HOÀNG LIÊN
Sơ lược
Hoàng liên là thân hay rễ phơi khô của của nhiều loài Hoàng liên chân gà. Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên.
Có nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch,. Coptis teeta Wall., Coptis quinquesecta., Coptis teetoides C.Y. Cheng,. Đều thuộc họ Hoàng liên (hay Mao lương) – Ranunculaceae.
Tên gọi khác: Hoàng liên chân gà, Xuyên liên, Phàng lình (H’Mông)
Tên nước ngoài: Golden thread root, Chinensis goldthread, Coptis (Anh), Coptide, Savoyarde (Pháp)
Mô tả cây
Hoàng liên là cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 20 -35 cm. Thân rễ nhỏ hình trụ, nằm ngang, nhiều rễ con, màu vàng, đôi khi phân nhánh, có đốt ngắn, rễ có hình dáng chân gà nên còn gọi là “Hoàng liên chân gà”, chỗ bẻ màu vàng, vị đắng.
Lá mọc so le từ thân rễ lên, có cuống dài 8 -18 cm. Phiến lá gồm 3 – 5 lá chét hình thoi dạng trứng, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy dạng lông chim không đều, có mép răng cưa to. Lá chét giữa to và có cuống dài. Các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn, các thùy này lại chi thành các thùy nông không đều. Hai mặt lá màu lục bóng, nhất là ở mặt trên.
Các bộ phận cây Hoàng Liên
A: Toàn cây, B: Thân rễ, C: Quả khi xanh
Đầu mùa xuân sinh trục mang hoa, dài chừng 10cm. Hoa nhỏ, 3-5 hoa màu trắng có cuống dài mọc trên đầu trục, có kèm một số lá bắc nhỏ, bao hoa màu lục vàng nhạt, 5 lá đài hình mác hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa dài; nhị nhiều, khoảng 20; có 8-12 lá noãn rời nhau cho ra những quả là đại hình thuôn dài 6-8mm, khi chín có màu nâu vàng tự nứt, trong chứa 7-8 hạt màu nâu đen. Mùa hoa quả từ tháng 10-2 hàng năm.
Quả Hoàng Liên khi già có màu nâu vàng
Phân bố, sinh thái
Chi Hoàng Liên mọc ở các vùng núi cao 1500 – 2000m. Chi có 12 loài trên thế giới, mọc chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.
Ở Việt Nam, chi có 2 loài là Coptis chinensis Franch,. Coptis quinquesecta., mọc chủ yếu ở Lào Cai (Sapa), dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc.
Là loài cây ưa ẩm và đặc biệt ưa bóng, thường mọc thành cụm trên vách đá. Cây được trồng bằng hạt. Ngoài ra, từ thân rễ cũng có thể mọc ra các chồi, sau tạo thành khóm nhỏ nhiều thân.
Trồng trọt, thu hái, chế biến
Để trồng Hoàng liên cần chọn quả già, chưa nứt vỏ, mang về phơi, sau đó đợi nứt vỏ và chọn lấy những hạt mập đem gieo. Gieo hạt vào tháng 4-5, ở sườn núi cao từ 1200-2000m. Đất tơi nhỏ, tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Đánh luống cao 10-15cm, dài 2m, dễ tháo nước. Rắc hạt như gieo hạt rau. Khi mọc mầm thì rắc phân mục hoặc tro bếp. Khi cây có 3 lá thì tỉa bớt để cách nhau 3-4cm. Khi cây 5-6 lá thì nhổ lên để trồng cố định ở nơi khác. Nơi trồng cố định phải có bóng che mát, độ cao 1200-2000m.
Cây trồng sau 4-5 năm có thể thu hoạch. Hàng năm thường thu hái hoàng liên vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông (trước khi có tuyết ở những nơi lạnh), vì để sang mùa xuân chất lượng sẽ kém.
Thu hoạch Hoàng liên cần đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt loại thân, lá, đem phơi, sấy khô rồi đóng gói.
Bộ phận dùng
Thân rễ (Rhizoma coptidis), là những mẩu thân rễ cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh, trông giống hình chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, thấy rõ các vết tích của rễ phụ và của cuống lá. Chất cứng rắn, chỗ vết bẻ màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng, tồn tại lâu. Bột Hoàng liên màu vàng không mùi, vị đắng.
Dược liệu thân rễ hoàng liên
Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid, hàm lượng chừng 7%. Chủ yếu là berberin C20H19NO5. Các alkaloid khác như: worenin, coptisin, palmatin, columbamin, jatrorrhizin, magnoflorin…
Ngoài ra còn obacunon, acid ferulic… và các chất vô cơ như Cu, Mn, Zn, Se…, tinh bột
Cả cây hoàng liên đều có alcaloid nhưng tỷ lệ trong các bộ phận của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào khoảng tháng 9 – 10 ở thân rễ và rễ nhỏ có hàm lượng berberin cao nhất và thấp nhất là vào thời kỳ cây ra hoa. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 7 – 10 có hàm lượng alcaloid cao khoảng 2,5-2,8 %. Ở hoa và hạt cũng có berberin.
Các thành phần hóa học chính trong Hoàng liên
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc hoàng liên và hoạt chất berberin đều có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế đối với Shigella shiga, Shigella dysenteria, Staphylococcus aureus, Vibrio cholera, Streptococcus viridans. Dịch chiết hoàng liên còn có tác dụng ức chế mạnh ký sinh trùng đường ruột Blastocystis hominis. Người ta đã phát hiện cơ chế tác dụng kháng khuẩn của berberin là ức chế sinh tổng hợp ARN, ADN và protein ở các vi khuẩn. Tuy nhiên có thể xảy ra hiện tượng kháng thuốc đối với các vi khuẩn nói trên nếu khi sử dụng berberin sulfat dài ngày, song nếu dùng các bài thuốc có hoàng liên, như Hoàng liên giải độc thang thì tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn. Qua đó có thể thấy rằng, khi berberin được tách riêng thì hiệu lực của nó giảm đi so với khi nó ở dưới dạng phối hợp với các thành phần khác trong các vị thuốc…
- Tác dụng với đường tiêu hóa
Hoàng liên giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa viêm dạ dày và ruột, chữa lỵ.
- Tác dụng chống loét đường tiêu hóa
Thí nghiệm trên động vật cho thấy dịch chiết alkaloid từ hoàng liên có tác dụng ức chế vết loét dạ dày, ức chế sự hình thành loét và chảy máu dạ dày.
- Tác dụng lợi mật
Berberin trong Hoàng liên có tác dụng tăng cường sự phân tiết bilirubin mật, tăng lưu lượng mật.
- Tác dụng kháng virus
Nước sắc hoàng liên với nồng độ 50%, thí nghiệm trên phôi gà, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm chủng PR8, P.M
- Một số tác dụng khác
Chống ung thư, u bướu; Hạ huyết áp, Phòng ngừa xơ vữa động mạch; Hạ đường huyết; An thần
Công dụng của Hoàng liên và hoạt chất berberin trên đường tiêu hóa
Như chúng ta đã biết, Hoàng liên có thành phần chính là berberin. Berberin là dược chất đã rất nổi tiếng, y học hiện đại đã chiết xuất, bào chế berberin dưới dạng thuốc viên, chuyên dùng điều trị rối loạn tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, kiết lỵ.
Tác dụng điều trị tiêu chảy, bệnh tại ruột: Khoa Phẫu thuật tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân thứ mười Thượng Hải, Đại học Y khoa Tongji, Thượng Hải, Trung Quốc đã tổng hợp các tác dụng của berberin trong Hoàng liên bao gồm: Berberine và các dẫn xuất của nó trong Hoàng liên có tác dụng sinh học quan trọng đối với đường tiêu hóa có thể trở thành liệu pháp điều trị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột và các tình trạng viêm khác.
Tác dụng trên bệnh viêm đại tràng: Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy: Berberin có tác dụng điều trị viêm đại tràng bằng cách ức chế đại thực bào M1(đại thực bào gây viêm) ở đại tràng, giúp giảm tổn thương mô đại tràng.
Tác dụng trên tế bào ung thư: Một nghiên cứu khác nổi bật khác đã chứng minh được tác dụng của Berberin giúp ức chế sự xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư đại trực tràng thông qua việc tác động tới đường dẫn tín hiệu COX-2 / PGE 2 – JAK2 / STAT3. Trong đó, sự biểu hiện quá mức của COX-2/PGE2 (Prostaglandin E2) có vai trò trong nguyên nhân gây khối u, nó không chỉ thúc đẩy sự tăng sinh tế bào khối u mà còn tăng cường sự hình thành khối u. JAK2/STAT3 đóng vai trò trong sự di căn của tế bào ung thư. Khi Berberin ức chế các yếu tố này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm lấn và di căn của tế bào ung thư đại trực tràng.
Giảm hội chứng ruột kích thích và điều trị viêm đường tiêu hóa: năm 2011, Yungwui Tjong và cộng sự (Hồng Kông, Trung Quốc) đã nghiên cứu chiết xuất rễ Hoàng liên chân gà và nhận thấy chúng có tác dụng giảm những cơn đau nội tạng trên động vật thực nghiệm, cơ chế có thể là do làm giảm hormon cholecystokinin và serotonin – là những chất làm co cơ trơn dẫn tới tăng nhu động đại tràng.
Tác dụng diệt vi khuẩn H.pylori: Berberin trong Hoàng liên còn có tác dụng loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori), một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Nghiên cứu kết luận rằng: Berberin có thể được sử dụng như điều trị đầu tay trong điều trị tiệt trừ H pylori, đây là biện pháp thay thế hiệu quả ở những bệnh nhân không dùng bismuth (thuộc nhóm thuốc hệ tiêu hóa và gan mật, được dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm H.pylori) hoặc trong khu vực nơi bismuth không có sẵn.
Công dụng, liều dùng
Hoàng liên theo Đông y có vị đắng, tính hàn, quy vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, tiệt trùng.
Hoàng liên chữa tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, kiết lị, nôn mửa. Cao lỏng Hoàng liên giúp chữa kiết lỵ, tiêu chảy không kém các thuốc khác đồng thời không gây kích thích dạ dày.
Hoạt chất berberin chữa lỵ trực tràng, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm loét đường tiêu hóa.
Liều dùng: Mỗi ngày 3,0-4,0 g cao Hoàng liên hoặc 0,2-0,4g Berberin chia 2-3 lần.
Các dạng thuốc thường dùng của Hoàng liên
– Cao lỏng Hoàng liên 1:1, mỗi lần uống 1-2ml, ngày 2-3 lần
– Cồn thuốc Hoàng liên 20%, mỗi lần 2-5ml, ngày 3 lần
– Viên berberin clohyrat 0,05g và 0,10g
Các bài thuốc có Hoàng liên
- Chữa lỵ bằng Hoàng Liên đơn độc: cả lỵ amip và lỵ trực khuẩn
Hoàng liên ngày uống 3-6g, chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày. Nếu lỵ có sốt, sau 2,3 ngày đầu giảm sốt, sau 5 ngày phân hết trùng lỵ.
- Bài thuốc chữa hội chứng lỵ:
Hoàng liên 3g, vân mộc hương 5g. Nghiền thành bột nhỏ, chí làm 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp với bạch đầu ông 10g, hoàng bá 6g. Sắc nước uống
- Chữa nóng trong ngực, dạ dày có tà khí, đau bụng, buồn nôn (Hoàng liên thang)
Hoàng liên 9g, cam thảo 9g, can khương 9g, quế chi 9g, nhân sâm 6g, bán hạ 15g, đại táo 12 quả. Tất cả sắc với 500ml nước, cô còn lại 300ml, lọc bỏ bã, uống làm 3 lần trong ngày
- Chữa cảm nắng, đi ngoài, nôn mửa
Hoàng liên 120g, hương nhu 500g, xuyên hậu phác (chế) 250g. Cắt nhỏ, trộn đều. Mỗi lần dùng 15-20g, sắc nước uống.
Thận trọng và Độc tính
Khi dùng vị thuốc hoàng liên chân gà, cần tránh nhầm lẫn với một số cây thuốc khác cũng mang tên hoàng liên: hoàng liên gai, còn gọi là hoàng liên ba gai, hoàng mù, (Berberis wallichiana DC. Berberidaceae, chứa berberin 3-4%), hoàng liên ô rô, còn gọi là thập đại công lao (Mahonia bealii Carr. Berberidaceae), thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC, Ranunculaceae).
Berberin trong Hoàng liên ít độc, 0,1g cho 1kg thân thể. Bài tiết rất nhanh qua nước tiểu và phần nhỏ tự phân hủy trong cơ thể. Dùng lâu ngày không có hiện tượng tích lũy.
Dùng liều nhỏ kích thích hô hấp nhưng liều cao làm hô hấp kém, có thể dẫn tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tim vẫn tiếp tục đập.
Kết luận
Hoàng liên là loại dược liệu đa tác dụng, đặc biệt là lên hệ thống tiêu hóa: ruột, dạ dày, đại tràng. Tác dụng của Hoàng liên không chỉ được ghi lại qua các bài thuốc dân gian, qua các sách y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại chứng minh tác dụng qua các nghiên cứu. Các nhà khoa học đang không ngừng lấy Hoàng liên làm đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu, tìm hiểu thêm nhiều tác dụng của Hoàng liên.
Với những ứng dụng quan trọng trong việc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, ngày nay hoàng liên được đưa vào là thành phần của các loại thuốc đông y và được bào chế dưới các dạng thuốc viên uống rất tiện dùng và vẫn giữ được những tác dụng của loại dược liệu quý này.

Sơ lược
Hoàng liên là thân hay rễ phơi khô của của nhiều loài Hoàng liên chân gà. Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên.
Có nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch,. Coptis teeta Wall., Coptis quinquesecta., Coptis teetoides C.Y. Cheng,. Đều thuộc họ Hoàng liên (hay Mao lương) – Ranunculaceae.
Tên gọi khác: Hoàng liên chân gà, Xuyên liên, Phàng lình (H’Mông)
Tên nước ngoài: Golden thread root, Chinensis goldthread, Coptis (Anh), Coptide, Savoyarde (Pháp)
Mô tả cây
Hoàng liên là cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 20 -35 cm. Thân rễ nhỏ hình trụ, nằm ngang, nhiều rễ con, màu vàng, đôi khi phân nhánh, có đốt ngắn, rễ có hình dáng chân gà nên còn gọi là “Hoàng liên chân gà”, chỗ bẻ màu vàng, vị đắng.
Lá mọc so le từ thân rễ lên, có cuống dài 8 -18 cm. Phiến lá gồm 3 – 5 lá chét hình thoi dạng trứng, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy dạng lông chim không đều, có mép răng cưa to. Lá chét giữa to và có cuống dài. Các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn, các thùy này lại chi thành các thùy nông không đều. Hai mặt lá màu lục bóng, nhất là ở mặt trên.
Các bộ phận cây Hoàng Liên
A: Toàn cây, B: Thân rễ, C: Quả khi xanh
Đầu mùa xuân sinh trục mang hoa, dài chừng 10cm. Hoa nhỏ, 3-5 hoa màu trắng có cuống dài mọc trên đầu trục, có kèm một số lá bắc nhỏ, bao hoa màu lục vàng nhạt, 5 lá đài hình mác hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa dài; nhị nhiều, khoảng 20; có 8-12 lá noãn rời nhau cho ra những quả là đại hình thuôn dài 6-8mm, khi chín có màu nâu vàng tự nứt, trong chứa 7-8 hạt màu nâu đen. Mùa hoa quả từ tháng 10-2 hàng năm.
Quả Hoàng Liên khi già có màu nâu vàng
Phân bố, sinh thái
Chi Hoàng Liên mọc ở các vùng núi cao 1500 – 2000m. Chi có 12 loài trên thế giới, mọc chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.
Ở Việt Nam, chi có 2 loài là Coptis chinensis Franch,. Coptis quinquesecta., mọc chủ yếu ở Lào Cai (Sapa), dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc.
Là loài cây ưa ẩm và đặc biệt ưa bóng, thường mọc thành cụm trên vách đá. Cây được trồng bằng hạt. Ngoài ra, từ thân rễ cũng có thể mọc ra các chồi, sau tạo thành khóm nhỏ nhiều thân.
Trồng trọt, thu hái, chế biến
Để trồng Hoàng liên cần chọn quả già, chưa nứt vỏ, mang về phơi, sau đó đợi nứt vỏ và chọn lấy những hạt mập đem gieo. Gieo hạt vào tháng 4-5, ở sườn núi cao từ 1200-2000m. Đất tơi nhỏ, tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Đánh luống cao 10-15cm, dài 2m, dễ tháo nước. Rắc hạt như gieo hạt rau. Khi mọc mầm thì rắc phân mục hoặc tro bếp. Khi cây có 3 lá thì tỉa bớt để cách nhau 3-4cm. Khi cây 5-6 lá thì nhổ lên để trồng cố định ở nơi khác. Nơi trồng cố định phải có bóng che mát, độ cao 1200-2000m.
Cây trồng sau 4-5 năm có thể thu hoạch. Hàng năm thường thu hái hoàng liên vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông (trước khi có tuyết ở những nơi lạnh), vì để sang mùa xuân chất lượng sẽ kém.
Thu hoạch Hoàng liên cần đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt loại thân, lá, đem phơi, sấy khô rồi đóng gói.
Bộ phận dùng
Thân rễ (Rhizoma coptidis), là những mẩu thân rễ cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh, trông giống hình chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, thấy rõ các vết tích của rễ phụ và của cuống lá. Chất cứng rắn, chỗ vết bẻ màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng, tồn tại lâu. Bột Hoàng liên màu vàng không mùi, vị đắng.
Dược liệu thân rễ hoàng liên
Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid, hàm lượng chừng 7%. Chủ yếu là berberin C20H19NO5. Các alkaloid khác như: worenin, coptisin, palmatin, columbamin, jatrorrhizin, magnoflorin…
Ngoài ra còn obacunon, acid ferulic… và các chất vô cơ như Cu, Mn, Zn, Se…, tinh bột
Cả cây hoàng liên đều có alcaloid nhưng tỷ lệ trong các bộ phận của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào khoảng tháng 9 – 10 ở thân rễ và rễ nhỏ có hàm lượng berberin cao nhất và thấp nhất là vào thời kỳ cây ra hoa. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 7 – 10 có hàm lượng alcaloid cao khoảng 2,5-2,8 %. Ở hoa và hạt cũng có berberin.
Các thành phần hóa học chính trong Hoàng liên
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc hoàng liên và hoạt chất berberin đều có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế đối với Shigella shiga, Shigella dysenteria, Staphylococcus aureus, Vibrio cholera, Streptococcus viridans. Dịch chiết hoàng liên còn có tác dụng ức chế mạnh ký sinh trùng đường ruột Blastocystis hominis. Người ta đã phát hiện cơ chế tác dụng kháng khuẩn của berberin là ức chế sinh tổng hợp ARN, ADN và protein ở các vi khuẩn. Tuy nhiên có thể xảy ra hiện tượng kháng thuốc đối với các vi khuẩn nói trên nếu khi sử dụng berberin sulfat dài ngày, song nếu dùng các bài thuốc có hoàng liên, như Hoàng liên giải độc thang thì tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn. Qua đó có thể thấy rằng, khi berberin được tách riêng thì hiệu lực của nó giảm đi so với khi nó ở dưới dạng phối hợp với các thành phần khác trong các vị thuốc…
- Tác dụng với đường tiêu hóa
Hoàng liên giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa viêm dạ dày và ruột, chữa lỵ.
- Tác dụng chống loét đường tiêu hóa
Thí nghiệm trên động vật cho thấy dịch chiết alkaloid từ hoàng liên có tác dụng ức chế vết loét dạ dày, ức chế sự hình thành loét và chảy máu dạ dày.
- Tác dụng lợi mật
Berberin trong Hoàng liên có tác dụng tăng cường sự phân tiết bilirubin mật, tăng lưu lượng mật.
- Tác dụng kháng virus
Nước sắc hoàng liên với nồng độ 50%, thí nghiệm trên phôi gà, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm chủng PR8, P.M
- Một số tác dụng khác
Chống ung thư, u bướu; Hạ huyết áp, Phòng ngừa xơ vữa động mạch; Hạ đường huyết; An thần
Công dụng của Hoàng liên và hoạt chất berberin trên đường tiêu hóa
Như chúng ta đã biết, Hoàng liên có thành phần chính là berberin. Berberin là dược chất đã rất nổi tiếng, y học hiện đại đã chiết xuất, bào chế berberin dưới dạng thuốc viên, chuyên dùng điều trị rối loạn tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, kiết lỵ.
Tác dụng điều trị tiêu chảy, bệnh tại ruột: Khoa Phẫu thuật tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân thứ mười Thượng Hải, Đại học Y khoa Tongji, Thượng Hải, Trung Quốc đã tổng hợp các tác dụng của berberin trong Hoàng liên bao gồm: Berberine và các dẫn xuất của nó trong Hoàng liên có tác dụng sinh học quan trọng đối với đường tiêu hóa có thể trở thành liệu pháp điều trị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột và các tình trạng viêm khác.
Tác dụng trên bệnh viêm đại tràng: Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy: Berberin có tác dụng điều trị viêm đại tràng bằng cách ức chế đại thực bào M1(đại thực bào gây viêm) ở đại tràng, giúp giảm tổn thương mô đại tràng.
Tác dụng trên tế bào ung thư: Một nghiên cứu khác nổi bật khác đã chứng minh được tác dụng của Berberin giúp ức chế sự xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư đại trực tràng thông qua việc tác động tới đường dẫn tín hiệu COX-2 / PGE 2 – JAK2 / STAT3. Trong đó, sự biểu hiện quá mức của COX-2/PGE2 (Prostaglandin E2) có vai trò trong nguyên nhân gây khối u, nó không chỉ thúc đẩy sự tăng sinh tế bào khối u mà còn tăng cường sự hình thành khối u. JAK2/STAT3 đóng vai trò trong sự di căn của tế bào ung thư. Khi Berberin ức chế các yếu tố này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm lấn và di căn của tế bào ung thư đại trực tràng.
Giảm hội chứng ruột kích thích và điều trị viêm đường tiêu hóa: năm 2011, Yungwui Tjong và cộng sự (Hồng Kông, Trung Quốc) đã nghiên cứu chiết xuất rễ Hoàng liên chân gà và nhận thấy chúng có tác dụng giảm những cơn đau nội tạng trên động vật thực nghiệm, cơ chế có thể là do làm giảm hormon cholecystokinin và serotonin – là những chất làm co cơ trơn dẫn tới tăng nhu động đại tràng.
Tác dụng diệt vi khuẩn H.pylori: Berberin trong Hoàng liên còn có tác dụng loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori), một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Nghiên cứu kết luận rằng: Berberin có thể được sử dụng như điều trị đầu tay trong điều trị tiệt trừ H pylori, đây là biện pháp thay thế hiệu quả ở những bệnh nhân không dùng bismuth (thuộc nhóm thuốc hệ tiêu hóa và gan mật, được dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm H.pylori) hoặc trong khu vực nơi bismuth không có sẵn.
Công dụng, liều dùng
Hoàng liên theo Đông y có vị đắng, tính hàn, quy vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, tiệt trùng.
Hoàng liên chữa tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, kiết lị, nôn mửa. Cao lỏng Hoàng liên giúp chữa kiết lỵ, tiêu chảy không kém các thuốc khác đồng thời không gây kích thích dạ dày.
Hoạt chất berberin chữa lỵ trực tràng, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm loét đường tiêu hóa.
Liều dùng: Mỗi ngày 3,0-4,0 g cao Hoàng liên hoặc 0,2-0,4g Berberin chia 2-3 lần.
Các dạng thuốc thường dùng của Hoàng liên
– Cao lỏng Hoàng liên 1:1, mỗi lần uống 1-2ml, ngày 2-3 lần
– Cồn thuốc Hoàng liên 20%, mỗi lần 2-5ml, ngày 3 lần
– Viên berberin clohyrat 0,05g và 0,10g
Các bài thuốc có Hoàng liên
- Chữa lỵ bằng Hoàng Liên đơn độc: cả lỵ amip và lỵ trực khuẩn
Hoàng liên ngày uống 3-6g, chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày. Nếu lỵ có sốt, sau 2,3 ngày đầu giảm sốt, sau 5 ngày phân hết trùng lỵ.
- Bài thuốc chữa hội chứng lỵ:
Hoàng liên 3g, vân mộc hương 5g. Nghiền thành bột nhỏ, chí làm 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp với bạch đầu ông 10g, hoàng bá 6g. Sắc nước uống
- Chữa nóng trong ngực, dạ dày có tà khí, đau bụng, buồn nôn (Hoàng liên thang)
Hoàng liên 9g, cam thảo 9g, can khương 9g, quế chi 9g, nhân sâm 6g, bán hạ 15g, đại táo 12 quả. Tất cả sắc với 500ml nước, cô còn lại 300ml, lọc bỏ bã, uống làm 3 lần trong ngày
- Chữa cảm nắng, đi ngoài, nôn mửa
Hoàng liên 120g, hương nhu 500g, xuyên hậu phác (chế) 250g. Cắt nhỏ, trộn đều. Mỗi lần dùng 15-20g, sắc nước uống.
Thận trọng và Độc tính
Khi dùng vị thuốc hoàng liên chân gà, cần tránh nhầm lẫn với một số cây thuốc khác cũng mang tên hoàng liên: hoàng liên gai, còn gọi là hoàng liên ba gai, hoàng mù, (Berberis wallichiana DC. Berberidaceae, chứa berberin 3-4%), hoàng liên ô rô, còn gọi là thập đại công lao (Mahonia bealii Carr. Berberidaceae), thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC, Ranunculaceae).
Berberin trong Hoàng liên ít độc, 0,1g cho 1kg thân thể. Bài tiết rất nhanh qua nước tiểu và phần nhỏ tự phân hủy trong cơ thể. Dùng lâu ngày không có hiện tượng tích lũy.
Dùng liều nhỏ kích thích hô hấp nhưng liều cao làm hô hấp kém, có thể dẫn tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tim vẫn tiếp tục đập.
Kết luận
Hoàng liên là loại dược liệu đa tác dụng, đặc biệt là lên hệ thống tiêu hóa: ruột, dạ dày, đại tràng. Tác dụng của Hoàng liên không chỉ được ghi lại qua các bài thuốc dân gian, qua các sách y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại chứng minh tác dụng qua các nghiên cứu. Các nhà khoa học đang không ngừng lấy Hoàng liên làm đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu, tìm hiểu thêm nhiều tác dụng của Hoàng liên.
Với những ứng dụng quan trọng trong việc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, ngày nay hoàng liên được đưa vào là thành phần của các loại thuốc đông y và được bào chế dưới các dạng thuốc viên uống rất tiện dùng và vẫn giữ được những tác dụng của loại dược liệu quý này.
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG HOÀNG LIÊN
CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN
ĐƯƠNG QUY
Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
ĐỖ TRỌNG
Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật: Đỗ trọng Eucommiaceae
Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng, được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.
ĐỌC HOẠT
Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.
Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.
Bình Luận Bài Viết