Thoát vị đĩa đệm là bệnh gặp ở nhiều người trẻ, những người trong độ tuổi lao động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà đa phần các bệnh nhân khi biết mình bị thoát vị đĩa đệm đều tỏ ra rất lo lắng và buồn chán. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này để biết được mức độ nghiêm trọng, cách chữa và phòng tránh những biến chứng của thoát vị đĩa đệm.
Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì?
Đĩa đệm cột sống được cấu tạo từ 3 thành phần chính: bao xơ, nhân nhầy và tấm sụn cùng. Cùng với 3 chức năng: kết nối các đốt sống, phân tán các áp lực lên cột sống, tham gia vào việc vận động của cột sống. Đĩa đệm có thể đàn hồi, biến dạng khi bị tác dụng lực để làm giảm chấn động đến các đốt sống. Chính vì vậy đĩa đệm được ví như bộ phận giảm xóc.
Muốn biết Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không thì phải hiểu được bản chất của bệnh. Thoát vị đĩa đệm là bệnh xảy ra sau một tác động cơ học hoặc bệnh lý nào đó làm nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ. Tùy vào từng mức độ, mà phần nhân nhầy này có thể chèn ép vào thần kinh hoặc tủy sống dẫn đến những biểu hiện bệnh khác nhau như: Đau tại vùng cột sống, đau lan xuống tay hoặc chân, rối loạn cảm giác, nặng nhất là liệt vận động.
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Thể Gây Những Biến Chứng Gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Teo cơ: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện các triệu chứng đau, hạn chế vận động. Để lâu ngày, những phần ít vận động sẽ bị teo cơ. Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gây chèn ép vào các dây thần kinh, mạch máu,… dẫn đến sự lưu thông máu để cung cấp dinh dưỡng đến các cơ bị giảm, lâu ngày dẫn đến teo cơ. Bệnh nhân bị teo cơ cần rất nhiều thời gian để phục hồi, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.
- Liệt vận động: đây được xem là một trong các biến chứng của thoát vị đĩa đệm nguy hiểm nhất. Thường xảy ra trong trường hợp khối thoát vị chèn ép vào tủy sống làm cho người bệnh bị liệt vận động 1 hoặc 2 chân, nặng nhất khi chèn ép vào tủy cổ gây liệt tứ chi, dẫn đến tàn phế.
- Tê bì, dị cảm, rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến những rối loạn cảm giác, đặc biệt là cảm giác nông, người bệnh không phân biệt được cảm giác nóng, lạnh, đau, thường xuyên cảm thấy tê bì, kiến bò,…gây ra những cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
- Rối loạn chức năng đại tiểu tiện: Biến chứng này thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng cùng gây chèn ép vào cơ tròn, làm rối loạn chức năng của cơ tròn làm cho người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ, hoặc bí tiểu, để lâu gây căng, vỡ bàng quang.
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Khỏi Được Không?
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tây y chủ yếu dùng các thuốc điều trị triệu chứng như: giảm đau, chống viêm, giãn cơ, tăng dẫn truyền thần kinh,… nên bệnh thường không khỏi dứt điểm mà sẽ lại tái phát khi dừng hoặc hết thuốc. Đối với tây y, thoát vị đĩa đệm được coi là chữa khỏi hoàn toàn khi đĩa đệm có thể trở về trạng thái như ban đầu, giống như cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả với phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cũng không đáp ứng được tiêu chí này. Chính vì vậy, theo quan điểm y học hiện đại bệnh thoát vị đĩa đệm gần như không thể chữa khỏi. Qua đó, phần nào nói lên được sự nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm theo quan điểm này.
Còn theo quan điểm của đông y, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng tý, do huyết ứ tại kinh lạc, làm kinh lạc không được lưu thông, âm dương trong cơ thể mất cân bằng gây ra các triệu chứng của bệnh. Y học cổ truyền sẽ dùng các phương pháp giúp đả thông kinh lạc, hoạt huyết hóa ứ, lập lại cân bằng âm dương. Chính vì vậy theo quan điểm này, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi, nhưng để làm được điều này, người bệnh cần phải kiên trì, vì điều trị bằng đông y được xem là điều trị từ gốc bệnh, bệnh nhân không thể ngày một, ngày hai mà khỏi hết bệnh.
Vậy Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nguy Hiểm Không?
Dựa vào cơ chế, triệu chứng, các biến chứng và khả năng chữa khỏi của bệnh thoát vị đĩa đệm. Có thể thấy rằng, bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia xếp thoát vị đĩa đệm là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh thuộc nhóm cơ xương, khớp, thần kinh.
Bệnh nhân khi thấy có các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm như: đau nhiều vùng cột sống, đau lan, đau tăng khi ho, hắt hơi, hạn chế vận động cột sống cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Nếu được điều trị khỏi sớm, mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm sẽ được giảm đi rất nhiều. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp chữa bệnh tận gốc, nếu chưa phải phẫu thuật thay đĩa đệm thì ưu tiên kết hợp bằng đông y để điều trị khỏi bệnh, tránh biến chứng và tránh tác dụng phụ của thuốc.
Để trả lời được câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không” còn phải xem người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nào? Thường có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 4 là nặng nhất, và cũng tiên lượng xấu nhất.
Tuy nhiên, dù ở bất cứ giai đoạn nào. Nếu lựa chọn đúng phương pháp chữa bệnh, kiên trì tập luyện, dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì bệnh sẽ hết, tránh tái phát và các biến chứng.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh Xương Khớp
– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –
User Review
( votes)CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
» ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
Bình Luận Bài Viết