BẠCH TRUẬT

Sơ lược

Bạch truật còn có tên gọi khác là ư truật, đông truật, triết truật thuốc nhóm thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa (theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi).

Tên khoa học: Atractylodes Macrocephala Koidz.

Tên đồng nghĩa: Atractylis ovata Thunb., Atractylis Macrocephala (Koidz). Hand – Mazz.

Tên nước ngoài: Large – headed atractylodes (Anh).

Thuộc chi: Atractylodes (chi Thương truật)

Họ: Asteraceae (họ Cúc)

Mô tả cây

Bạch truật là một loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mẫm, có vỏ ngoài màu vàng xám. Thân hình trụ, mọc đứng, phía trên phân nhánh, phần dưới hóa gỗ.

Lá mọc so le, dai. Lá ở phía dưới thân có cuống dài, phiến lá chia làm 3 thùy (ít khi chia 5 thùy) rõ rệt, cắt sâu, trông gần như lá riêng biệt, thùy giữa to hơn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc lệch, đầu nhọn, mép có răng cưa, lá ở ngọn không chia thùy, cuống ngắn, mép phiến lá có răng cưa đều và nhọn; gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới.

cay-bach-truat

Mô tả cây Bạch truật

Cụm hoa hình đầu, lớn, mọc ở đầu cành gồm nhiều hoa hình ống, tổng bao lá bắc hình chuông, phiến tổng bao gồm 7 lớp trông như ngói lợp. Trong tên khoa học của Bạch truật, chữ Macrocephala có nghĩa là đầu to, ý nói cụm hoa hình đầu mà lại to. Tràng hoa hình ống phía dưới màu trắng, phía trên màu tím đỏ, chia làm 5 thùy hình sợi dài, 5 nhị (trong những hóa cái ở phía ngoài của cụm hoa có nhị thoái hóa). Bầu nhụy có phủ lông trắng, ở đỉnh mang một chùm lông dài mượt (dùng để phát tán quả nhờ gió).

cum-hoa-bach-truat

Cụm hoa bạch truật

Quả bế, hình cầu hoặc bầu dục, hơi dẹt, có một chùm lông dài màu trắng.

Mùa hoa quả: tháng 8-11 hàng năm

Phân bố, sinh thái

Bạch truật vốn là cây mọc tự nhiên ở vùng Ư Thế (Triết Giang) và Hồ Nam ở Trung Quốc. Trước đây nước ta phải nhập Bạch truật của Trung Quốc, nhưng hiện nay đã di thực được bạch truật và được trồng rộng rãi ở cả Triều Tiên, Nhật Bản.

Bạch truật được trồng ở Việt Nam vào khoảng năm 1960. Lúc đầu trồng ở Trại thuốc Sapa, sau đưa sang huyện Bắc Hà (Lào cai) đều phát triển tốt. Đến đầu năm 1970, cây được đưa về trồng nhiều hơn ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ở nước ta, các vùng miền núi cao lạnh và đồng bằng thấp cũng trồng được bạch truật. Nơi cao lạnh chủ yếu nhân và giữ giống, đồng bằng để thu lấy củ. Do cây trồng ở vùng núi cao (cây ưa ẩm và ưa vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao) như Sapa, Bắc hà (Lào Cai) phát triển mạnh, ra hoa quả nhiều, chất lượng hạt giống tốt nên các vùng khác trồng Bạch Truật vẫn phải lấy giống từ các vùng núi cao kể trên. Mặc dù vậy nhưng cây trồng ở vùng đồng bằng thấy ra hoa quả sớm hơn ở vùng núi cao. Trồng ở vùng núi cao lạnh phải 2-3 năm mới thu hoạch được củ, nhưng trồng ở đồng bằng chỉ khoảng 10-12 tháng.

Đến mùa đông, toàn bộ phần thân trên mặt đất tàn lụi, chỉ còn lại phần củ có thể sống qua mùa đông. Cây chịu được khí hậu lạnh có khi tới 0ᵒC.

Cách trồng, thu hái

Như đã đề cập, hạt giống được cung cấp chủ yếu ở các vùng núi cao, với thời gian trồng 2 năm cây ra hoa sẽ cho chất lượng hạt giống tốt hơn.

Thời vụ gieo trồng bạch truật để thu dược liệu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ vào khoảng tháng 10-11 trên đất vừa thu hoạch lúa mùa sớm hoặc đất phù sa ven sông. Nên tránh trồng liên cạnh hoặc luân canh với rau, đậu để hạn chế sâu bệnh. Cày bừa đất kĩ nhưng không cần quá sâu, sau đó để ải. hạt sau khi ngâm nước 6-12 giờ thì đem gieo vào rạch đã chuẩn bị sẵn trên các luống. Phủ lên lớp phân chuồng hoai mục rồi tưới giữ ẩm đều đặn. cây non mọc trong vòng 10-12 ngày. Khi cây được 3 lá, tỉa định cây, mỗi cây cách nhau khoảng 15-20cm. Chú ý, khi làm cỏ không làm đứt rễ cây.

Rễ củ thu hoạch vào tháng 6 ở đồng bằng và tháng 12 ở miền núi. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là khi lá ở gốc cây úa vàng, thân bắt đầu tàn lụi.

Rễ củ đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, sấy diêm sinh 12 giờ rồi phơi khô, phân loại củ to, củ nhỏ.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là phần rễ củ.

cu-bach-truat

Củ bạch truật

Dược liệu bạch truật có thể chất cứng chắc, vỏ có màu nâu, ruột trắng ngà có mùi thơm nhẹ là loại tốt. Dược liệu cần được bảo quản trong thùng kín, chống mối mọt. Trước khi dùng cần ủ rễ vào khăn ẩm cho mềm rồi mới thái thành miếng.

bach-truat-thai-lat

Dược liệu bạch truật thái lát

Các cách chế biến dược liệu

Tùy theo cách sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau:

Dùng sống: Sắc hoặc tán thành bột uống

Sao cháy: Sao cho đến khi dược liệu cháy đen lấy ra phun nước cho tắt hết lửa than.

Tẩm mật ong loãng: sao cho đến vàng và có mùi thơm

Tẩm hoàng thổ sao: lấy hoàng thổi, tán bột, sao nóng, cho dược liệu vào rồi đảo đều cho hoàng thổ dính vào dược liệu rồi sang bỏ hoàng thổ thừa.

Tẩm hay phum rượu rồi sao với cám (dùng chữa bệnh phổi).

Thành phần hóa học

Trong rễ củ bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu chủ yếu gồm: atractylon, acetoxy atractylon, hydroxyatractylon, atractylat kali.

Các sesquiterpen: α – eudesmol, β – eudesmol. Các dẫn chất lacton như atractynolid I, II, III.

Ngoài ra, bạch truật còn chứa Vitamin A.

Tác dụng dược lý

Bạch truật đã được nghiên cứu về các tác dụng dược lý như: chống loét dạ dày, tăng chức năng thải trừ qua mật và chống viêm.

  1. Tác dụng chống loét dạ dày: Tác dụng này đã được nghiên cứu trên 3 mô hình: Loét do nhịn đói có nguồn gốc tâm lý, Loét do thừa dịch vị dạ dày kèm tổn thương mạch máu, loét do histamin. Kết quả cho thấy, bạch truật có tác dụng trên 2 trường hợp đầu, và không có tác dụng với trường hợp loét do Histamin.
  2. Ảnh hưởng đến ruột: đối với ruột cô lập của thỏ: lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết 2 chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của Bạch truật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
  3. Điều trị hội chứng ruột kích thích: Bạch truật kết hợp cùng các bài thuốc trong bài Sâm linh bạch truật tán là bài cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (960 – 1279) Trung Quốc (từ bài tứ quân tử thang gia giảm) được nghiên cứu có tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả.
  4. Đến dịch vị dạ dày: Việc nghiên cứu tác dụng của bạch truật với dịch vị cho kết quả là: bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra.
  5. Tác dụng với mật: Bạch truật không gây biến đổi về lưu lượng mật nhưng làm tăng 1 cách có ý nghĩa hàm lượng cắn khô trong mật và như vậy đã tăng lượng các chất thải trừ qua mật.
  6. Rễ bạch truật có hoạt tính chống siêu vi khuẩn và chống ung thư
  7. Với phản ứng viêm: Hoạt tính chống viêm của bạch truật được thể hiện rõ rệt trên giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm.
  8. An thần: Trên súc vật thực nghiệm cho thấy Bạch truật có tác dụng an thần với liều lượng nhỏ chất tinh dầu.

Trong thí nghiệm in vitro ở Nhật Bản, bạch truật có các tác dụng dược lý:

  1. Lợi tiểu, giảm phù ở những trường hợp phù nhẹ.
  2. Nước sắc có tác dụng hạ đường huyết
  3. Ức chế sự đông máu
  4. Atractylon trong Bạch Truật có tác dụng chống suy giảm chức năng gan.
  5. Nước sắc có tác dụng chống loét đường tiêu hóa
  6. Atractylenoid I, II, III có tác dụng chống viêm, dịch chiết nước bạch truật có tác dụng chống viêm khớp rõ rệt.

Tính vị, công năng

Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, quy vào 2 kinh tì và vị.

Đông y coi bạch truật là một vị thuốc bổ bồi dưỡng, chủ yếu bổ tì, kiện vị, hóa thấp, chỉ tả (cầm đi ngoài) chữa sốt, an thai, bổ máu.

Công dụng, liều dùng

Bạch truật được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn, an thai, sốt ra mồ hôi, phù thũng.

Liều dùng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột

Viên Kim truật: là sự phối hợp giữa bạch truật và nghệ vàng đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng: giảm nhanh các cơn đau; hết chướng bụng, đầy hơi, hết nóng rát thượng vị; hết táo bón, tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua.

Chú ý: Đau bụng do âm hư nhiệt, đại tiện táo, háo khát không dùng.

Các bài thuốc từ Bạch truật

  1. Thuốc bổ và chữa đi lỏng

Bạch truật 6kg cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước. Thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại, cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.

  1. Chữa sỏi mật, khó tiêu, mất trương lực và sa dạ dày

Bạch Truật 6g, phục linh 6g, trần bì 5g, nhân sâm 6g, gừng 8g, nước 600ml. Sắc còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày

  1. Chữa viêm gan nhiễm trùng

Bạch truật 9g, nhân trần 30g, trạch tả 9g, dành dành 9g, phục linh 12g, nước 450ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Chữa viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu

Bạch truật 6g, trần bị 4,5g, toan táo nhân 3g, hậu phác 4,5g, gừng 3g, cam thảo 1,5g, nước 600ml. Sắc sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Bài thuốc Tứ quân tử thang

Tứ quân tử thang là một bài thuốc cổ phương

 Thành phần gồm 4 vị: nhân sâm 4g, bạch linh 6g, bạch truật 8g, cam thảo 4g.

Ðây là bài thuốc chủ yếu bổ chân khí lực, lấy tỳ vị làm gốc, dùng sâm để bổ khí; bạch truật để kiện tỳ, phục linh để thẩm thấp, bổ tim và phạt khí ở gan, thận; cam thảo để hòa trung châu làm sứ. 4 vị đều là thuốc ngọt ấm, để bổ tân dịch không thiên vị bên nào cho nên gọi là quân tử, và tùy theo từng bệnh gia giảm cho phù hợp.

Bài thuốc dùng để chữa chứng tỳ hư, phế tổn, không thiết ăn uống, người gầy, mặt vàng hay không trắng, da xỉn, lông rụng, tiếng nói nhỏ nhẹ, hết thảy những người bạc nhược về mạch thì hư nhược… Tất cả các chứng do chân khí hao tán, ăn ít, bụng đầy chẳng thiết ăn, mặt trắng bệch ra, thân thể ốm gầy hoặc đi đại tiện phân không ra được nên dùng bài này uống nhiều ngày hoặc làm viên hoàn uống cũng được.

Độc tính

  1. Đối Với Chức Năng Gan: trong nghiệm pháp BSP về khả năng phân hủy và thải trừ của gan cho thấy Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan
  2. Bạch truật không ảnh hưởng đối với thành phần các protein huyết thanh và chức năng bài tiết urê của thận.
  3. Bạch truật không độc trong các thí nghiệm về độc tính cấp và bán cấp, không gây phản ứng phụ trong thí nghiệm cho động vật dùng thuốc dài ngày.

Kết luận

   BẠCH TRUẬT là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Qua các tác dụng của Bạch truật chúng ta có thể hiểu tại sao GS.Ts. Đỗ Tất Lợi xếp vị thuốc vào danh sách các thuốc chuyên cho các bệnh đường tiêu hóa. Với những đặc tính sinh học đặc biệt quý đã được chứng minh, không dừng lại ở việc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, Bạch truật đã được các nhà khoa học chiết xuất thành dạng cao dược liệu phối hợp với các thành phần khác trong thuốc đông y dạng viên giúp việc sử dụng vừa đảm bảo được hoạt tính của vị thuốc vừa thuận tiện.

Sơ lược

Bạch truật còn có tên gọi khác là ư truật, đông truật, triết truật thuốc nhóm thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa (theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi).

Tên khoa học: Atractylodes Macrocephala Koidz.

Tên đồng nghĩa: Atractylis ovata Thunb., Atractylis Macrocephala (Koidz). Hand – Mazz.

Tên nước ngoài: Large – headed atractylodes (Anh).

Thuộc chi: Atractylodes (chi Thương truật)

Họ: Asteraceae (họ Cúc)

Mô tả cây

Bạch truật là một loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mẫm, có vỏ ngoài màu vàng xám. Thân hình trụ, mọc đứng, phía trên phân nhánh, phần dưới hóa gỗ.

Lá mọc so le, dai. Lá ở phía dưới thân có cuống dài, phiến lá chia làm 3 thùy (ít khi chia 5 thùy) rõ rệt, cắt sâu, trông gần như lá riêng biệt, thùy giữa to hơn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc lệch, đầu nhọn, mép có răng cưa, lá ở ngọn không chia thùy, cuống ngắn, mép phiến lá có răng cưa đều và nhọn; gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới.

cay-bach-truat

Mô tả cây Bạch truật

Cụm hoa hình đầu, lớn, mọc ở đầu cành gồm nhiều hoa hình ống, tổng bao lá bắc hình chuông, phiến tổng bao gồm 7 lớp trông như ngói lợp. Trong tên khoa học của Bạch truật, chữ Macrocephala có nghĩa là đầu to, ý nói cụm hoa hình đầu mà lại to. Tràng hoa hình ống phía dưới màu trắng, phía trên màu tím đỏ, chia làm 5 thùy hình sợi dài, 5 nhị (trong những hóa cái ở phía ngoài của cụm hoa có nhị thoái hóa). Bầu nhụy có phủ lông trắng, ở đỉnh mang một chùm lông dài mượt (dùng để phát tán quả nhờ gió).

cum-hoa-bach-truat

Cụm hoa bạch truật

Quả bế, hình cầu hoặc bầu dục, hơi dẹt, có một chùm lông dài màu trắng.

Mùa hoa quả: tháng 8-11 hàng năm

Phân bố, sinh thái

Bạch truật vốn là cây mọc tự nhiên ở vùng Ư Thế (Triết Giang) và Hồ Nam ở Trung Quốc. Trước đây nước ta phải nhập Bạch truật của Trung Quốc, nhưng hiện nay đã di thực được bạch truật và được trồng rộng rãi ở cả Triều Tiên, Nhật Bản.

Bạch truật được trồng ở Việt Nam vào khoảng năm 1960. Lúc đầu trồng ở Trại thuốc Sapa, sau đưa sang huyện Bắc Hà (Lào cai) đều phát triển tốt. Đến đầu năm 1970, cây được đưa về trồng nhiều hơn ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ở nước ta, các vùng miền núi cao lạnh và đồng bằng thấp cũng trồng được bạch truật. Nơi cao lạnh chủ yếu nhân và giữ giống, đồng bằng để thu lấy củ. Do cây trồng ở vùng núi cao (cây ưa ẩm và ưa vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao) như Sapa, Bắc hà (Lào Cai) phát triển mạnh, ra hoa quả nhiều, chất lượng hạt giống tốt nên các vùng khác trồng Bạch Truật vẫn phải lấy giống từ các vùng núi cao kể trên. Mặc dù vậy nhưng cây trồng ở vùng đồng bằng thấy ra hoa quả sớm hơn ở vùng núi cao. Trồng ở vùng núi cao lạnh phải 2-3 năm mới thu hoạch được củ, nhưng trồng ở đồng bằng chỉ khoảng 10-12 tháng.

Đến mùa đông, toàn bộ phần thân trên mặt đất tàn lụi, chỉ còn lại phần củ có thể sống qua mùa đông. Cây chịu được khí hậu lạnh có khi tới 0ᵒC.

Cách trồng, thu hái

Như đã đề cập, hạt giống được cung cấp chủ yếu ở các vùng núi cao, với thời gian trồng 2 năm cây ra hoa sẽ cho chất lượng hạt giống tốt hơn.

Thời vụ gieo trồng bạch truật để thu dược liệu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ vào khoảng tháng 10-11 trên đất vừa thu hoạch lúa mùa sớm hoặc đất phù sa ven sông. Nên tránh trồng liên cạnh hoặc luân canh với rau, đậu để hạn chế sâu bệnh. Cày bừa đất kĩ nhưng không cần quá sâu, sau đó để ải. hạt sau khi ngâm nước 6-12 giờ thì đem gieo vào rạch đã chuẩn bị sẵn trên các luống. Phủ lên lớp phân chuồng hoai mục rồi tưới giữ ẩm đều đặn. cây non mọc trong vòng 10-12 ngày. Khi cây được 3 lá, tỉa định cây, mỗi cây cách nhau khoảng 15-20cm. Chú ý, khi làm cỏ không làm đứt rễ cây.

Rễ củ thu hoạch vào tháng 6 ở đồng bằng và tháng 12 ở miền núi. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là khi lá ở gốc cây úa vàng, thân bắt đầu tàn lụi.

Rễ củ đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, sấy diêm sinh 12 giờ rồi phơi khô, phân loại củ to, củ nhỏ.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là phần rễ củ.

cu-bach-truat

Củ bạch truật

Dược liệu bạch truật có thể chất cứng chắc, vỏ có màu nâu, ruột trắng ngà có mùi thơm nhẹ là loại tốt. Dược liệu cần được bảo quản trong thùng kín, chống mối mọt. Trước khi dùng cần ủ rễ vào khăn ẩm cho mềm rồi mới thái thành miếng.

bach-truat-thai-lat

Dược liệu bạch truật thái lát

Các cách chế biến dược liệu

Tùy theo cách sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau:

Dùng sống: Sắc hoặc tán thành bột uống

Sao cháy: Sao cho đến khi dược liệu cháy đen lấy ra phun nước cho tắt hết lửa than.

Tẩm mật ong loãng: sao cho đến vàng và có mùi thơm

Tẩm hoàng thổ sao: lấy hoàng thổi, tán bột, sao nóng, cho dược liệu vào rồi đảo đều cho hoàng thổ dính vào dược liệu rồi sang bỏ hoàng thổ thừa.

Tẩm hay phum rượu rồi sao với cám (dùng chữa bệnh phổi).

Thành phần hóa học

Trong rễ củ bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu chủ yếu gồm: atractylon, acetoxy atractylon, hydroxyatractylon, atractylat kali.

Các sesquiterpen: α – eudesmol, β – eudesmol. Các dẫn chất lacton như atractynolid I, II, III.

Ngoài ra, bạch truật còn chứa Vitamin A.

Tác dụng dược lý

Bạch truật đã được nghiên cứu về các tác dụng dược lý như: chống loét dạ dày, tăng chức năng thải trừ qua mật và chống viêm.

  1. Tác dụng chống loét dạ dày: Tác dụng này đã được nghiên cứu trên 3 mô hình: Loét do nhịn đói có nguồn gốc tâm lý, Loét do thừa dịch vị dạ dày kèm tổn thương mạch máu, loét do histamin. Kết quả cho thấy, bạch truật có tác dụng trên 2 trường hợp đầu, và không có tác dụng với trường hợp loét do Histamin.
  2. Ảnh hưởng đến ruột: đối với ruột cô lập của thỏ: lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết 2 chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của Bạch truật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
  3. Điều trị hội chứng ruột kích thích: Bạch truật kết hợp cùng các bài thuốc trong bài Sâm linh bạch truật tán là bài cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (960 – 1279) Trung Quốc (từ bài tứ quân tử thang gia giảm) được nghiên cứu có tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích rất hiệu quả.
  4. Đến dịch vị dạ dày: Việc nghiên cứu tác dụng của bạch truật với dịch vị cho kết quả là: bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra.
  5. Tác dụng với mật: Bạch truật không gây biến đổi về lưu lượng mật nhưng làm tăng 1 cách có ý nghĩa hàm lượng cắn khô trong mật và như vậy đã tăng lượng các chất thải trừ qua mật.
  6. Rễ bạch truật có hoạt tính chống siêu vi khuẩn và chống ung thư
  7. Với phản ứng viêm: Hoạt tính chống viêm của bạch truật được thể hiện rõ rệt trên giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm.
  8. An thần: Trên súc vật thực nghiệm cho thấy Bạch truật có tác dụng an thần với liều lượng nhỏ chất tinh dầu.

Trong thí nghiệm in vitro ở Nhật Bản, bạch truật có các tác dụng dược lý:

  1. Lợi tiểu, giảm phù ở những trường hợp phù nhẹ.
  2. Nước sắc có tác dụng hạ đường huyết
  3. Ức chế sự đông máu
  4. Atractylon trong Bạch Truật có tác dụng chống suy giảm chức năng gan.
  5. Nước sắc có tác dụng chống loét đường tiêu hóa
  6. Atractylenoid I, II, III có tác dụng chống viêm, dịch chiết nước bạch truật có tác dụng chống viêm khớp rõ rệt.

Tính vị, công năng

Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, quy vào 2 kinh tì và vị.

Đông y coi bạch truật là một vị thuốc bổ bồi dưỡng, chủ yếu bổ tì, kiện vị, hóa thấp, chỉ tả (cầm đi ngoài) chữa sốt, an thai, bổ máu.

Công dụng, liều dùng

Bạch truật được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn, an thai, sốt ra mồ hôi, phù thũng.

Liều dùng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột

Viên Kim truật: là sự phối hợp giữa bạch truật và nghệ vàng đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng: giảm nhanh các cơn đau; hết chướng bụng, đầy hơi, hết nóng rát thượng vị; hết táo bón, tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua.

Chú ý: Đau bụng do âm hư nhiệt, đại tiện táo, háo khát không dùng.

Các bài thuốc từ Bạch truật

  1. Thuốc bổ và chữa đi lỏng

Bạch truật 6kg cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước. Thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại, cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.

  1. Chữa sỏi mật, khó tiêu, mất trương lực và sa dạ dày

Bạch Truật 6g, phục linh 6g, trần bì 5g, nhân sâm 6g, gừng 8g, nước 600ml. Sắc còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày

  1. Chữa viêm gan nhiễm trùng

Bạch truật 9g, nhân trần 30g, trạch tả 9g, dành dành 9g, phục linh 12g, nước 450ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Chữa viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu

Bạch truật 6g, trần bị 4,5g, toan táo nhân 3g, hậu phác 4,5g, gừng 3g, cam thảo 1,5g, nước 600ml. Sắc sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Bài thuốc Tứ quân tử thang

Tứ quân tử thang là một bài thuốc cổ phương

 Thành phần gồm 4 vị: nhân sâm 4g, bạch linh 6g, bạch truật 8g, cam thảo 4g.

Ðây là bài thuốc chủ yếu bổ chân khí lực, lấy tỳ vị làm gốc, dùng sâm để bổ khí; bạch truật để kiện tỳ, phục linh để thẩm thấp, bổ tim và phạt khí ở gan, thận; cam thảo để hòa trung châu làm sứ. 4 vị đều là thuốc ngọt ấm, để bổ tân dịch không thiên vị bên nào cho nên gọi là quân tử, và tùy theo từng bệnh gia giảm cho phù hợp.

Bài thuốc dùng để chữa chứng tỳ hư, phế tổn, không thiết ăn uống, người gầy, mặt vàng hay không trắng, da xỉn, lông rụng, tiếng nói nhỏ nhẹ, hết thảy những người bạc nhược về mạch thì hư nhược… Tất cả các chứng do chân khí hao tán, ăn ít, bụng đầy chẳng thiết ăn, mặt trắng bệch ra, thân thể ốm gầy hoặc đi đại tiện phân không ra được nên dùng bài này uống nhiều ngày hoặc làm viên hoàn uống cũng được.

Độc tính

  1. Đối Với Chức Năng Gan: trong nghiệm pháp BSP về khả năng phân hủy và thải trừ của gan cho thấy Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan
  2. Bạch truật không ảnh hưởng đối với thành phần các protein huyết thanh và chức năng bài tiết urê của thận.
  3. Bạch truật không độc trong các thí nghiệm về độc tính cấp và bán cấp, không gây phản ứng phụ trong thí nghiệm cho động vật dùng thuốc dài ngày.

Kết luận

   BẠCH TRUẬT là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Qua các tác dụng của Bạch truật chúng ta có thể hiểu tại sao GS.Ts. Đỗ Tất Lợi xếp vị thuốc vào danh sách các thuốc chuyên cho các bệnh đường tiêu hóa. Với những đặc tính sinh học đặc biệt quý đã được chứng minh, không dừng lại ở việc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, Bạch truật đã được các nhà khoa học chiết xuất thành dạng cao dược liệu phối hợp với các thành phần khác trong thuốc đông y dạng viên giúp việc sử dụng vừa đảm bảo được hoạt tính của vị thuốc vừa thuận tiện.

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ.

Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

CÂY THUỐC PHỔ BIẾN & ĐIỀU TRỊ CÙNG MÃ TIỀN

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hoặc sấy khô của cây đương quy, là vị thuốc có mặt trong 80 bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm. Trong tên gọi của đương quy, quy có nghĩa là về. Đặt tên như vậy là vì vị thuốc này có tác dụng điều hòa khí huyết, làm cho huyết trở về đúng vị trí. Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ vì được sử dụng trong các bài thuốc bắc điều trị  các bệnh của phụ nữ. Theo đông y, đương quy vị ngọt, cay tính ôn; vào 3 kinh: tâm, can, và tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

ĐỖ TRỌNG

Tên gọi khác: Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ thực vật:  Đỗ trọng Eucommiaceae

Là vị thuốc từ vỏ phơi khô của cây đỗ trọng,  được sử dụng hàng ngàn năm nay với công năng kỳ diệu, mang đầy tính huyền thoại. Các thầy thuốc dùng đỗ trọng làm vị thuốc chủ đạo trong các bài thuốc điều trị phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối, ngăn ngừa sảy thai, hạ huyết áp. Khoa học hiện đại đã kiểm chứng một số tác dụng của đỗ trọng theo đông y và cho kết quả khả quan. Không những vậy, đỗ trọng còn có ý nghĩa trong tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho các bệnh nan y. Ngày nay, ngoài các phương pháp chế biến truyền thống như sao đen, dùng sống, ngâm rượu, trên thị trường đã có thêm các chế phẩm bào chế hiện đại của đỗ trọng nhằm tiện lợi cho người dùng.

ĐỌC HOẠT

Độc hoạt là rễ phơi khô của cây độc hoạt, chứa nhiều chất coumarin nên có mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang, có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng về phong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được.

Ngoài ra Độc hoạt còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE 

TRUNG TÂM B.S TƯ VẤN

G.Đ TRUNG TÂM

BÁC SĨ PHẠM HƯNG CỦNG

Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế Bác Sĩ Chuyên Khoa 2/ Thầy thuốc ưu tú Chủ tịch danh dự Hội NC YHCT Quốc Tế Hồng Kông

» NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN GIA






— QUẢNG CÁO —

— QUẢNG CÁO —

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH:

2020-08-31T12:09:11+02:00

Bình Luận Bài Viết

Call Now Button