoàn.
Tác dụng khác:
Điều trị các bệnh như suy nhược thần kinh, đái tháo đường, lợi tiểu, chống hoại tử do ức chế yếu tố gây hoại tử TNF – 𝞪
Tính vị, công năng, liều dùng
Mộc hương có vị đắng, cay, tính ấm, vào ba kinh: Phế, can, tỳ. Có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hòa vị, lợi tiêu hóa, lợi tiểu, an thai, trừ đờm.
Được dùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc. Còn dùng làm thuốc gây trung tiện, chữa ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai, chữa sốt rét cơn.
Liều dùng: Ngày dùng 3-6g, mài với ít nước hoặc tán thành bột để uống, hoặc 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc có mộc hương
-
Chữa tiêu chảy
Mỗi viên chứa bột mộc hương 50mg, gelotanin 70mg. Mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần.
-
Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn
Mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8h. Tán nhỏ làm viên ngày uống 4-8g.
-
Chữa lỵ cấp tính
Mộ hương 8g, hoàng liên 20g, khổ sâm, bạch thược mỗi vị 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên hoàn. Ngày uống 10-20g
-
Chữa lỵ mạn tính
Mộc hương, hoàng liên, lượng bằng nhau, tán bột làm viêm. Uống ngày 3g.
-
Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài
Mộc hương 6g, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đảng sâm mỗi vị 12g, phụ tử chế 8g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi vị 6g, xuyên tiêu, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa viêm đại tràng mạn tính do amip
Mộc hương 8g, bạch truật, phòng đảng sâm, ý dĩ mỗi vị 12g, hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung, mỗi vị 8g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g, xuyên khung 10g, a giao, táo nhân mỗi vị 8g, ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng mộc hương
Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh không nên uống dài ngày.
Người âm hư, tân dịch bất túc, chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng
Trên thị trường sử dụng Mộc hương nam là vỏ cây Rụt (Ilex sp.), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae). Một số tỉnh miền núi nước ta (Hà Giang, Lào Cai…) dùng cây Thổ mộc hương (Inula helenium L.) cần chú ý phân biệt.
Kết luận
Mộc Hương được sử dụng nhiều trong Đông Y và trong dân gian chủ yếu dùng để điều trị các bệnh của hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và một số chứng bệnh của đường hô hấp một cách rất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Dù vậy, nhưng các bài thuốc trên khi sử dụng cần được bắt mạch kê đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có giấy phép hành nghề. Tùy theo thực trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc cho liệu trình điều trị. Hoặc người bệnh cũng có thể mua thuốc đông y có mộc hương đã được cấp phép lưu hành ở dạng thuốc theo đúng chỉ định của bệnh.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết